Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Cướp 100 USD giống hệt đánh tư sản mại bản 1970s

Vụ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu: Chuyên gia nói gì?
Hòa Ái, phóng viên RFA 2018-10-26 Chính quyền Cần Thơ ra quyết định xử phạt tiệm vàng Thảo Lực và ông Nguyễn Cà Rê trong giao dịch đổi 100USD. Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm vụ việc một người dân ở Cần Thơ bị phạt 90 triệu đồng vì đổi 100 đô la Mỹ (USD) tại tiệm vàng địa phương. Các chuyên gia nói gì qua vụ việc này?

Sau khi thông tin Chính quyền Cần thơ ra quyết định xử phạt ông Nguyễn Cà Rê và tiệm vàng Thảo Lực được loan tải, truyền thông trong nước ghi nhận thị trường mua bán ngoại tệ tự do vẫn hoạt động bình thường, thậm chí còn nhộn nhịp hẳn lên, như ở phố cổ Hội An hay nhiều người dân Hà Nộị bỏ ngủ trưa để tìm chỗ đổi USD.“ Bên cạnh đó, Đài RFA ghi nhận ý kiến của không ít cư dân mạng cho rằng vụ việc chính quyền địa phương ký quyết định khám xét tiệm vàng Thảo Lực ở Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, hay tiệm vàng Hoàng Mai, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh hồi năm 2014 trước khi hai tiệm vàng này có hành vi vi phạm khiến gợi nhớ đến thời kỳ Việt Nam thực hiện chính sách đánh tư sản mại bản vào thập niên 70 của thế kỷ trước.

90 triệu đồng: Mức phạt không hợp lý?

Vào trưa ngày 30/01/18, ông Nguyễn Cà Rê, ở Cần Thơ mang 100 USD đến tiệm vàng Thảo Lực, ở trung tâm thương mại Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đổi sang tiền đồng với giá 2.260.000. Và, nhân viên Phòng Cảnh sát kinh tế thành phố Cần Thơ được nói là bắt quả tang việc mua bán ngoại tệ này.
Mãi đến ngày 13 tháng 8, Công an thành phố Cần Thơ lập biên bản vụ việc vi phạm hành chính đối với ông Rê và tiệm vàng Thảo Lực.
Vào chiều ngày 23 tháng 10, truyền thông trong nước dẫn lời của ông Trương Quang Hoài Nam-Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ (UBND TP Cần Thơ) cho biết UBND TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt 90 triệu đồng đối với ông Nguyễn Cà Rê và phạt tiệm vàng Thảo Lực 295 triệu đồng, kèm theo tịch thu tờ 100 đô la mà tiệm vàng này đã đổi cùng 20 viên kim cương và 19.910 viên hột đá nhân tạo có giá trị gần 550 triệu đồng.
Trong thời điểm hiện tại, tô không nghĩ rằng Việt Nam nên cho lưu hành bất kỳ đồng ngoại tệ nào, kể cả đồng Nhân dân tệ. Tôi có sự băn khoăn về việc cho phép lưu hành đồng Nhân dân tệ tài vùng biên mậu. Tôi e rằng rất khó kiểm soát và có thể sẽ xảy ra hiện tượng lan tỏa đến các vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam. Tôi cho rằng Nhà nước nên quyết liệt hơn trong chủ trương chống đô la hóa trong nền kinh tế
-TS. Nguyễn Trí Hiếu
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận tại Việt Nam, những người có nhu cầu đổi ngoại tệ sang tiền đồng thường chọn đổi ở thị trường chợ đen hơn là đến ngân hàng hay các cơ sở tín dụng được cấp phép mua bán ngoại tệ, vì thủ tục đơn giản cũng như tỉ giá cao hơn tỉ giá chính thức niêm yết của Ngân hàng Nhà nước.
Mặc dù hoạt động mua bán ngoại tệ ở thị trường chợ đen vẫn diễn ra hàng ngày, tuy nhiên thông tin về vụ việc vừa nêu đã gây nên thắc mắc trong dư luận. Câu hỏi được đặt ra rằng vì sao vụ việc vi phạm hành chính phải mất gần 8 tháng mới lập biên bản và thời hạn ban hành quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực hay không, cũng như mức phạt mà Chính quyền thành phố Cần Thơ ấn định 90 triệu đồng có hợp lý hay không?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lên tiếng

Đồng đô la Mỹ (USD) là ngoại tệ thông dụng tại Việt Nam.
Đồng đô la Mỹ (USD) là ngoại tệ thông dụng tại Việt Nam. AFP
Để trả lời cho những thắc mắc vừa nêu, báo giới quốc nội đăng tải ý kiến của một số luật sư cho rằng ít người dân biết về Nghị định 96, quy định mức phạt từ 80 đến 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Công ty luật BASICO, được trích lời nên xem xét lại Nghị định 96, theo hướng tập trung xử phạt đơn vị mua bán ngoại tệ trái phép, thay vì phạt nặng người dân như qua trường hợp của ông Nguyễn Cà Rê.
Vào sáng ngày 26 tháng 10 bên lề hành lang Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nói với báo giới rằng Nghị định 96 năm 2014 quy định mức phạt hành chính từ 80 đến 100 triệu đồng trong lãnh vực tiền tệ và ngân hàng đang được lên kế hoạch sửa đổi trong năm 2018, và Ngân hàng Nhà nước chỉ định Cơ quan phía Nam kiểm tra hồ sơ và tư vấn cho Chính quyền Cần Thơ trong việc xử lý vụ việc xử phạt ông Rê và tiệm vàng Thảo Lực.

Nhận định của chuyên gia

Trong cùng ngày 26 tháng 10, qua cuộc phỏng vấn với Báo mạng cafeland.vn, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính độc lập đưa ra nhận định của ông rằng có hiện tượng bất nhất trong hành pháp qua quyết định xử phạt của Chính quyền Cần Thơ trong vụ mua bán 100USD tại tiệm vàng Thảo Lực vì hai thị trường mua bán ngoại tệ chính thức và tự do cùng song song tồn tại ở Việt Nam, đặc biệt ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội nhưng vẫn hoạt động mà không bị xử phạt. 
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu còn nhấn mạnh rằng có sự mâu thuẫn trong chính sách quản lý ngoại hối hiện hành là Nhà nước có chủ trương chống đô la hóa trong nền kinh tế, thì tại sao lại cấm, không để người dân tự do đổi tiền USD sang tiền đồng; vì như thế sẽ nhằm giảm thiểu đô la hóa trong nền kinh tế.
Trả lời câu hỏi của RFA liên quan Nhà nước Việt Nam nên cân nhắc cho phép mở rộng phạm vi sử dụng, trao đổi, thanh toán bằng đồng USD, là đồng ngoại tệ thông dụng nhất ở Việt Nam, trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc được chính thức cho phép thanh toán tại khu vực biên giới Việt -Trung kể từ trung tuần tháng 10 này, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nêu lên quan điểm của ông:
“Trong thời điểm hiện tại, tôi không nghĩ rằng Việt Nam nên cho lưu hành bất kỳ đồng ngoại tệ nào, kể cả đồng Nhân dân tệ. Tôi có sự băn khoăn về việc cho phép lưu hành đồng Nhân dân tệ tài vùng biên mậu. Tôi e rằng rất khó kiểm soát và có thể sẽ xảy ra hiện tượng lan tỏa đến các vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam. Tôi cho rằng Nhà nước nên quyết liệt hơn trong chủ trương chống đô la hóa trong nền kinh tế.”
Một trong những biện pháp mà chuyên gia tài chính độc lập Nguyễn Trí Hiếu đề nghị là Ngân hàng Nhà nước cần tăng thêm điểm được phép mua bán ngoại tệ, hoạt động liên tục kể cả ngày nghỉ để đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của dân chúng ở Việt Nam.
Chúng tôi cũng nêu vấn đề với Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ, qua vụ việc truyền thông đồng loạt đăng tải thông tin xử phạt mua bán ngoại tệ trái phép ở Cần Thơ. Từ Na-Uy, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nhận định:
Kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, cộng thêm tình hình chính trị Việt Nam mang nhiều dấu hiệu bất ổn, cho nên có xu hướng người dân tích trữ tài sản dưới dạng đô la Mỹ và đồ trang sức quí giá. Càng bất ổn thì giá đô la trên thị trường chợ đen càng tăng nhanh, trong khi giá đô la trên hệ thống ngân hàng thì do Nhà nước cố định. Việt Nam càng có nhiều nguy cơ bất ổn thì mức chênh lệch về tỉ giá đô la Mỹ giữa thị trường chợ đen và hệ thống ngân hàng nhà nước càng lớn, dẫn đến xu hướng người ta bán qua thị trường chợ đen nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam, vốn đang rất khó khăn. Thêm nữa, khi sự chênh lệch càng lớn thì áp lực phá giá tiền Đồng càng cao. Trong khi đó, Chính phủ không dám phá giá mạnh tiền Đồng vì dễ dẫn đến bất ổn vĩ mô. Do đó, Nhà nước Việt Nam lựa chọn bóp chặn thi trường chợ đen nhằm kiểm soát tỉ giá.”
Sau khi thông tin Chính quyền Cần thơ ra quyết định xử phạt ông Nguyễn Cà Rê và tiệm vàng Thảo Lực được loan tải, truyền thông trong nước ghi nhận thị trường mua bán ngoại tệ tự do vẫn hoạt động bình thường, thậm chí còn nhộn nhịp hẳn lên, như ở phố cổ Hội An hay nhiều người dân Hà Nộị bỏ ngủ trưa để tìm chỗ đổi USD.
Bên cạnh đó, Đài RFA ghi nhận ý kiến của không ít cư dân mạng cho rằng vụ việc chính quyền địa phương ký quyết định khám xét tiệm vàng Thảo Lực ở Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, hay tiệm vàng Hoàng Mai, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh hồi năm 2014 trước khi hai tiệm vàng này có hành vi vi phạm khiến gợi nhớ đến thời kỳ Việt Nam thực hiện chính sách đánh tư sản mại bản vào thập niên 70 của thế kỷ trước.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/specialists-concerns-about-the-case-of-penalizing-illegal-foreign-exchange-10262018142650.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét