Phùng Xuân Nhạ và vấn nạn suy thoái giáo dục
GS Nguyễn Thế Hùng: Có những vấn đề không phải ông Phùng Xuân Nhạ quyết định hết. Mà một khi Bộ trưởng không quyết định hết thì làm sao ổng chịu trách nhiệm hết? Bởi vì những vấn đề lớn không phải là ông Nhạ quyết định. Tôi biết như thế. Nó do 1 cơ chế quái đản này tạo ra như thế. Giáo viên Bạch Tư: Đương nhiên ổng phải có 1 phần trách nhiệm nhưng không phải ổng là người trực tiếp gây ra. Ổng phải nhìn vào những sự việc đó để thay đổi hoặc phát triển, định hướng nền giáo dục theo hướng khác.
Liệu cá nhân ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể đứng ra nhận lãnh trách nhiệm cho tất cả những vấn đề đang được xã hội cho là “suy thoái” và đáng lo ngại về giáo dục hay không?
Cần nhưng chưa đủ
Câu nói mà nhiều người Việt từ bao đời nay khi đề cập đến người dạy học là “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”; hay “tôn sư trọng đạo” là bốn chữ được người học trò ghi nhớ từ ngày đầu tiên đến trường.
Do đó, không phải ngẫu nhiên mà dư luận xã hội hôm nay luôn trong tâm thế “nóng” lên mỗi khi có một sự việc tiêu cực xảy ra trong môi trường giáo dục. Người Việt Nam chưa hết bàng hoàng với hình ảnh một cô giáo quỳ chịu tội ngay trong ngôi trường giảng dạy thì phải “bật ngửa” với câu chuyện một học sinh tiểu học bị cô giáo phạt hình phạt uống nước giẻ lau bảng. Rồi như chiếc xe không phanh lao xuống dốc, người dân Việt Nam tiếp nhận câu chuyện học sinh Phạm Song Toàn, phải xin chuyển trường vì áp lực sau khi lên tiếng công khai câu chuyện giáo viên dạy toán im lặng trên bục giảng suốt 3 tháng.
Trước hàng loạt những bức tranh u ám như thế, dư luận đa phần phản ứng bằng sự bất bình trên mạng xã hội, thể hiện qua những câu như “Bộ trưởng Giáo dục đâu hãy xem này?” hay gọi thẳng đích danh vị đứng đầu ngành: “Ông Phùng Xuân Nhạ từ chức đi”…
Đề cập đến trách nhiệm trước những vụ việc mang tính chất băng hoại nhà trường và xã hội, Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, Khoa Xây dựng Thủy lợi - Thủy Điện, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng cho biết không thể đổ hết trách nhiệm cho ông Phùng Xuân Nhạ.
“Có những vấn đề không phải ông Phùng Xuân Nhạ quyết định hết. Mà một khi Bộ trưởng không quyết định hết thì làm sao ổng chịu trách nhiệm hết? Bởi vì những vấn đề lớn không phải là ông Nhạ quyết định. Tôi biết như thế. Nó do 1 cơ chế quái đản này tạo ra như thế.”
Cơ chế, một danh từ rất thường nghe và thấy trong xã hội hiện tại mỗi khi người dân hay cả báo chí đề cập đến mặt tốt hay xấu của một lĩnh vực nào đó. Trong trường hợp này, cơ chế cũng được giáo sư Nguyễn Thế Hùng nhắc đến như một nguyên nhân và hệ quả.
“Ngành giáo dục Việt Nam không những phụ thuộc vào tác động dọc mà còn ngang nữa như tiểu học bị ảnh hưởng của xã, huyện, Đại học chịu ảnh hưởng của thành phố, tỉnh.
Chính quyền dọc, ngang không hiểu gì về giáo dục. Họ có những vấn đề lấn áp tức là dùng quyền hành, kèm theo nữa là bản thân người giáo viên không được thụ hưởng ngành giáo dục lành mạnh. Cộng thêm những vấn đề tiêu cực khác.
Nói tóm lại nền giáo dục Việt Nam suy đồi theo bối cảnh của xã hội nhiều tác động theo nhiều phía.”
Cũng chính từ chính quyền dọc, ngang mà giáo sư Nguyễn Thế Hùng đề cập đã khiến cho cô Nguyễn Bạch Tư (tên đã được thay đổi theo yêu cầu), một nữ giáo viên ở Nha Trang, sau nhiều năm giảng dạy hợp đồng nhưng không thể vào biên chế nhà nước do không chấp nhận chuyện phải chi tiền để có chỗ dạy. Với tình trạng giáo dục hiện nay, theo cô Bạch Tư, dù trực tiếp hay không trực tiếp, ông Phùng Xuân Nhạ cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất, vì ông là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Đương nhiên 1 người thì sẽ không gánh được, nhưng người đó là người đứng đầu thì người ta phải chịu trách nhiệm về việc hướng giáo dục Việt Nam phải phát triển như thế nào. Người ta hay nói 1 câu ‘Con hư thì tại mẹ. Một đứa trẻ sinh ra, phát triển như thế nào thì phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh sống, môi trường gia đình.”
Cô giáo Bạch Tư đồng ý với ý kiến của giáo sư Nguyễn Thế Hùng khi cho rằng ông Phùng Xuân Nhạ không phải người trực tiếp gây ra những vấn nạn suy thoái ấy.
“Bộ máy giáo dục có thể xảy ra những vấn đề đó là do những chính sách quản lý không đúng hướng. Nó ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, văn hoá của Việt Nam. Đương nhiên ổng phải có 1 phần trách nhiệm nhưng không phải ổng là người trực tiếp gây ra. Ổng phải nhìn vào những sự việc đó để thay đổi hoặc phát triển, định hướng nền giáo dục theo hướng khác.”
Triết lý giáo dục
Giáo sư Nguyễn Thế Hùng đưa đạo đức xã hội lên hàng đầu khi trả lời cho câu hỏi “những vấn nạn giáo dục ấy bắt nguồn từ đâu?”
Và cụ thể hơn thì ông nói rằng chính cái triết lý giáo dục đã khai tử tinh thần tôn sự trọng đạo. Theo ông cần phải có những triết lý giáo dục tôn trọng quyền của người thầy.
“Tôi là người đã thụ hưởng 2 nền giáo dục: 1 của Việt Nam Cộng hoà và 1 nền giáo dục của CH XHCN Việt Nam nên tôi có cái để so sánh. Bây giờ vì sao tình nghĩa thầy trò nó rất là lạc lẽo?
Tôi thấy nền giáo dục VNCH trước kia rõ ràng là tôn sư trọng đạo thật sự cả về tinh thần và vật chất. Con người có 2 yếu tố tinh thần và vật chất, nếu thiếu 1 cái thì chưa hoàn chỉnh.”
Từ khi chưa có cụm từ “triết lý giáo dục”, các tiền nhân xưa đã đặt nền móng vững chắc cho giáo dục qua Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trước năm 1975, Bộ giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa tập trung vào triết lý: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng. Yếu tố con người được đặt lên hàng đầu.
Ngày nay, khi mà khoa học giáo dục con người vẫn luôn luôn là một ngành được đặc biệt đề cao, tôn trọng ở các quốc gia phát triển, thì ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng phải ngậm ngùi thốt lên:
“Cái tư duy giáo dục của ta, triết lý giáo dục của ta sai lạc. Ta không coi chuyện giáo dục là tạo những thực thể, những con người tự do.”
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Giám đốc thư viện Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, thuộc Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ với chúng tôi, ông nói rằng mặc dù trong nghề giáo nhưng ông không hài lòng với giáo dục Việt Nam, vì không có tiêu chí để đào tạo rõ ràng. Điều mà theo ông, quan trọng hơn cả là đạo đức của con người.
“Khi dạy dỗ, từ chương trình tiểu học cho đến khi lớn hơn, không chú trọng đến vấn đề gọi là nhân văn, mà đào tạo thực dụng. Cho nên khi con người được đào tạo lên rồi thì chỉ có khuynh hướng thực dụng, còn vấn đề đạo đức rất thấp.”
Yếu tố Phùng Xuân Nhạ, cuối cùng qua những nhận định của người có tâm thế với giáo dục chỉ là một yếu tố “cần nhưng chưa đủ”. Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở Sài Gòn từng chia sẻ trên trang cá nhân rằng:
“Ai cũng sai, nhưng tôi không muốn tin cô giáo phải quỳ. Chúng ta có đau không khi con em ta bị đánh hay quỳ? Chúng ta đau lâu rồi. Nhưng buồn đau hơn khi cô giáo quỳ. Một cái tát, sự sỉ nhục đối với nghề giáo, nền giáo dục. Nó cho thấy một sự suy đồi.”
Cát Linh
RFA
Giờ dạy mẫu tại trường Quốc học Huế, thế kỷ XX
Hàng loạt những sự kiện mang hình ảnh không tốt đẹp về môi trường giáo dục ở Việt Nam liên tiếp xảy ra gần đây. Phản ứng chung của dư luận xã hội đối với các sự việc đó là lời kêu gọi trách nhiệm từ người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.Liệu cá nhân ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể đứng ra nhận lãnh trách nhiệm cho tất cả những vấn đề đang được xã hội cho là “suy thoái” và đáng lo ngại về giáo dục hay không?
Cần nhưng chưa đủ
Câu nói mà nhiều người Việt từ bao đời nay khi đề cập đến người dạy học là “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”; hay “tôn sư trọng đạo” là bốn chữ được người học trò ghi nhớ từ ngày đầu tiên đến trường.
Do đó, không phải ngẫu nhiên mà dư luận xã hội hôm nay luôn trong tâm thế “nóng” lên mỗi khi có một sự việc tiêu cực xảy ra trong môi trường giáo dục. Người Việt Nam chưa hết bàng hoàng với hình ảnh một cô giáo quỳ chịu tội ngay trong ngôi trường giảng dạy thì phải “bật ngửa” với câu chuyện một học sinh tiểu học bị cô giáo phạt hình phạt uống nước giẻ lau bảng. Rồi như chiếc xe không phanh lao xuống dốc, người dân Việt Nam tiếp nhận câu chuyện học sinh Phạm Song Toàn, phải xin chuyển trường vì áp lực sau khi lên tiếng công khai câu chuyện giáo viên dạy toán im lặng trên bục giảng suốt 3 tháng.
Trước hàng loạt những bức tranh u ám như thế, dư luận đa phần phản ứng bằng sự bất bình trên mạng xã hội, thể hiện qua những câu như “Bộ trưởng Giáo dục đâu hãy xem này?” hay gọi thẳng đích danh vị đứng đầu ngành: “Ông Phùng Xuân Nhạ từ chức đi”…
Đề cập đến trách nhiệm trước những vụ việc mang tính chất băng hoại nhà trường và xã hội, Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, Khoa Xây dựng Thủy lợi - Thủy Điện, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng cho biết không thể đổ hết trách nhiệm cho ông Phùng Xuân Nhạ.
“Có những vấn đề không phải ông Phùng Xuân Nhạ quyết định hết. Mà một khi Bộ trưởng không quyết định hết thì làm sao ổng chịu trách nhiệm hết? Bởi vì những vấn đề lớn không phải là ông Nhạ quyết định. Tôi biết như thế. Nó do 1 cơ chế quái đản này tạo ra như thế.”
Cơ chế, một danh từ rất thường nghe và thấy trong xã hội hiện tại mỗi khi người dân hay cả báo chí đề cập đến mặt tốt hay xấu của một lĩnh vực nào đó. Trong trường hợp này, cơ chế cũng được giáo sư Nguyễn Thế Hùng nhắc đến như một nguyên nhân và hệ quả.
“Ngành giáo dục Việt Nam không những phụ thuộc vào tác động dọc mà còn ngang nữa như tiểu học bị ảnh hưởng của xã, huyện, Đại học chịu ảnh hưởng của thành phố, tỉnh.
Chính quyền dọc, ngang không hiểu gì về giáo dục. Họ có những vấn đề lấn áp tức là dùng quyền hành, kèm theo nữa là bản thân người giáo viên không được thụ hưởng ngành giáo dục lành mạnh. Cộng thêm những vấn đề tiêu cực khác.
Nói tóm lại nền giáo dục Việt Nam suy đồi theo bối cảnh của xã hội nhiều tác động theo nhiều phía.”
Cũng chính từ chính quyền dọc, ngang mà giáo sư Nguyễn Thế Hùng đề cập đã khiến cho cô Nguyễn Bạch Tư (tên đã được thay đổi theo yêu cầu), một nữ giáo viên ở Nha Trang, sau nhiều năm giảng dạy hợp đồng nhưng không thể vào biên chế nhà nước do không chấp nhận chuyện phải chi tiền để có chỗ dạy. Với tình trạng giáo dục hiện nay, theo cô Bạch Tư, dù trực tiếp hay không trực tiếp, ông Phùng Xuân Nhạ cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất, vì ông là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
“Đương nhiên 1 người thì sẽ không gánh được, nhưng người đó là người đứng đầu thì người ta phải chịu trách nhiệm về việc hướng giáo dục Việt Nam phải phát triển như thế nào. Người ta hay nói 1 câu ‘Con hư thì tại mẹ. Một đứa trẻ sinh ra, phát triển như thế nào thì phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh sống, môi trường gia đình.”
Cô giáo Bạch Tư đồng ý với ý kiến của giáo sư Nguyễn Thế Hùng khi cho rằng ông Phùng Xuân Nhạ không phải người trực tiếp gây ra những vấn nạn suy thoái ấy.
“Bộ máy giáo dục có thể xảy ra những vấn đề đó là do những chính sách quản lý không đúng hướng. Nó ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, văn hoá của Việt Nam. Đương nhiên ổng phải có 1 phần trách nhiệm nhưng không phải ổng là người trực tiếp gây ra. Ổng phải nhìn vào những sự việc đó để thay đổi hoặc phát triển, định hướng nền giáo dục theo hướng khác.”
Triết lý giáo dục
Giáo sư Nguyễn Thế Hùng đưa đạo đức xã hội lên hàng đầu khi trả lời cho câu hỏi “những vấn nạn giáo dục ấy bắt nguồn từ đâu?”
Và cụ thể hơn thì ông nói rằng chính cái triết lý giáo dục đã khai tử tinh thần tôn sự trọng đạo. Theo ông cần phải có những triết lý giáo dục tôn trọng quyền của người thầy.
“Tôi là người đã thụ hưởng 2 nền giáo dục: 1 của Việt Nam Cộng hoà và 1 nền giáo dục của CH XHCN Việt Nam nên tôi có cái để so sánh. Bây giờ vì sao tình nghĩa thầy trò nó rất là lạc lẽo?
Tôi thấy nền giáo dục VNCH trước kia rõ ràng là tôn sư trọng đạo thật sự cả về tinh thần và vật chất. Con người có 2 yếu tố tinh thần và vật chất, nếu thiếu 1 cái thì chưa hoàn chỉnh.”
Từ khi chưa có cụm từ “triết lý giáo dục”, các tiền nhân xưa đã đặt nền móng vững chắc cho giáo dục qua Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trước năm 1975, Bộ giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa tập trung vào triết lý: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng. Yếu tố con người được đặt lên hàng đầu.
Ngày nay, khi mà khoa học giáo dục con người vẫn luôn luôn là một ngành được đặc biệt đề cao, tôn trọng ở các quốc gia phát triển, thì ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Đăng Hưng phải ngậm ngùi thốt lên:
“Cái tư duy giáo dục của ta, triết lý giáo dục của ta sai lạc. Ta không coi chuyện giáo dục là tạo những thực thể, những con người tự do.”
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Giám đốc thư viện Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, thuộc Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ với chúng tôi, ông nói rằng mặc dù trong nghề giáo nhưng ông không hài lòng với giáo dục Việt Nam, vì không có tiêu chí để đào tạo rõ ràng. Điều mà theo ông, quan trọng hơn cả là đạo đức của con người.
“Khi dạy dỗ, từ chương trình tiểu học cho đến khi lớn hơn, không chú trọng đến vấn đề gọi là nhân văn, mà đào tạo thực dụng. Cho nên khi con người được đào tạo lên rồi thì chỉ có khuynh hướng thực dụng, còn vấn đề đạo đức rất thấp.”
Yếu tố Phùng Xuân Nhạ, cuối cùng qua những nhận định của người có tâm thế với giáo dục chỉ là một yếu tố “cần nhưng chưa đủ”. Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở Sài Gòn từng chia sẻ trên trang cá nhân rằng:
“Ai cũng sai, nhưng tôi không muốn tin cô giáo phải quỳ. Chúng ta có đau không khi con em ta bị đánh hay quỳ? Chúng ta đau lâu rồi. Nhưng buồn đau hơn khi cô giáo quỳ. Một cái tát, sự sỉ nhục đối với nghề giáo, nền giáo dục. Nó cho thấy một sự suy đồi.”
Cát Linh
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét