BỆNH SÙNG BÁI NHÂN CÁCH
FB. Dương Hoài Linh - Một trong những bệnh phổ biến nhất của các dân tộc chậm tiến là bệnh sùng bái nhân cách. Chính vì biết rõ đặc điểm này nên các chế độ độc tài thường nặn ra lãnh tụ và dùng báo chí, thơ văn, âm nhạc để ca ngợi lãnh tụ, thần tượng hóa nhằm khiến dân đặt niềm tin vào chế độ mà bỏ qua các thiết chế khác.
Hình đám tang Võ Nguyên Giáp-nguồn Internet
Người dân Việt Nam thường hay nhận định, đánh giá một chế độ hay cá nhân bằng cảm tính chứ không bằng lý trí. Ví dụ để đánh giá một vị nguyên thủ quốc gia tốt họ thường tập trung vào đạo đức của vị nguyên thủ này. Ông ta thường hay mặc quốc phục ra sao, ông ta hy sinh hạnh phúc cá nhân, không vợ không con để lo cho dân tộc ra sao, ông ta khi chết trong tài khoản chỉ có vài đồng bạc như thế nào, ông ta sống giản dị, ăn uống kham khổ, ở nhà sàn đơn sơ vách nứa...ra sao?Các chế độ dân chủ không căn cứ vào những điều đó. Bởi lẻ dân là chủ, lãnh đạo chỉ là đầy tớ nên họ chấp nhận những người đầy tớ này có thể có khuyết điểm về đạo đức. Chẳng hạn khi bầu tổng thống đạo đức cũng là một trong những tiêu chuẩn để thu phiếu nhưng không hề quyết định. Cái quyết định chính là 8 điểm ra tranh cử qua tranh luận có thuyết phục được họ hay không? Do đó khi Bill Clinton bị lộ scandal sex dân Mỹ vẫn dễ dàng bỏ qua chứ không có vấn đề "sụp đổ thần tượng" nếu điều đó xảy ra ở Việt Nam.
Và dân Việt vẫn xét một tổng thống nào đó là độc tài hay không độc tài một cách cảm tính. Theo họ tổng thống độc tài là người hung hăng, bê tha hay coi thường phụ nữ hoặc bạ đâu sa thải đó như ông Trump. Họ không hề biết rằng ông Trump có quyền sa thải bộ trưởng ngoại giao vì hiến pháp cho ông cái quyền ấy. Ông sa thải vì nếu chính phủ làm việc không hiệu quả thì ông phải chịu trách nhiệm bởi những bộ trưởng do ông chỉ định. Người Mỹ chỉ nắm kẻ có tóc chứ không nắm kẻ trọc đầu. Còn sa thải như thế nào là do cá tính của ông. Trump chỉ độc tài khi lấn sang các chức năng,quyền hạn của lập pháp và tư pháp. Nhưng những cái đó thì cơ chế tam quyền phân lập, tòa bảo hiến và tối cao pháp viện sẽ không cho ông làm.
Một điều nữa là người Việt không hề căn cứ vào thiết chế xã hội dưới thời một tổng thống nào đó để đánh giá tốt xấu. Một ông tổng thống có đạo đức đến đâu, sống thanh bạch đến đâu nhưng thể chế chính trị một đảng, đàn áp đối lập, tước đoạt tự do của dân cũng là một người xấu. Chẳng hạn về vẻ bề ngoài không ai nghiêm trang và đạo đức hơn Hitler nhưng ông ta lại là một tên sát nhân máu lạnh của nhân loại. Nhưng Franklin Roosevelt, thủ tướng Anh Winston Churchill dù có những biểu hiện xấu về thói quen sinh hoạt nhưng lại là những người đóng góp rất nhiều cho nhân loại.
Do vậy khi đánh giá một nguyên thủ quốc gia đừng bao giờ căn cứ trên thông tin bên ngoài mà không suy xét. Vì điều đó sẽ khiến bạn biến thành nạn nhân của truyền thông. Trong chế độ độc tài vì không chấp nhận đối lập nên báo chí chỉ có một chiều. Với phương châm "nói láo ngàn lần sẽ thành chân lý" nền báo chí đó sẽ khiến bạn nhầm lẫn một kẻ có đầy tham vọng quyền lực là một người tốt, xuất chúng, là thánh nhân.
Trong khi đó do chấp nhận đối lập nên các vị nguyên thủ quốc gia dân chủ thường cho phép báo chí đối lập nói xấu thoải mái về mình. Và các "con vẹt" nghe báo chí đối lập này tố cũng bắt chước tố theo mà không hề biết rằng nếu báo chí đó không moi những chuyện bịa đặt đó ra thì anh ta cũng không hề biết.
Báo chí có thể nói láo về một vị nguyên thủ quốc gia nào đó nhưng bản hiến pháp và các thiết chế chính trị dưới thời vị nguyên thủ đó sẽ không hề biết nói láo. Do đó một cách lý trí không sợ bị sai lầm chỉ cần lật bản hiến pháp, tìm hiểu chế độ ấy có cho dân tự do dân chủ hay không thì có thể biết ông ta tốt hay xấu mà không bị lừa.
Dưới đây là một mẩu chuyện nhỏ để giúp chúng ta xét đoán các nhân vật lịch sử một cách lý trí chứ không nên sa vào cảm tính.
Hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Báo chí có thể nói láo về một vị nguyên thủ quốc gia nào đó nhưng bản hiến pháp và các thiết chế chính trị dưới thời vị nguyên thủ đó sẽ không hề biết nói láo. Do đó một cách lý trí không sợ bị sai lầm chỉ cần lật bản hiến pháp, tìm hiểu chế độ ấy có cho dân tự do dân chủ hay không thì có thể biết ông ta tốt hay xấu mà không bị lừa.
Dưới đây là một mẩu chuyện nhỏ để giúp chúng ta xét đoán các nhân vật lịch sử một cách lý trí chứ không nên sa vào cảm tính.
Hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Quá khứ dù có đẹp đến đâu cũng không thể thay thế hiện tại và tương lai.
“Một lớp của trường tiểu học Mỹ có 26 học sinh đặc biệt vì chúng đều có những quá khứ tội lỗi: em thì đã từng tiêm chích, em thì đã vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ trong một năm đã phá thai ba lần. Gia đình đã từ bỏ chúng, các thầy cô giáo và nhà trường cũng coi chúng là đồ bỏ đi. Cuối cùng, lớp học được giao cho cô giáo Phila chủ nhiệm. Ngay ngày đầu tiên của năm học, Phila đã không dọa nạt, ra oai với chúng như những giáo viên trước mà cô nêu ra cho cả lớp một câu hỏi sau: “Cô kể cho các em một số điểm trong quá khứ của 3 ứng cử viên như sau:
- Người thứ nhất luôn tin vào y thuật của thầy cúng. Ông ấy từng có hai người tình, ông ta hút thuốc và nghiện rượu trong nhiều năm liền. Người thứ hai đã từng bị đuổi việc hai lần. Ngày nào ông ta cũng ngủ đến trưa, tối nào cũng uống một lít rượu brandy và cũng từng hút thuốc phiện. Người thứ ba từng là anh hùng trong chiến đấu. Ông ta luôn giữ thói quen ăn kiêng, không hút thuốc, thỉnh thoảng mới uống rượu, thường uống bia nhưng không uống nhiều. Thời thanh niên chưa từng làm gì phạm pháp”.
Cô hỏi cả lớp trong 3 người, ai sau này sẽ cống hiến nhiều nhất cho nhân loại.
Các em học sinh đồng thanh chọn người thứ 3, nhưng cô giáo làm cho cả lớp kinh ngạc khi trả lời:
- “Các em thân mến, cô biết chắc chắn các em sẽ cho rằng chỉ có người thứ ba mới có thể cống hiến được nhiều cho nhân loại. Nhưng các em đã sai rồi đấy. Ba người này là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ 2: Người thứ nhất là Franklin Roosevelt, tuy tàn tật nhưng ý chí kiên cường, ông đảm nhận chức vụ tổng thống Mỹ trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp. Người thứ hai là Winston Churchill, thủ tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Anh. Người thứ ba là Adolf Hitler, con ác quỷ phát xít đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người dân vô tội”.
Khi cô nói xong, tất cả học sinh đều ngây người nhìn cô và như không tin nổi những gì chúng vừa nghe thấy. Cô giáo nói tiếp:
-“Các em có biết không, những điều mà cô nói về ba nhân vật này là quá khứ của họ. Còn sự nghiệp sau này của họ, là những việc mà họ đã làm sau khi họ thoát ra khỏi cái quá khứ đó. Các em ạ, cuộc sống của các em chỉ mới bắt đầu, vinh quang và tủi nhục trong quá khứ chỉ đại diện cho quá khứ. Cái thực sự đại diện cho cuộc đời một con người chính là những việc làm ở hiện tại và tương lai. Hãy bước ra từ bóng tối của quá khứ, bắt đầu làm lại từ hôm nay, cố gắng làm những việc mà các em muốn làm nhất trong cuộc đời mình, các em sẽ trở thành những người xuất chúng…
Sau khi những học sinh này trưởng thành, rất nhiều người trên cương vị công tác của mình đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào: Có người trở thành bác sĩ tâm lý, có người trở thành quan tòa, có người trở thành nhà du hành vũ trụ. Điều đáng nói là, Robert Harrison, cậu học sinh thấp nhất và quậy phá nhất lớp, giờ đây trở thành giám đốc tài chính trẻ nhất của phố Wall”.
Trong cuộc đời của con người, mỗi ngày đều có thể là một sự bắt đầu mới mẻ và hướng thiện, những vinh quang và tủi nhục của ngày hôm qua đều trở thành dĩ vãng. Chỉ cần bạn thực sự chịu trách nhiệm với bản thân, chịu trách nhiệm với tương lai, tích cực nỗ lực để gia nhập vào đội ngũ những người cầu tiến, ngày mai chắc chắn bạn sẽ thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét