Tại sao Israel lại không phải là Nga?
Trong các buổi trò chuyện với người dân sở tại (một phần ba dân số Israel nói tiếng Nga thành thạo), phóng viên “Rosbalta” đã ngộ ra được một điều là ý thức tự trọng và lòng tin chân thành vào sự nghiệp chính nghĩa của mình là đặc điểm tính cách nổi bật đối với tất cả công dân quốc gia này, dù đó là một cảnh sát hay một quan chức, hoặc là đại diện của những nghề nghiệp khác. Chỉ còn biết ghen tỵ với một đất nước, nơi mà có tới 1/3 dân số là những người có xuất thân từ Liên Xô, bởi vì họ cũng chính là những con người như tôi và các bạn. Chỉ có điều là tại làm sao đó mà Israel lại không phải là nước Nga.
Ngày 13/1/2018, Tờ “Bình luận quân sự” (Nga) đã cho đăng lại bài báo với tiêu đề trên của Evghenhi Zubarev. Bài báo viết về những cảm nhận của mình sau chuyến thăm, tìm hiểu đất nước của “Bức tường than thở” và về những khác biệt giữa Israel với nước Nga. Xin được dịch lại để bạn đọc tham khảo. Ảnh trong bài là của tác giả.
“Israel – một đất nước liên tục chinh chiến. Nhưng một công dân bình thường sống tại đất nước này an toàn và thoải mái hơn nhiều so với một công dân Nga sống tại nước Nga. Phóng viên của “Rosbalta” đã “mục sở thị” thực tế này sau hai tuần thăm Israel và so sánh những công nghệ đảm bảo an ninh công cộng được áp dụng tại Nga và Israel.
Điểm khác biệt đầu tiên và chủ yếu- trên các con phố tại Israel bạn có thể thấy rất nhiều người mang vũ khí, kể cả những người mặc quân phục lẫn những người mặc thường phục.
Luật Israel cho phép công dân sở hữu, mang và sử dụng súng nòng ngắn (nguyên văn) cho mục đích tự vệ, nhưng ngoài những “fan” hâm mộ” súng nòng ngắn, trên đường phố còn có thể thấy các chàng trai và các cô gái mang súng tự động quân dụng. Không những thế, các khẩu súng tự động này còn được lên đạn sẵn để có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Ngày 13/1/2018, Tờ “Bình luận quân sự” (Nga) đã cho đăng lại bài báo với tiêu đề trên của Evghenhi Zubarev. Bài báo viết về những cảm nhận của mình sau chuyến thăm, tìm hiểu đất nước của “Bức tường than thở” và về những khác biệt giữa Israel với nước Nga. Xin được dịch lại để bạn đọc tham khảo. Ảnh trong bài là của tác giả.
“Israel – một đất nước liên tục chinh chiến. Nhưng một công dân bình thường sống tại đất nước này an toàn và thoải mái hơn nhiều so với một công dân Nga sống tại nước Nga. Phóng viên của “Rosbalta” đã “mục sở thị” thực tế này sau hai tuần thăm Israel và so sánh những công nghệ đảm bảo an ninh công cộng được áp dụng tại Nga và Israel.
Điểm khác biệt đầu tiên và chủ yếu- trên các con phố tại Israel bạn có thể thấy rất nhiều người mang vũ khí, kể cả những người mặc quân phục lẫn những người mặc thường phục.
Luật Israel cho phép công dân sở hữu, mang và sử dụng súng nòng ngắn (nguyên văn) cho mục đích tự vệ, nhưng ngoài những “fan” hâm mộ” súng nòng ngắn, trên đường phố còn có thể thấy các chàng trai và các cô gái mang súng tự động quân dụng. Không những thế, các khẩu súng tự động này còn được lên đạn sẵn để có thể sử dụng bất cứ lúc nào.
Để có thể có căn cứ nhận được giấy phép mang vũ khí nòng ngắn, công dân Israel có thể liệt kê những rủi ro có thể gặp phải tại nơi làm việc hoặc nơi sinh sống, xin giấy giới thiệu của Quân đội hoặc của cánh sát.
Cụ thể, những người có quyền mang súng ngắn là: lái xe taxi, nhân viên làm việc tại các hãng kim cương, vận động viên thể thao môn bắn súng, cũng như tất cả công dân Israel sống tại các khu vực lãnh thổ chiếm đóng (Israel chiếm đóng sau cuộc chiến năm 1967-ND).
Ngoài ra, mỗi một công dân sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự có thể đề nghị bộ tư lệnh ký một đề nghị đặc biệt để làm cơ sở xin giấy phép mang súng.
Và cuối cùng, giấy phép mang súng được cảnh sát cấp cho tất cả dân phòng tự nguyện tuần tra các khu dân cư.
Thêm nữa, cảnh sát và những nhân viên bảo vệ tư nhân cũng được vũ trang, và điều rất thú vị là trong lực lượng bảo vệ tư nhân có rất nhiều cô gái trẻ mang súng ngắn quân dụng (ảnh dưới).
Như vậy, nếu tính theo tiêu chí số người được mang vũ khí, Israel đứng ở một trong những vị trí hàng đầu trên thế giới, tuy nhiên, tỷ lệ người dân mang vũ khí rất cao lại không hề làm gia tăng cả những trường hợp tai nạn không may liên quan đến vũ khí, mức độ sử dụng bất hợp pháp vũ khí, hoàn toàn trái ngược với những luận chứng mà các quan chức rất hay đem ra để hù dọa dân chúng.
Thêm nữa, thực tiễn thực thi pháp luật tại Israel thường thiên về hướng ủng hộ việc người dân sử dụng vũ khí để tự vệ. Sau vụ băng cướp người Beduin đột nhập vào nhà riêng một chủ trang trại người Do Thái và đã bị ông này đã bắn chết cả nhóm cướp, các nhà làm luật Israel đã ra một văn bản luật chính thức ủng hộ hành động này.
Một ví dụ khác- cách đây không lâu ngay tại thành phố Jerusalem, những người qua đường tình cờ đã ngăn chặn được cùng một lúc hai hành động khủng bố. Một tên khủng bố được trang bị súng tự động đã bị một người lính đang đi thăm quan bắn hạ, còn tên khủng bố thứ hai bị một người dân thường đang ngồi trên chiếc xe ô tô đi ngang qua bắn gục.
Điểm khác biệt quan trọng thứ hai: số lượng cảnh sát/dân số. Nước Nga là nước dẫn đầu thế giới tính theo tiêu chí này: 976 cảnh sát/100.000 dân.
Tại Israel, tỷ lệ này là 330 cảnh sát/100.000 dân- có nghĩa là thấp hơn Nga tới ba lần.
Điểm khác biệt thứ ba- hiệu quả hoạt động của hệ thống bảo vệ pháp luật. Tỷ lệ người chết vì tội phạm tại Nga là 28,2 người /100.000 dân, còn tại Israel, tỷ lệ trên là 2,1/ 100.000 dân.
Tuy nhiên, bản thân con số thống kê nói trên không chỉ ra được lý do tại sao tại một đất nước nằm trong vòng vây của những kẻ thù không khoan nhượng mà xác xuất chết vì bàn tay của tội phạm lại thấp hơn Nga đến 14 lần.
Ở đây có một loạt các nguyên nhân, trong số những nguyên nhân đó, lấy một ví dụ cụ thể: mức độ tham nhũng vặt cực kỳ thấp (nguyên văn- tham những cấp thấp).
Cụ thể, cảnh sát và cán bộ điều tra tại Israel không nhận hối lộ, không phải chỉ vì họ là những con người có đạo đức tốt, mà còn bởi vì nếu xét từ góc độ kinh tế, nhận hối lộ là một hành vi không thể bào chữa được.
Lương của cảnh sát năm đầu tiên làm việc là 7.000 Sheqel/tháng, tức 2.000 đôla Mỹ, và sau đó được tăng hàng năm theo thâm niên công tác.
Nhưng điều quan trọng nhất thậm chí không phải là lương, mà là các ưu đãi (phúc lợi) xã hội khác - có rất nhiều ưu đãi dành cho cảnh sát- bảo hiểm nghề nghiệp (cảnh sát), bảo hiểm y tế, tiền chi trả để học đại học, lương hưu với mức 90% lương khi đang làm việc, thêm nữa, cảnh sát có thể nghỉ hưu ngay khi tròn 45 tuổi.
Hãy cộng thêm vào đây những hỗ trợ vật chất khác khi ra khỏi ngành, cụ thể như thế này: một cảnh sát nghỉ hưu chỉ phải chi 10% số tiền khi mưa sắm một tài sản có giá trị như mua đất hoặc nhà ở chẳng hạn, nhà nước sẽ trả nốt 90% còn lại.
Trong những điều kiện như vậy, cảnh sát hoặc cán bộ điều tra đơn giản sẽ không dại gì nhận tiền hối lộ của những kẻ vi phạm pháp luật, bởi vì họ sẽ phải đối mặt với rủi ro mất hết những ưu đãi trong tương lai, trong khi chẳng ai lại đưa khoản tiền hối lộ vặt lên tới hàng trăm nghìn đôla.
Và nói chung, ngoài những khoản khuyến khích vật chất, cũng cần phải tính tới yếu tố tinh thần. Công dân Israel- là những người cực kỳ yêu nước.
Điều đó có thể thấy rõ qua những lá quốc kỳ được treo gần như trên tất cả mọi ban công trước nhà.
Trong các buổi trò chuyện với người dân sở tại (một phần ba dân số Israel nói tiếng Nga thành thạo), phóng viên “Rosbalta” đã ngộ ra được một điều là ý thức tự trọng và lòng tin chân thành vào sự nghiệp chính nghĩa của mình là đặc điểm tính cách nổi bật đối với tất cả công dân quốc gia này, dù đó là một cảnh sát hay một quan chức, hoặc là đại diện của những nghề nghiệp khác.
Một người lái xe taxi có thể lớn tiếng chỉ trích chính phủ và tổng thống nước mình, nhưng anh ta sẽ nói năng nhỏ nhẹ với nhân viên cảnh sát chặn xe để kiểm tra giấy tờ. Tại Israel, cảnh sát được tôn trọng và được giúp đỡ.
Còn một nhân tố quan trọng nữa khiến tỷ lệ tội phạm ở Israel rất thấp đó là nhà nước không khoan dung đối với các biểu hiện hung hăng dưới bất kỳ hình thức nào.
Tại Israel, không chỉ thói du côn – côn đồ làm tổn hại sức khỏe người khác, mà ngay cả những đe dọa đánh ai bằng lời nói cũng bị trừng phạt nghiêm khắc.
Chỉ vì một câu đe dọa được cho là rất bình thường ở Nga kiểu như (“Bây giờ tao sẽ vặt mũi mày”), cũng sẽ phải nhận hình phạt tới 4 tháng tạm giam,- thêm nữa hình thức trừng phạt này được xác định là án hình sự và sau đó sẽ có ảnh hưởng rất tiêu cực đến cuộc đời sau này của công dân đó- đến quyền lợi bảo hiểm, đến tín dụng, công việc và v.v.
Vì lý do này nên nạn bạo lực đường phố tại Israel hầu như không có. Và như vậy, nhà nước đã có biệp pháp ngăn chặn ngay từ gốc- không cho phép một kẻ lỗ mãng tầm thường biến thành một tên tội phạm sẵn sàng không chỉ đe dọa mà còn dám ra tay giết người.
Còn bây giờ chúng ta hãy so sánh tình hình với nước Nga, nơi mà trong khi lẽ ra phải tăng mức trừng phạt đối với các hành động du côn thì lại quyết định bãi bỏ trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm này .
Điều 213 Bộ luật hình sự LB Nga “ về nạn du côn” từ thời D. Medvedev còn làm tổng thống đã có những thay đổi “xuất phát từ những lý do nhân đạo” mạnh mẽ - đến mức mà bây giờ luật chỉ chỉ xem xét trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh người vì động cơ bài ngoại hoặc tấn công người khác có sử dụng vũ khí.
Còn nếu như có ai đó vô cớ đánh bạn nhưng chỉ dùng tay chân thì nói chung sẽ không bị truy cứu.
Và như vậy, những cuộc tấn công đường phố không bị trừng phạt tại Nga đã trở thành nguyên nhân không chỉ làm gia tăng loại tội phạm nói trên, mà còn là điều kiện thuận lợi để biến những tên du côn nhờn luật thành những tên tội phạm nguy hiểm.
Còn một điểm rất đặc trưng nữa tôi muốn kể ra ở đây –tại Israel, bạn có thể quay video tất cả mọi thứ và ở bất kỳ đâu.
Phóng viên “Rosbalta” (tác giả) đã từng tranh luận gay gắt với thư ký báo chí Cục vận tải Bộ nội vụ LB Nga phụ trách Vùng liên bang Tây Bắc (Nga) là Svetlana Peskovskaia về tính hợp pháp của việc quay sân bay “Pulkovo” (Sân bay quốc tế ở Sant-Peterburg-ND).
Một trong những luận chứng mà bà thư ký báo chí đưa ra là: “Ông cứ hãy thử quay phim cái gì đó ở tại các nhà ga và sân bay Israel mà xem, người ta sẽ tóm cổ ông ngay lập tức!”.
Và đây, tôi đã dùng máy quay chuyên dụng cỡ lớn để quay phim tại các nhà ga đường sắt và bến xe ô tô của Tel-Aviv, Netani, Jerusalem và tại sân bay quốc tế Ben Gurion, tại các bệnh viện, cơ quan nhà nước Israel và các tổ hợp công trình tôn giáo.
Không một quan chức hoặc người dân thường nào cản trở tôi. Không còn nghi ngờ gì nữa, một sự công khai minh bạch như vậy- đấy là một lý do nữa làm cho tỷ lệ tội phạm tại Israel ở mức rất thấp.
Chỉ còn biết ghen tỵ với một đất nước, nơi mà có tới 1/3 dân số là những người có xuất thân từ Liên Xô, bởi vì họ cũng chính là những con người như tôi và các bạn.
Chỉ có điều là tại làm sao đó mà Israel lại không phải là nước Nga.
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tai-sao-israel-lai-khong-phai-la-nga-3351190/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét