Thuế VAT: Bộ Tài chính quyết “thu cùng diệt tân”
Thiền Lâm, Cali Today - Bất chấp rất nhiều phản ứng của người dân, doanh nghiệp, giới chuyên gia âm mưu tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% lên 12%, quái gở và cực kỳ tàn nhẫn là Bộ Tài chính (TC) vẫn khăng khăng bảo lưu đề xuất này.
Mới vào đầu năm 2018, Bộ TC đã chuyển Bộ Tư pháp thẩm định Dự thảo Luật sửa đổi các luật về thuế trước khi báo cáo Thủ tướng xem xét trình Quốc hội vào năm 2018. Trong dự thảo mới, đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% và theo lộ trình, mỗi năm tăng thêm 1% cho tới khi bằng 12%.
Theo giải thích của cơ quan chuyên “móc túi” dân này, tăng thuế trong nước là nhằm bù đắp thiếu hụt do cắt giảm thuế theo các cam kết mà Việt Nam đã ký trước đó. Theo Bộ TC: “hiện nay Việt Nam đã ký kết 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) và sẽ có hiệu lực từ nay tới năm 2020. Việc thực hiện các cam kết FTA khiến hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, làm nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) bị ảnh hưởng. Cụ thể, NSNN sẽ hụt thu do giảm thuế nhập khẩu: năm 2018 hụt 30.150 tỷ đồng; năm 2019 hụt 36.340 tỷ đồng; năm 2020 hụt 43.965 tỷ đồng.
Nhiều câu hỏi lớn đặt ra: vì sao trước đây khi khoe thành tích ký FTA, Bộ TC – một thành viên chủ chốt trong đàm phán với các đối tác nước ngoài – lại chỉ nói đến lợi ích mà các FTA mang lại, không hề đề cập việc tróc thuế lên đầu dân một khi các FTA không mang hiệu quả như mong muốn? Vì sao chỉ đến lúc kết quả thực hiện các FTA bị “đổ nợ”, Bộ TC mới vội vã tham mưu cho chính thể độc đảng đè đầu dân thu thuế để “bù đắp khó khăn NSNN”? Bộ TC có vô trách nhiệm đến mức đã góp phần và hiện thực “đổ nợ” ấy?
Vào ngày 31/12/2017, hầu như chắc chắn chế độ “thu cùng diệt tận giai đoạn cuối” sẽ không thể đạt được kết quả “thu vượt dự toán” gần 10% theo kế hoạch đề ra, thậm chí chỉ vượt dự toán 2,3% cũng hoàn toàn bị phá sản.
Đầu năm 2017, kinh tế VN vào năm suy thoái thứ 9 liên tiếp, nhiều gia đình phải thắt lưng buộc bụng bởi thu nhập ngày càng eo hẹp và đồng tiền ngày càng mất giá, Bộ TC lại tìm cách “móc túi” tuyệt đại đa số công dân và người nghèo bằng một bản dự thảo sửa đổi Luật thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với 8.000 đồng/1lít xăng. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (bộ này) còn trơ tráo đến mức tuyên bố về “thuế BVMT” là “được lòng dân hơn”!
Năm 2015, Bộ TC đã đề xuất Quốc hội thông qua tăng gấp 3 lần thuế BVMT đối với xăng dầu từ ngày 1/5/2015. Theo Bộ TC tính toán: chỉ riêng với thuế đánh vào các mặt hàng này, NSNN dự kiến sẽ thu hơn 35.000 tỷ đồng/năm, tăng 23.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, riêng số thu thuế BVMT của xăng đã dự kiến hơn 20.000 tỷ đồng/năm, tăng gần 14.000 tỷ đồng/năm. Đáng chú ý là con số này gấp 2 – 2,5 lần so với tổng thu thuế BVMT năm 2015, tương ứng tăng khoảng 22.500 tỷ. Năm 2016, thuế BVMT trường đã tăng vọt gần gấp 4 lần so với 2014, nhưng chỉ có 30% trong số tiền này được sử dụng cho BVMT. Vậy số tiền còn lại “biến” vào túi ai?
Nếu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến liên đới trách nhiệm với vụ nhập hàng triệu viên thuốc ung thư giả, đã khiến nhiều bệnh nhân ung thư phải chết, Bộ trưởng TC Đinh Tiến Dũng đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% từ năm 2019 cũng có thể gây tác hại ghê gớm không kém tính độc dược của thuốc ung thư giả.
Thu nhập GDP bình quân đầu người VN thấp nhất khối Asean (trừ Lào, Camphuchia và myamar vào Asean sau ta), nhưng tỉ lệ thuế, phí/GDP của Việt Nam là 21,6% (trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Myanmar 15,5%, Indonesia 12,1%…) cao thuộc top đầu của thế giới. Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng cao ngất trời. Giá hàng hóa cao như vậy vì phải gánh chịu nhiều loại thuế và phi. Như 1 con gà khi đưa lên bàn ăn thì phải chịu tới gần 20 loại thuế, phí khác nhau. Bên cạnh giá thuốc, sữa vào loại cao nhất thế giới, thì người VN với thu nhập thấp lại đang bị "đánh thuế vô cùng tàn bạo, dã man" trên mọi mặt hàng từ cái ăn, cái mặc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tới cái phương tiện đi lại.
Một lý do quan trong là Đảng và Nhà nước phải nuôi 1 hệ thống nhân sự để bảo vệ chính quyền quá lớn: Theo thống kê thì gộp tất cả công chức, viên chức, công an, bộ đội, người nghỉ hưu, ban bệ, đảng, các đoàn thể... thì có gần 12 triệu người ăn lương từ ngân sách Nhà nước. Mỗi năm tiêu tốn hơn 60,000 tỉ của nhân dân, nhưng chẳng tạo ra được điều tốt đẹp gì cho an sinh xã hội, mà còn xấu nhiều hơn (tham nhũng, cửa quyền, đàn áp dân).
Mưu đồ tăng thuế VAT (đánh vào tất cả các mặt hàng lưu thông trong xã hội, mọi người đều có nhu cầu sử dụng) xảy ra với bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 10 liên tiếp, một xã hội bị a xít đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, đè lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết”, sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi, với bao khoản đóng góp khác…
Thói vô tâm, vô cảm và vô trách nhiệm của giới quan chức Bộ TC đã tích tụ từ nhiều năm qua và mang tính hệ thống và được nhà nước túng quẫn khuyến khích tận thu. Chỉ có người dân là chết hết ngáp.
Theo giải thích của cơ quan chuyên “móc túi” dân này, tăng thuế trong nước là nhằm bù đắp thiếu hụt do cắt giảm thuế theo các cam kết mà Việt Nam đã ký trước đó. Theo Bộ TC: “hiện nay Việt Nam đã ký kết 10 hiệp định thương mại tự do (FTA) và sẽ có hiệu lực từ nay tới năm 2020. Việc thực hiện các cam kết FTA khiến hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, làm nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) bị ảnh hưởng. Cụ thể, NSNN sẽ hụt thu do giảm thuế nhập khẩu: năm 2018 hụt 30.150 tỷ đồng; năm 2019 hụt 36.340 tỷ đồng; năm 2020 hụt 43.965 tỷ đồng.
Nhiều câu hỏi lớn đặt ra: vì sao trước đây khi khoe thành tích ký FTA, Bộ TC – một thành viên chủ chốt trong đàm phán với các đối tác nước ngoài – lại chỉ nói đến lợi ích mà các FTA mang lại, không hề đề cập việc tróc thuế lên đầu dân một khi các FTA không mang hiệu quả như mong muốn? Vì sao chỉ đến lúc kết quả thực hiện các FTA bị “đổ nợ”, Bộ TC mới vội vã tham mưu cho chính thể độc đảng đè đầu dân thu thuế để “bù đắp khó khăn NSNN”? Bộ TC có vô trách nhiệm đến mức đã góp phần và hiện thực “đổ nợ” ấy?
Vào ngày 31/12/2017, hầu như chắc chắn chế độ “thu cùng diệt tận giai đoạn cuối” sẽ không thể đạt được kết quả “thu vượt dự toán” gần 10% theo kế hoạch đề ra, thậm chí chỉ vượt dự toán 2,3% cũng hoàn toàn bị phá sản.
Đầu năm 2017, kinh tế VN vào năm suy thoái thứ 9 liên tiếp, nhiều gia đình phải thắt lưng buộc bụng bởi thu nhập ngày càng eo hẹp và đồng tiền ngày càng mất giá, Bộ TC lại tìm cách “móc túi” tuyệt đại đa số công dân và người nghèo bằng một bản dự thảo sửa đổi Luật thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với 8.000 đồng/1lít xăng. Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (bộ này) còn trơ tráo đến mức tuyên bố về “thuế BVMT” là “được lòng dân hơn”!
Năm 2015, Bộ TC đã đề xuất Quốc hội thông qua tăng gấp 3 lần thuế BVMT đối với xăng dầu từ ngày 1/5/2015. Theo Bộ TC tính toán: chỉ riêng với thuế đánh vào các mặt hàng này, NSNN dự kiến sẽ thu hơn 35.000 tỷ đồng/năm, tăng 23.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, riêng số thu thuế BVMT của xăng đã dự kiến hơn 20.000 tỷ đồng/năm, tăng gần 14.000 tỷ đồng/năm. Đáng chú ý là con số này gấp 2 – 2,5 lần so với tổng thu thuế BVMT năm 2015, tương ứng tăng khoảng 22.500 tỷ. Năm 2016, thuế BVMT trường đã tăng vọt gần gấp 4 lần so với 2014, nhưng chỉ có 30% trong số tiền này được sử dụng cho BVMT. Vậy số tiền còn lại “biến” vào túi ai?
Nếu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến liên đới trách nhiệm với vụ nhập hàng triệu viên thuốc ung thư giả, đã khiến nhiều bệnh nhân ung thư phải chết, Bộ trưởng TC Đinh Tiến Dũng đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% từ năm 2019 cũng có thể gây tác hại ghê gớm không kém tính độc dược của thuốc ung thư giả.
Thu nhập GDP bình quân đầu người VN thấp nhất khối Asean (trừ Lào, Camphuchia và myamar vào Asean sau ta), nhưng tỉ lệ thuế, phí/GDP của Việt Nam là 21,6% (trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Myanmar 15,5%, Indonesia 12,1%…) cao thuộc top đầu của thế giới. Giá nhiều mặt hàng tiêu dùng cao ngất trời. Giá hàng hóa cao như vậy vì phải gánh chịu nhiều loại thuế và phi. Như 1 con gà khi đưa lên bàn ăn thì phải chịu tới gần 20 loại thuế, phí khác nhau. Bên cạnh giá thuốc, sữa vào loại cao nhất thế giới, thì người VN với thu nhập thấp lại đang bị "đánh thuế vô cùng tàn bạo, dã man" trên mọi mặt hàng từ cái ăn, cái mặc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tới cái phương tiện đi lại.
Một lý do quan trong là Đảng và Nhà nước phải nuôi 1 hệ thống nhân sự để bảo vệ chính quyền quá lớn: Theo thống kê thì gộp tất cả công chức, viên chức, công an, bộ đội, người nghỉ hưu, ban bệ, đảng, các đoàn thể... thì có gần 12 triệu người ăn lương từ ngân sách Nhà nước. Mỗi năm tiêu tốn hơn 60,000 tỉ của nhân dân, nhưng chẳng tạo ra được điều tốt đẹp gì cho an sinh xã hội, mà còn xấu nhiều hơn (tham nhũng, cửa quyền, đàn áp dân).
Ví dụ chi cho Công an – lực lượng vũ trang chuyên đối nội - lên đến 12% tổng chi ngân sách (ở Mỹ chỉ hơn 2%), bộ máy hành chính và các loại đoàn thể (cánh tay nối đài của Đảng) cũng chi tới 12%. Một cơ quan có 1 trưởng và đến hàng chục phó. Nếu ở Việt nam, số người dân phải nuôi 1 cán bộ cao cấp (từ thứ trưởng trở lên) là 588.607 người, thì con số đó ở Mỹ là 10.483.870 người, ở Nhật là 3.848.484 người. Nhiều tỉnh toàn con ông cháu cha ngồi đầy trong cơ quan công quyền.Trong khi đó có đến 30% công chức “sáng căp ô đi, chiều cắp ô về”.
Năm 2017 là năm đáo hạn vốn vay ODA, cũng năm 2017 VN bị cắt các khoản vay ưu đãi, chính phủ các nước đã siết chặt vốn ODA. Không phải ngẫu nhiên mà Sabeco, Habeco, Vinamilk, FPT... những con gà biết đẻ trứng vàng hiếm hoi của nhà nước cũng bị đem bán, vì chính phủ đã cạn kiệt tiền sau những năm tháng mà cả hệ thống công quyền, quan chức rất tích cực tàn phá, tích cực tham nhũng, tích cực biển thủ công quỹ làm của riêng.
Năm 2017 là năm đáo hạn vốn vay ODA, cũng năm 2017 VN bị cắt các khoản vay ưu đãi, chính phủ các nước đã siết chặt vốn ODA. Không phải ngẫu nhiên mà Sabeco, Habeco, Vinamilk, FPT... những con gà biết đẻ trứng vàng hiếm hoi của nhà nước cũng bị đem bán, vì chính phủ đã cạn kiệt tiền sau những năm tháng mà cả hệ thống công quyền, quan chức rất tích cực tàn phá, tích cực tham nhũng, tích cực biển thủ công quỹ làm của riêng.
Mưu đồ tăng thuế VAT (đánh vào tất cả các mặt hàng lưu thông trong xã hội, mọi người đều có nhu cầu sử dụng) xảy ra với bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 10 liên tiếp, một xã hội bị a xít đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, đè lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết”, sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi, với bao khoản đóng góp khác…
Thói vô tâm, vô cảm và vô trách nhiệm của giới quan chức Bộ TC đã tích tụ từ nhiều năm qua và mang tính hệ thống và được nhà nước túng quẫn khuyến khích tận thu. Chỉ có người dân là chết hết ngáp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét