Giáo sư, Phó giáo sư: Cái danh nghe đủ thấy “ham”
Dương Thu 06/03/2018 - Chỉ cần được là PGS, hay lên đến GS, thì theo quy định, người đó sẽ được hưởng ngay một khoản phụ cấp chức danh được trích ra từ tiền ngân sách Nhà nước. Nhiều đơn vị sẽ coi chức danh PGS, GS này như một tiêu chuẩn đặc biệt để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, cất nhắc trong bầu cử, hay bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.Nhiều hồ sơ ứng viên Giáo sư, Phó giáo sư
được đề nghị rà soát lại. Ảnh minh họa.
Vì ham, mà người ta cố gắng bằng mọi cách để được phong hàm, để thụ hưởng đủ đặc quyền, đặc lợi từ danh xưng Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS). Đi đến đâu, gặp ai cũng được giới thiệu là GS, PGS, vị thế được nâng lên, tầm ở mức cao hơn, được trọng vọng hơn, không ham sao được.
Thay vì vui mừng với lượng "nhân tài" cao ở mức kỷ lục thì số lượng 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS được công nhận năm 2017 mà bộ GD&ĐT vừa công bố lại khiến nhiều người bất ngờ. Lạ thật, đáng lý ra càng nhiều người tài, sự vui mừng càng phải cao. Đằng này là ngược lại, người ta chép miệng, hoài nghi và lộ diện 97 hồ sơ ứng viên phải rà soát lại vì có phản ánh và hồ sơ cần xác minh thêm.
Có ý kiến cho rằng, nên nhìn nhận cởi mở hơn về vấn đề phong hàm PGS, GS và so sánh với một số nền giáo dục trên thế giới, đặc biệt là ở Úc. Nhưng dường như mọi người đang quên mất rằng, ở Việt Nam không giống như ở Úc. Nếu như nền giáo dục ở Úc, việc bổ nhiệm PGS, GS là thẩm quyền của các trường đại học, thì ở Việt Nam, việc phong hàm PGS, GS lại phải theo những tiêu chí, quy trình và được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Chỉ cần được là PGS, hay lên đến GS, thì theo quy định, người đó sẽ được hưởng ngay một khoản phụ cấp chức danh được trích ra từ tiền ngân sách Nhà nước. Nhiều đơn vị sẽ coi chức danh PGS, GS này như một tiêu chuẩn đặc biệt để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, cất nhắc trong bầu cử, hay bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Lại nhớ, nhiều người còn khai vào lý lịch những tấm bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ nước ngoài mà chưa được công nhận ở Việt Nam chỉ với mục đích làm đẹp hồ sơ. Tâm lý “sính ngoại” lan vào trong câu chuyện bổ nhiệm, đề bạt làm cho cuộc chạy đua với bằng cấp ngày càng gay cấn hơn và nhiều mưu mẹo hơn. Người ta sẽ tìm mọi cách, kể cả dùng tiền bạc, thật nhiều tiền để cố đạt bằng được cái chức danh theo đúng nghĩa là “mua quan, bán chức”. Bởi bổng lộc từ chức danh đạt được to lớn lắm, “cả họ được nhờ” cơ mà.
Được biết ở nước Úc, chức danh PGS, GS không có quyền lợi vật chất gì, ngoài việc tạo điều kiện để làm việc, hoặc hợp thức hoá với một chức vụ quản lý tương xứng. Còn ở Việt Nam, GS, PGS được kéo dài thời gian công tác, được tăng lương, được trọng dụng ngay cả khi đã về hưu, được... oai hơn vì ở tầm cao hơn.
Nhưng thiết nghĩ, vì háo danh mà tìm mọi cách để mua bán những chức danh, thì thật đáng xấu hổ lắm. Vinh dự và tự hào là những gì mình cố gắng mà có được, vì tài năng chứ không phải vì những thứ vay mượn.
Công luận đã lên tiếng và Thủ tướng đã chỉ đạo, chắc chắn sẽ có những xử lý nghiêm minh nếu như có sai phạm đối với 97 hồ sơ phong hàm PGS, GS như bộ GD&ĐT đã công bố. Háo danh, bất tài thì chẳng bao giờ có một chỗ đứng trong lòng người, cho dù cái ghế của người đó có sang trọng và cao quý đến đâu.
Rõ ràng, thói háo danh, để mua quan bán chức cần loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Ham lắm, nhưng chỉ là hữu danh vô thực, hổ thẹn biết nhường nào.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Thay vì vui mừng với lượng "nhân tài" cao ở mức kỷ lục thì số lượng 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS được công nhận năm 2017 mà bộ GD&ĐT vừa công bố lại khiến nhiều người bất ngờ. Lạ thật, đáng lý ra càng nhiều người tài, sự vui mừng càng phải cao. Đằng này là ngược lại, người ta chép miệng, hoài nghi và lộ diện 97 hồ sơ ứng viên phải rà soát lại vì có phản ánh và hồ sơ cần xác minh thêm.
Có ý kiến cho rằng, nên nhìn nhận cởi mở hơn về vấn đề phong hàm PGS, GS và so sánh với một số nền giáo dục trên thế giới, đặc biệt là ở Úc. Nhưng dường như mọi người đang quên mất rằng, ở Việt Nam không giống như ở Úc. Nếu như nền giáo dục ở Úc, việc bổ nhiệm PGS, GS là thẩm quyền của các trường đại học, thì ở Việt Nam, việc phong hàm PGS, GS lại phải theo những tiêu chí, quy trình và được quy định rất chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Chỉ cần được là PGS, hay lên đến GS, thì theo quy định, người đó sẽ được hưởng ngay một khoản phụ cấp chức danh được trích ra từ tiền ngân sách Nhà nước. Nhiều đơn vị sẽ coi chức danh PGS, GS này như một tiêu chuẩn đặc biệt để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, cất nhắc trong bầu cử, hay bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Lại nhớ, nhiều người còn khai vào lý lịch những tấm bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ nước ngoài mà chưa được công nhận ở Việt Nam chỉ với mục đích làm đẹp hồ sơ. Tâm lý “sính ngoại” lan vào trong câu chuyện bổ nhiệm, đề bạt làm cho cuộc chạy đua với bằng cấp ngày càng gay cấn hơn và nhiều mưu mẹo hơn. Người ta sẽ tìm mọi cách, kể cả dùng tiền bạc, thật nhiều tiền để cố đạt bằng được cái chức danh theo đúng nghĩa là “mua quan, bán chức”. Bởi bổng lộc từ chức danh đạt được to lớn lắm, “cả họ được nhờ” cơ mà.
Được biết ở nước Úc, chức danh PGS, GS không có quyền lợi vật chất gì, ngoài việc tạo điều kiện để làm việc, hoặc hợp thức hoá với một chức vụ quản lý tương xứng. Còn ở Việt Nam, GS, PGS được kéo dài thời gian công tác, được tăng lương, được trọng dụng ngay cả khi đã về hưu, được... oai hơn vì ở tầm cao hơn.
Nhưng thiết nghĩ, vì háo danh mà tìm mọi cách để mua bán những chức danh, thì thật đáng xấu hổ lắm. Vinh dự và tự hào là những gì mình cố gắng mà có được, vì tài năng chứ không phải vì những thứ vay mượn.
Công luận đã lên tiếng và Thủ tướng đã chỉ đạo, chắc chắn sẽ có những xử lý nghiêm minh nếu như có sai phạm đối với 97 hồ sơ phong hàm PGS, GS như bộ GD&ĐT đã công bố. Háo danh, bất tài thì chẳng bao giờ có một chỗ đứng trong lòng người, cho dù cái ghế của người đó có sang trọng và cao quý đến đâu.
Rõ ràng, thói háo danh, để mua quan bán chức cần loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Ham lắm, nhưng chỉ là hữu danh vô thực, hổ thẹn biết nhường nào.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
http://www.nguoiduatin.vn/giao-su-pho-giao-su-cai-danh-nghe-du-thay-ham-a361053.html
Cứ xem như đây cũng là 1 bậc học ,vậy thì ,theo định kỳ , bộ GD tồ chức thi tuyển và ai cảm thấy mình có đủ khả năng thì nộp đơn thi . Thi thì cũng phải có hội đồng nghiêm chỉnh ,Ai đủ điểm đậu ,ai không đủ điểm rớt... chứ có gì đâu mà nói miết ,ầm ĩ cả lên ? Nói vậy có đúng không ?
Trả lờiXóa