Cơ quan nào có thẩm quyền điều tra vụ AVG?
Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC từ Hà Nội
Hôm 5/4, Báo Thanh niên có bài 'Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ thanh tra vụ MobiFone mua AVG'. Bài báo cho biết, hai tuần sau khi công bố toàn văn kết luận thanh tra MobiFone mua AVG, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ và văn bản kiến nghị khởi tố vụ án hình sự sang Bộ Công an.
Cụ thể theo Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 2003 quy định về thẩm quyền điều tra thì:
Về nguyên tắc ranh giới địa phương 'Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt'.
Về thẩm quyền trên dưới thì 'Cơ quan điều tra cấp huyện điều tra những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện; Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra'.
Như thế, Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 2003 trao quyền rộng rãi cho cơ quan điều tra cấp trung ương, sự 'xét thấy cần thiết' thuộc về ý chí của cơ quan này. Họ được tùy nghi xác định về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Về nguyên tắc ranh giới địa phương 'Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt'.
Về thẩm quyền trên dưới thì 'Cơ quan điều tra cấp huyện điều tra những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện; Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra'.
Như thế, Bộ luật tố tụng hình sự cũ năm 2003 trao quyền rộng rãi cho cơ quan điều tra cấp trung ương, sự 'xét thấy cần thiết' thuộc về ý chí của cơ quan này. Họ được tùy nghi xác định về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Đã thay đổi
Nhưng đến Bộ luật tố tụng hình sự mới năm 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 đã thay đổi quy định về thẩm quyền điều tra, theo đó luật mới quy định.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự mới thì liệu vụ án AVG - Mobifone có thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra của Bộ công an?
'Cơ quan điều tra Bộ Công an điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra'.
Luật mới đã bỏ đi tình huống trao quyền tùy nghi 'xét thấy cần thiết' ở luật cũ và giới hạn rõ ràng về những trường hợp thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra Bộ công an.
Vậy theo quy định mới thì liệu vụ án AVG - Mobifone có thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra của Bộ công an?
Tôi cho rằng cần xác định xem vụ việc mua bán giữa AVG và Mobifone có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không? Điều này tùy thuộc vào những yếu tố pháp lý có trong hồ sơ và đánh giá của những người liên quan.
Nếu xét thông thường thì thấy việc mua bán giữa AVG và Mobifone do một số người thực hiện ngồi ký với nhau tại một điểm, một chỗ, tức là tại một tỉnh, thành phố.
Hành vi cơ bản là như vậy và tính chất nghiêm trọng của sự việc là ở chỗ các bên bị quy buộc là đã định giá sai giá trị thực của tài sản khiến việc mua bán gây thất thoát tiền của nhà nước, mà điều này thì lại không phụ thuộc vào vùng lãnh thổ địa lý.
Như thế vụ án có thể được đánh giá là không phải xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, và do vậy thẩm quyền điều tra thuộc cơ quan điều tra cấp tỉnh.
Còn nếu cho rằng công ty AVG có trụ sở ở Bình Dương, còn Tổng công ty viễn thông Mobifone có trụ sở tại Hà Nội, như thế là đủ để cho rằng vụ án liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, theo đó thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra của Bộ công an. Thì cơ sở này còn kém thuyết phục.
'Cơ quan điều tra Bộ Công an điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra'.
Luật mới đã bỏ đi tình huống trao quyền tùy nghi 'xét thấy cần thiết' ở luật cũ và giới hạn rõ ràng về những trường hợp thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra Bộ công an.
Vậy theo quy định mới thì liệu vụ án AVG - Mobifone có thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra của Bộ công an?
Tôi cho rằng cần xác định xem vụ việc mua bán giữa AVG và Mobifone có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không? Điều này tùy thuộc vào những yếu tố pháp lý có trong hồ sơ và đánh giá của những người liên quan.
Nếu xét thông thường thì thấy việc mua bán giữa AVG và Mobifone do một số người thực hiện ngồi ký với nhau tại một điểm, một chỗ, tức là tại một tỉnh, thành phố.
Hành vi cơ bản là như vậy và tính chất nghiêm trọng của sự việc là ở chỗ các bên bị quy buộc là đã định giá sai giá trị thực của tài sản khiến việc mua bán gây thất thoát tiền của nhà nước, mà điều này thì lại không phụ thuộc vào vùng lãnh thổ địa lý.
Như thế vụ án có thể được đánh giá là không phải xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, và do vậy thẩm quyền điều tra thuộc cơ quan điều tra cấp tỉnh.
Còn nếu cho rằng công ty AVG có trụ sở ở Bình Dương, còn Tổng công ty viễn thông Mobifone có trụ sở tại Hà Nội, như thế là đủ để cho rằng vụ án liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, theo đó thẩm quyền thuộc Cơ quan điều tra của Bộ công an. Thì cơ sở này còn kém thuyết phục.
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát tối cao?
Cũng trong tuần vừa rồi, hôm 2/4 báo Tiền phong điện tử có bài 'Hàn Quốc mở lại điều tra Samsung ngăn cản thành lập công đoàn'
Bài báo cho biết Văn phòng Công tố Quận trung tâm Seoul đã thu thập tài liệu và họ sẽ mở lại cuộc điều tra về việc tập đoàn Samsung ngăn cản việc thành lập các liên đoàn lao động trong tập đoàn này.
Tôi rất lưu ý bài báo này vì nó cho thấy thẩm quyền to lớn của cơ quan công tố Hàn Quốc. Nếu coi những sai phạm của tập đoàn Samsung cũng là một dạng 'đại án' thì bên đó thẩm quyền giải quyết thuộc về Viện công tố thay vì cơ quan điều tra.
Không chỉ trong vụ việc này mà trong nhiều vụ án lớn trước đây đều chỉ thấy vai trò của Viện công tố Hàn Quốc (cơ quan có vai trò như Viện kiểm sát ở Việt Nam nhưng khác về thẩm quyền) mà tôi không hề thấy họ nhắc đến vai trò của cơ quan điều tra.
Thẩm quyền nhưng thực tế lâu nay Viện kiểm sát vẫn giữ vị thế vai trò yếu kém so với cơ quan điều tra.
Ví như hôm 19/3 vừa rồi Viện công tố quận trung tâm Seoul đã yêu cầu Tòa án ra lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Lee Myung-bak với cáo buộc liên quan tới tham nhũng và nhận hối lộ. Hay như năm ngoái cũng cơ quan này đã tiến hành điều tra và đề nghị tòa án bắt giữ một cựu Tổng thống khác là bà Park Geun Hye.
Hay xa hơn nữa cũng Viện công tố là cơ quan đã tiến hành điều tra đề nghị bắt giữ đối với Phó chủ tịch tập đoàn Samsung hồi tháng 1/2017, Chủ tịch tập đoàn Lotte năm 2016 và Chủ tịch tập đoàn Posco năm 2015.
Những thông tin này cho thấy vai trò quyền hạn to lớn của Viện công tố Hàn Quốc mà hoàn toàn đối ngược với vị thế yếu kém của cơ quan Viện kiểm sát ở Việt Nam.
Có một điều ít ai biết, phải là người chuyên sâu về pháp luật hình sự mới hiểu, đó là theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại thì thực chất quyền hạn pháp lý của Viện kiểm sát lớn hơn rất nhiều so với Cơ quan điều tra.
Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn hay hủy bỏ tất cả các quyết định của cơ quan điều tra bao gồm quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định bắt giữ, quyết định khám xét hay thu giữ đồ vật.
Viện kiểm sát có quyền giải quyết trực tiếp đối với những khiếu nại tố cáo việc làm sai của cơ quan điều tra trong các hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, đưa ra yêu cầu tiến hành điều tra hoặc trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.
Đặc biệt theo luật mới Viện kiểm sát còn nắm giữ thẩm quyền về việc áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt bao gồm Ghi âm, ghi hình bí mật; Nghe điện thoại bí mật; Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Thẩm quyền to lớn như vậy nhưng thực tế lâu nay Viện kiểm sát vẫn giữ vị thế vai trò yếu kém so với cơ quan điều tra, đó là do bởi vị thế chính trị đã khiến thay đổi cái thẩm quyền theo pháp luật. Pháp luật theo đó đã không được thượng tôn.
Cũng theo luật hiện nay thì thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát tối cao chỉ giới hạn trong những vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, hoặc những vụ án tham nhũng, chức vụ có liên quan tới cán bộ tư pháp.
Ví như hôm 19/3 vừa rồi Viện công tố quận trung tâm Seoul đã yêu cầu Tòa án ra lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Lee Myung-bak với cáo buộc liên quan tới tham nhũng và nhận hối lộ. Hay như năm ngoái cũng cơ quan này đã tiến hành điều tra và đề nghị tòa án bắt giữ một cựu Tổng thống khác là bà Park Geun Hye.
Hay xa hơn nữa cũng Viện công tố là cơ quan đã tiến hành điều tra đề nghị bắt giữ đối với Phó chủ tịch tập đoàn Samsung hồi tháng 1/2017, Chủ tịch tập đoàn Lotte năm 2016 và Chủ tịch tập đoàn Posco năm 2015.
Những thông tin này cho thấy vai trò quyền hạn to lớn của Viện công tố Hàn Quốc mà hoàn toàn đối ngược với vị thế yếu kém của cơ quan Viện kiểm sát ở Việt Nam.
Có một điều ít ai biết, phải là người chuyên sâu về pháp luật hình sự mới hiểu, đó là theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại thì thực chất quyền hạn pháp lý của Viện kiểm sát lớn hơn rất nhiều so với Cơ quan điều tra.
Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn hay hủy bỏ tất cả các quyết định của cơ quan điều tra bao gồm quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định bắt giữ, quyết định khám xét hay thu giữ đồ vật.
Viện kiểm sát có quyền giải quyết trực tiếp đối với những khiếu nại tố cáo việc làm sai của cơ quan điều tra trong các hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, đưa ra yêu cầu tiến hành điều tra hoặc trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.
Đặc biệt theo luật mới Viện kiểm sát còn nắm giữ thẩm quyền về việc áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt bao gồm Ghi âm, ghi hình bí mật; Nghe điện thoại bí mật; Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Thẩm quyền to lớn như vậy nhưng thực tế lâu nay Viện kiểm sát vẫn giữ vị thế vai trò yếu kém so với cơ quan điều tra, đó là do bởi vị thế chính trị đã khiến thay đổi cái thẩm quyền theo pháp luật. Pháp luật theo đó đã không được thượng tôn.
Cũng theo luật hiện nay thì thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát tối cao chỉ giới hạn trong những vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, hoặc những vụ án tham nhũng, chức vụ có liên quan tới cán bộ tư pháp.
Quay lại vụ AVG
Vụ án AVG -Mobifone xảy ra trong dịp Bộ luật tố tụng hình sự mới vừa có hiệu lực, nhiều quy định mới được ban hành, nhiều vấn đề về thẩm quyền cần được lưu tâm xem xét.
Do vậy việc xác định thẩm quyền điều tra trong vụ án này là một phần việc quan trọng, mà nếu làm đúng sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án có được công lý.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43679480
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét