Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Tin khó tin: Ở Trung ương không có 'chạy'

Ông Phạm Minh Chính: Ở Trung ương không có 'chạy'
19/01/2018  - Đề cập đến việc kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính khẳng định: Không biết đồng chí ở dưới thế nào, ở TƯ không có "chạy". Kết quả bố trí cán bộ đã chứng minh việc này. Trưởng Ban Tổ chức TƯ cho hay, vừa rồi xây dựng quy chế khám bệnh, giờ nhiều người ngại đi khám bệnh hoặc chủ quan. Sắp tới, 6 tháng cán bộ phải kiểm tra sức khoẻ 1 lần. Lấy phiếu tín nhiệm phải khách quan, trung thực, quy hoạch cũng phải làm 5 bước nên khó chạy.

Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính
Phát biểu bế mạc hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 và cho ý kiến về đề án Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức chạy quyền trong công tác cán bộ chiều nay, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm rút ra sau 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội 12.

Một là, tiếp tục bám sát Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết Đại hội toàn quốc, bám chủ trương đường lối sát với tình hình để thực hiện có hiệu quả.

Hai là, thường xuyên tranh thủ ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của thường vụ cấp uỷ, đặc biệt là của bí thư cấp ủy.

Đề cập vai trò của người đứng đầu, mối quan hệ của cấp uỷ, ông nhấn mạnh việc này hết sức quan trọng. Liên quan tổ chức, nhân sự là rất nhạy cảm mà không có sự lãnh đạo, không làm việc đầy đủ thì thiếu thông tin.

“Thiếu lãnh đạo cộng với thiếu thông tin thì đúng quy trình nhưng không đúng người, đúng việc”, ông lưu ý.

Minh bạch, dân chủ không tạo ra 'chạy'


“Làm nhân sự cấp Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý từ đầu khoá đến giờ hơn 400 đồng chí, các cấp uỷ cấp dưới làm rất nhiều. Đặc biệt bố trí lại các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên TƯ Đảng phải tham khảo ý kiến rất nhiều kênh. Từ cách làm như vậy cộng công khai minh bạch dân chủ và tạo ra không khí dân chủ, nhưng không tạo ra chạy.

Ta đưa ra quy trình 5 bước cải tiến quy trình 3 bước, cộng thông tin, cách làm đổi mới sáng tạo, tôi nghĩ từ đầu khoá đến giờ, không biết đồng chí dưới thế nào nhưng tôi thấy là ở TƯ không có 'chạy'. Kết quả bố trí cán bộ chứng minh điều này”, Trưởng Ban Tổ chức TƯ khẳng định.

Bài học thứ 3 là tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức xây dựng Đảng.

"Chúng ta xây dựng bộ máy tinh gọn, hệ thống vận hành thông suốt nhưng chúng ta phải bố trí đúng con người. 3 điều này làm hệ thống chính trị phát triển bền vững, ổn định và có hiệu quả. Tất cả việc này đều dưới sự chỉ đạo cấp uỷ mà cấp uỷ lơ là thì bộ máy rệu rạo, cơ chế vận hành cũng không phù hợp, trục trặc, bố trí con người sai. Cả 3 cái này kéo hệ luỵ rất lớn", ông lưu ý.

Thứ 4, ông Phạm Minh Chính lưu ý là phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, tôn trọng và bám sát thực tiễn, dám nhìn thẳng, đánh giá đúng sự thật để tham mưu và tổ chức thực hiện.

Trong đó ông nhấn mạnh đến vấn đề phân cấp, phân quyền, TƯ chỉ làm cấp trực thuộc TƯ, cấp trực thuộc TƯ làm xuống cấp huyện, cấp huyện làm xuống cấp cơ sở.

"Như thế mới phân cấp, mới quy định trách nhiệm rõ ràng, sát thực tế. Bây giờ 1 Vụ Tổ chức cơ sở Đảng trên này có 7-8 cán bộ phải nghĩ ra cho mười mấy ngàn tổ chức cơ sở đảng làm sao làm hết được", ông dẫn chứng và nhấn mạnh phải thực hiện phân cấp từ tư duy này.

“Phấn cấp phân quyền chính là chỗ này, kiểm soát quyền lực cũng chính là chỗ này”, Trưởng ban Tổ chức TƯ nhấn mạnh.



Các đại biểu dự hội nghị

Bài học thứ 5, phải thường xuyên chăm lo tinh thần, vật chất của cán bộ, công chức, người lao động, quan tâm đến môi trường làm việc.

Cuối cùng, cần chuẩn hoá, siết chặt kỷ luật, kỷ cương nhưng phải đi đôi với giải phóng nguồn lực, phát huy trí tuệ, sức sáng tạo và tính tích cực chủ động của mọi người, mọi lúc.

“Cứ loay hoay lúc nào cũng dùng kỷ luật, kỷ cương, bó hết cả lại, khoanh lại vòng kim cô không có không gian cho phát triển”, Trưởng Ban Tổ chức TƯ lưu ý phải phát huy tối đa sáng tạo, đổi mới.

Có tình trạng biến quyền lực thành của mình để ban phát, xin cho

Trưởng Ban Tổ chức TƯ cho hay, phương châm của ngành Tổ chức xây dựng Đảng trong năm 2018 là: "Tích cực, chủ động, bám sát thực tiễn, đổi mới, sáng tạo, coi trọng hiệu quả". Ông đề nghị lãnh đạo cấp uỷ các cấp phấn đấu, nỗ lực theo tinh thần này.

Trong 8 nhiệm vụ trọng tâm, Trưởng Ban Tổ chức TƯ lưu ý có 2 vấn đề mới tiếp tục làm. Đó là xây dựng Đảng về đạo đức, phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng.

Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ông nhấn mạnh cái gì đã rõ, đã chín thì phải cương quyết làm, cái gì luật pháp chưa tới hoặc vượt qua thì mạnh dạn thí điểm, cái gì còn có những ý kiến khác nhau thì tiếp tục bàn và tìm ra giải pháp phù hợp.

Ông cũng cho hay, quy định về thẩm quyền và trách nhiệm người đứng đầu sẽ được hoàn thiện, những người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, lãng phí bị xử lý trách nhiệm, cho thôi, miễn nhiệm cán bộ làm việc kém hiệu quả.

"Về cơ chế kiểm soát quyền lực, vừa qua không đủ cụ kiểm soát nên bị lợi dụng, tha hoá, biến quyền lực thành của mình để ban phát, xin cho. Bây giờ phải xây dựng quy chế, quy định của Đảng, luật pháp hoá, đồng thời công khai, minh bạch. Còn nếu để một vài người sử dụng quyền lực sẽ tha hoá".

Trưởng Ban Tổ chức TƯ cho rằng phải tìm đối tượng phòng chống, có biện pháp phù hợp đối với người chạy và người được chạy, nâng cao trách nhiệm giải trình.

Kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần

Ông cũng nhấn mạnh đến việc coi trọng công tác cán bộ thường xuyên, đột xuất, tham mưu, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm giữa kỳ và quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là lãnh đạo chủ chốt. Phải rà soát kỹ lưỡng, căn cứ tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình chặt chẽ, đúng nguyên tắc.

Trưởng Ban Tổ chức TƯ cho hay, vừa rồi xây dựng quy chế khám bệnh, giờ nhiều người ngại đi khám bệnh hoặc chủ quan. Sắp tới, 6 tháng cán bộ phải kiểm tra sức khoẻ 1 lần. Lấy phiếu tín nhiệm phải khách quan, trung thực, quy hoạch cũng phải làm 5 bước nên khó chạy.

"Việc luân chuyển cán bộ, Quy chế 98 nói rất rõ, muốn chạy không chạy được", ông nói và cho biết, tinh thần của Bộ Chính trị sắp tới là căn cứ vào con người cụ thể, luân chuyển phải căn cứ vào tình hình thực tế, không theo từng đợt thì lại có chuyện chạy.

Trưởng Ban Tổ chức TƯ cũng cho hay việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 13 của Đảng phải thực hiện từ bây giờ để sang năm 2019 thảo luận.


Nạn chạy chức, chạy quyền vẫn là nỗi niềm trăn trở của Tổng bí thư

Cơ chế kiểm soát quyền lực và tình trạng chạy chức, chạy quyền vẫn là nỗi niềm trăn trở của các cấp uỷ Đảng, nhất là của Tổng bí thư.

Bổ nhiệm một số cán bộ có biểu hiện chạy chức, chạy quyền

Một số trường hợp việc chuyển đổi vị trí công tác, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ có biểu hiện tiêu cực, “chạy chức, chạy quyền”.

Tổng bí thư: Nghe chuyện chạy chức xót cả ruột

Dư luận nói chuyện chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển…... bao nhiêu tỷ vào chức này chức kia... - Tổng bí thư nói tại hội nghị công tác tổ chức xây dựng Đảng.

Lầm lẫn tai hại về chạy chức

Anh có nhiều tiền thì mua được nhà đẹp, nhiều người muốn mua một cái nhà đẹp thì cơ bản ai trả giá cao sẽ mua được. Nhưng nếu chức vụ mà đem đấu thầu thì hệ thống hành chính chắc phải đổi là hệ thống hành chính tiền tệ.

Tổng bí thư: Không để bị lợi ích nào cám dỗ

Chúng ta phải chống cho được tệ bè phái, cục bộ, cá nhân chủ nghĩa trong công tác cán bộ, không để bị lợi ích nào cám dỗ...

Thu Hằng

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/ong-pham-minh-chinh-o-trung-uong-khong-co-chay-424701.html


FB Trần Quôc Quân

1. Đinh La Thăng thông qua tập đoàn dầu khí VN (PVN) đã hô biến trên 15.000 tỉ đồng tiền lãi dầu khí (profit oil) sai quy định pháp luật (qua các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản .v.v.).

2. Hô biến 12 tỉ đồng (lý giải xây trường học!) và 413 tỉ đồng (qua việc… xây dựng các công trình không nằm trong dự án dầu khí)

3. Thăng đã trực tiếp chỉ định cho nhà thầu để ăn chênh lêch khủng cho các nhà thầu “lạ” 2 gói thầu có giá trị hơn 32.000 tỉ đồng tại dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Các đơn vị thành viên chỉ định 4 gói thầu có giá trị hơn 110 triệu USD, 602.000 EURO và trên 743 tỉ đồng.

4. Năm 2006, Thủ tướng cho phép PVN đóng mới tàu địa chấn 2D nhưng Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí PVEP lại ký hợp đồng mua tàu cá Pavlovsk được hoán cải thành tàu địa chấn với giá nâng khống lên 30 triệu USD. Tàu này được đóng từ năm 1983, quá 10 năm so với quy định đăng kiểm (không quá 15 năm tuổi).

5. Năm 2009, PVN cho phép PVEP chuyển nhượng tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 giá trị 29 triệu USD với phương thức trả tiền trong 5 năm không tính lãi. Nhưng cho đến thời điểm thanh tra, vẫn chưa có đợt thanh toán nào được thực hiện. Năm 2010, PVN và các đơn vị thành viên chuyển nhượng dự án khách sạn du lịch Thái Bình với giá trị 111 tỉ đồng nhưng đến nay vẫn chưa thu được khoản tiền này.

6. Tính đến hết 2010, PVN đã cổ phần hóa 17 công ty, tổng số tiền thu được là 23.800 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền các đơn vị nộp về quỹ của tập đoàn chỉ đạt 21.800 tỉ đồng. Số tiền còn lại gần 2.000 tỉ đồng chưa được nộp. Việc chậm nộp này trái với quy định và khoản nợ, thanh tra cho rằng phải tính lãi theo quy định. Số lãi này, Thanh tra Chính phủ tạm tính là 185 tỉ đồng.

Kết thúc cuộc thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ ngành liên quan thu hồi khoản tiền trên 1.600 tỉ đồng mà PVN cho các đơn vị bên ngoài ứng vốn để đầu tư nhưng không có kế hoạch trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán. Đồng thời yêu cầu PVN xử lý khoản tiền vi phạm lên tới hơn 18.000 tỉ đồng. Trong đó, thu hồi về quỹ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp khoản tiền gần 2.000 tỉ đồng từ cổ phần hóa chưa nộp và các khoản lãi. Ngoài ra, PVN phải chỉ đạo PVEP thu hồi khoản tiền 29 triệu USD chuyển nhượng tàu Bình Minh 02; khoản 111 tỉ đồng chưa được thanh toán khi bán khách sạn Thái Bình.

Tuy nhiên, chẳng hiểu vì động cơ gì mà đang trong lúc thanh tra thì ngày 03/8/2011, Đinh La Thăng đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiêm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải với số phiếu ủng hộ đạt 71,2%. Tháng 01 năm 2016 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Đinh La Thăng lại được bầu vào BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam và được Ban chấp hành Trung ương bầu vào Bộ chính trị. Ngày 05 tháng 02 năm 2016, Đinh La Thăng được Bộ chính trị phân công giữ chức Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 7/2016, Đinh La Thăng được bầu giữ chức Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh khóa XIV.
Ai đã phớt lờ kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm của Đinh La Thăng tại PVN? Những sai phạm của Đinh La Thăng không những được bỏ qua mà còn được lên chức vụ ngày càng cao. Nhưng bây giờ mới bị truy tố.
Thế mà ra toà Đinh La Thăng còn bẻm mép, được một số kẻ “bút tiền” nhơ bẩn nhân cách tung hô. Thế mới biết mặt trận đấu tranh chống tham nhũng của Đảng và nhà nước ta gay go, phức tạp, khó khăn biết bao!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét