OceanBank - ngân hàng sân sau của PetroVietnam
7/9/2017, Hải Lý - Nguyên dàn lãnh đạo của OceanBank từ chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc đến các chi nhánh, phòng ban... đều đã vi phạm quy định ngân hàng khi chi lãi ngoài, nhưng nếu thật sự các cá nhân nhận tiền lãi ngoài ở PetroVietnam và các công ty trực thuộc là có thì họ mới là những người phá luật lệ nghiêm trọng hơn bởi họ đã gửi tiền của Nhà nước sai mục đích, dẫn đến hậu quả khôn lường cho an ninh tiền tệ.
Tổng số tiền thời điểm cao nhất mà tập đoàn Dầu khí
gửi ở OceanBank lên tới 25.000 tỉ đồng. Ảnh: Đào Loan
(TBKTSG) - Có những số liệu và tầm quan trọng của chúng mà dư luận chỉ có thể biết được qua những ngày xét xử phiên tòa vụ án Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
Theo ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị OceanBank, khai tại tòa có thời điểm tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam) đã gửi ở ngân hàng này tổng cộng đến 20.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 50% tổng vốn huy động của OceanBank. Còn ông Ninh Văn Quỳnh, nguyên kế toán trưởng PetroVietnam lúc bấy giờ và là Phó tổng giám đốc PetroVietnam sau này, vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố và bắt tạm giam ngày 31-8-2017, trả lời tòa tổng số tiền thời điểm cao nhất mà tập đoàn Dầu khí gửi ở OceanBank lên tới 25.000 tỉ đồng.
OceanBank sân sau của PetroVietnam
Thông thường một doanh nghiệp có số dư tiền gửi tới hơn một nửa vốn huy động của một tổ chức tín dụng, đã là chuyện không bình thường. Cái không bình thường ấy phản ánh hai điều: thứ nhất ngân hàng kia có tầm quan trọng đặc biệt, mang tính sống còn đối với doanh nghiệp, nên doanh nghiệp mới gửi nhiều tiền thế. Việc gửi tiền ở quy mô lớn như vậy vô hình trung đã biến ngân hàng thành công ty sân sau của doanh nghiệp. Giới tài chính thường đề cập đến các công ty sân sau của ngân hàng, còn ở đây ngược lại, OceanBank là ngân hàng sân sau của PetroVietnam - một tổ chức tín dụng cổ phần, 80% vốn tư nhân, trở thành sân sau của một tập đoàn quốc doanh!
Đặt trong bối cảnh năm 2011-2012 lạm phát cao, các “cơn sốt nóng, lạnh” vàng, ngoại tệ xảy ra, mặt bằng lãi suất cả huy động lẫn cho vay tăng vọt, Ngân hàng Nhà nước phải áp trần tiền gửi 14%/năm, mới thấy tầm quan trọng của số tiền gửi của PetroVietnam ở OceanBank kinh khủng đến mức nào. Không có tiền gửi của PetroVietnam, chắc chắn OceanBank đã “chết”. Nguyên tắc hoạt động đầu tiên của một tổ chức tín dụng là phải huy động được tiền. Không tiền huy động đầu vào, giống như không có oxy, cái “chết” tức thời hay dần dần là điều khó tránh khỏi.
Nguyên dàn lãnh đạo của OceanBank từ chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc đến các chi nhánh, phòng ban... đều đã vi phạm quy định ngân hàng khi chi lãi ngoài, nhưng các cá nhân nhận tiền lãi ngoài là những người phá luật lệ nghiêm trọng hơn.
Thứ hai PetroVietnam bấy giờ có thật sự thừa tiền đến mức dồn cả vào gửi ở OceanBank? Theo báo cáo thường niên năm 2011 đã kiểm toán, ở trang 39, đến ngày 31-12-2011 tập đoàn có 96.014 tỉ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, trong đó các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi trên 3 tháng có hưởng lãi suất) là 36.952 tỉ đồng. Tầm cỡ và phạm vi hoạt động của PetroVietnam, tập trung vào chi phí thăm dò, khai thác và nguồn thu xuất khẩu, khiến dòng tiền vào ra của tập đoàn rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu dòng tiền như thế, vay và nợ dài hạn của PetroVietnam cùng thời điểm trên là 90.728 tỉ đồng. Đây chủ yếu là các khoản vay bằng ngoại tệ, có bảo lãnh của Bộ Tài chính, vay tín chấp và thế chấp như thuyết minh ở trang 69. Theo một số ngân hàng, lãi suất vay của PetroVietnam thường thấp vì được Bộ Tài chính bảo lãnh và vay bằng ngoại tệ. Nhờ nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô, nên việc vay ngoại tệ của tập đoàn hầu như không gặp trở ngại.
Cân đối dòng tiền, rõ ràng PetroVietnam không thừa nhiều tiền đến mức dồn cả vào gửi ở OceanBank. Hơn nữa, các ngân hàng năm đó ai ai cũng niêm yết công khai lãi suất huy động 14%/năm. PetroVietnam là doanh nghiệp lớn nhất nhì Việt Nam thời điểm ấy, tập đoàn gửi tiền đâu chẳng được. Thế thì vì sao OceanBank lại được PetroVietnam “chọn mặt” để gửi tiền?
Tiền của dân
Lý do thể hiện trên giấy tờ dễ nhận thấy PetroVietnam ưu tiên gửi tiền ở OceanBank bởi tập đoàn nắm giữ 20% vốn ngân hàng này. Đấy là tập đoàn đầu tư, tập đoàn nắm, chứ không phải hàng chục công ty con, công ty liên doanh, liên kết của tập đoàn. Nhiều đơn vị của PetroVietnam đã niêm yết, hạch toán độc lập, có báo cáo tài chính công khai riêng. Họ có tiền nhàn rỗi tạm thời, họ gửi ở đâu, mở tài khoản giao dịch ở ngân hàng nào là quyền của họ.
Đáng ngạc nhiên là hầu hết doanh nghiệp dầu khí đều gửi tiền ở OceanBank. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị từ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí, VietsovPetro, Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Tổng công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí, Tổng công ty Phân bón hóa chất dầu khí, Công ty Phân bón dầu khí Tây Nam bộ, Tổng công ty Bảo hiểm PVI... cho đến những đơn vị thiên về hành chính sự nghiệp như Viện Dầu khí Việt Nam, Đại học Dầu khí... đều gửi tiền ở OceanBank cả.
Giả sử không có một chủ trương chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, thử hỏi liệu các đơn vị trên có nhất nhất gửi tiền ở OceanBank không? Và bức xúc hơn, nếu như lời khai tại tòa của Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc OceanBank thời đó là đúng thì các đơn vị gửi tiền đó đều được chi lãi ngoài, tức lãi suất thực gửi mà ngân hàng phải trả cao hơn 14%/năm.
Trong trường hợp hết thảy số tiền chi lãi ngoài ấy được trả vào tài khoản của các doanh nghiệp gửi tiền, thì các doanh nghiệp được hưởng. Nhưng đằng này Thắm và Sơn khai đã chi cho các cá nhân ở các doanh nghiệp trên. Cho nên đại diện của các doanh nghiệp tại tòa mới nói công ty họ không nhận được tiền chi lãi ngoài. Các công ty không nhận được chi lãi ngoài, nhưng các cá nhân tại từng công ty thì có khả năng là có.
Vai trò của PetroVietnam trong nền kinh tế nước nhà vô cùng lớn, lớn đến mức sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô có thể tác động trực tiếp đến GDP, đến thu ngân sách nhà nước. PetroVietnam lại là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và phải tuân thủ quy định về quản lý vốn nhà nước. Nguyên dàn lãnh đạo của OceanBank từ chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc đến các chi nhánh, phòng ban... đều đã vi phạm quy định ngân hàng khi chi lãi ngoài, nhưng nếu thật sự các cá nhân nhận tiền lãi ngoài ở PetroVietnam và các công ty trực thuộc là có thì họ mới là những người phá luật lệ nghiêm trọng hơn bởi họ đã gửi tiền của Nhà nước sai mục đích, dẫn đến hậu quả khôn lường cho an ninh tiền tệ.
OceanBank sân sau của PetroVietnam
Thông thường một doanh nghiệp có số dư tiền gửi tới hơn một nửa vốn huy động của một tổ chức tín dụng, đã là chuyện không bình thường. Cái không bình thường ấy phản ánh hai điều: thứ nhất ngân hàng kia có tầm quan trọng đặc biệt, mang tính sống còn đối với doanh nghiệp, nên doanh nghiệp mới gửi nhiều tiền thế. Việc gửi tiền ở quy mô lớn như vậy vô hình trung đã biến ngân hàng thành công ty sân sau của doanh nghiệp. Giới tài chính thường đề cập đến các công ty sân sau của ngân hàng, còn ở đây ngược lại, OceanBank là ngân hàng sân sau của PetroVietnam - một tổ chức tín dụng cổ phần, 80% vốn tư nhân, trở thành sân sau của một tập đoàn quốc doanh!
Đặt trong bối cảnh năm 2011-2012 lạm phát cao, các “cơn sốt nóng, lạnh” vàng, ngoại tệ xảy ra, mặt bằng lãi suất cả huy động lẫn cho vay tăng vọt, Ngân hàng Nhà nước phải áp trần tiền gửi 14%/năm, mới thấy tầm quan trọng của số tiền gửi của PetroVietnam ở OceanBank kinh khủng đến mức nào. Không có tiền gửi của PetroVietnam, chắc chắn OceanBank đã “chết”. Nguyên tắc hoạt động đầu tiên của một tổ chức tín dụng là phải huy động được tiền. Không tiền huy động đầu vào, giống như không có oxy, cái “chết” tức thời hay dần dần là điều khó tránh khỏi.
Nguyên dàn lãnh đạo của OceanBank từ chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc đến các chi nhánh, phòng ban... đều đã vi phạm quy định ngân hàng khi chi lãi ngoài, nhưng các cá nhân nhận tiền lãi ngoài là những người phá luật lệ nghiêm trọng hơn.
Thứ hai PetroVietnam bấy giờ có thật sự thừa tiền đến mức dồn cả vào gửi ở OceanBank? Theo báo cáo thường niên năm 2011 đã kiểm toán, ở trang 39, đến ngày 31-12-2011 tập đoàn có 96.014 tỉ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, trong đó các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (tiền gửi trên 3 tháng có hưởng lãi suất) là 36.952 tỉ đồng. Tầm cỡ và phạm vi hoạt động của PetroVietnam, tập trung vào chi phí thăm dò, khai thác và nguồn thu xuất khẩu, khiến dòng tiền vào ra của tập đoàn rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu dòng tiền như thế, vay và nợ dài hạn của PetroVietnam cùng thời điểm trên là 90.728 tỉ đồng. Đây chủ yếu là các khoản vay bằng ngoại tệ, có bảo lãnh của Bộ Tài chính, vay tín chấp và thế chấp như thuyết minh ở trang 69. Theo một số ngân hàng, lãi suất vay của PetroVietnam thường thấp vì được Bộ Tài chính bảo lãnh và vay bằng ngoại tệ. Nhờ nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô, nên việc vay ngoại tệ của tập đoàn hầu như không gặp trở ngại.
Cân đối dòng tiền, rõ ràng PetroVietnam không thừa nhiều tiền đến mức dồn cả vào gửi ở OceanBank. Hơn nữa, các ngân hàng năm đó ai ai cũng niêm yết công khai lãi suất huy động 14%/năm. PetroVietnam là doanh nghiệp lớn nhất nhì Việt Nam thời điểm ấy, tập đoàn gửi tiền đâu chẳng được. Thế thì vì sao OceanBank lại được PetroVietnam “chọn mặt” để gửi tiền?
Tiền của dân
Lý do thể hiện trên giấy tờ dễ nhận thấy PetroVietnam ưu tiên gửi tiền ở OceanBank bởi tập đoàn nắm giữ 20% vốn ngân hàng này. Đấy là tập đoàn đầu tư, tập đoàn nắm, chứ không phải hàng chục công ty con, công ty liên doanh, liên kết của tập đoàn. Nhiều đơn vị của PetroVietnam đã niêm yết, hạch toán độc lập, có báo cáo tài chính công khai riêng. Họ có tiền nhàn rỗi tạm thời, họ gửi ở đâu, mở tài khoản giao dịch ở ngân hàng nào là quyền của họ.
Đáng ngạc nhiên là hầu hết doanh nghiệp dầu khí đều gửi tiền ở OceanBank. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị từ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí, VietsovPetro, Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Tổng công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí, Tổng công ty Phân bón hóa chất dầu khí, Công ty Phân bón dầu khí Tây Nam bộ, Tổng công ty Bảo hiểm PVI... cho đến những đơn vị thiên về hành chính sự nghiệp như Viện Dầu khí Việt Nam, Đại học Dầu khí... đều gửi tiền ở OceanBank cả.
Giả sử không có một chủ trương chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, thử hỏi liệu các đơn vị trên có nhất nhất gửi tiền ở OceanBank không? Và bức xúc hơn, nếu như lời khai tại tòa của Hà Văn Thắm và Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc OceanBank thời đó là đúng thì các đơn vị gửi tiền đó đều được chi lãi ngoài, tức lãi suất thực gửi mà ngân hàng phải trả cao hơn 14%/năm.
Trong trường hợp hết thảy số tiền chi lãi ngoài ấy được trả vào tài khoản của các doanh nghiệp gửi tiền, thì các doanh nghiệp được hưởng. Nhưng đằng này Thắm và Sơn khai đã chi cho các cá nhân ở các doanh nghiệp trên. Cho nên đại diện của các doanh nghiệp tại tòa mới nói công ty họ không nhận được tiền chi lãi ngoài. Các công ty không nhận được chi lãi ngoài, nhưng các cá nhân tại từng công ty thì có khả năng là có.
Vai trò của PetroVietnam trong nền kinh tế nước nhà vô cùng lớn, lớn đến mức sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô có thể tác động trực tiếp đến GDP, đến thu ngân sách nhà nước. PetroVietnam lại là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và phải tuân thủ quy định về quản lý vốn nhà nước. Nguyên dàn lãnh đạo của OceanBank từ chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc đến các chi nhánh, phòng ban... đều đã vi phạm quy định ngân hàng khi chi lãi ngoài, nhưng nếu thật sự các cá nhân nhận tiền lãi ngoài ở PetroVietnam và các công ty trực thuộc là có thì họ mới là những người phá luật lệ nghiêm trọng hơn bởi họ đã gửi tiền của Nhà nước sai mục đích, dẫn đến hậu quả khôn lường cho an ninh tiền tệ.
http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/164340/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét