Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

Cảm nhận 2/9 năm nay: Không đâu phải treo cờ

Cảm nhận về ngày 2 tháng 9 năm nay
Trong nhiều khu dân cư, tâm thức treo cờ đã có những biến đổi lớn đối với họ. Họ nói rằng “treo cờ tổ quốc là thiêng liêng, là tốt đẹp, nhưng mà cờ đó có phải cờ tổ quốc, dân tộc mình hay chỉ là cờ đại diện của một nhóm người, chúng tôi không thể hiện lòng yêu nước bằng việc treo cờ đỏ”.
Cảnh treo cờ và băng rôn trên các đường 
 phố, dịp 2-9 ở Hà Nội. Nguồn: internet
Những ngày giáp mùng 2 tháng Chín năm nay, tôi đi nhiều nơi trong thành phố và các khu dân cư tại Sài Gòn cũng như một số tỉnh thành lân cận thấy có sự khác lạ với mọi năm. Thông thường để chuẩn bị cho các ngày như 30.4 hay ngày gọi là “Quốc Khánh”, những năm trước nhà cầm quyền ra sức vận động tuyên truyền đến các hộ dân dụ, bắt ép họ treo cờ đỏ trước cả hai tuần lễ. Nhưng năm nay những chuyện đó ít xảy ra hoặc không xảy ra.

Trước đó, hơn một tuần trước, tại một đoạn đường Phạm Văn Đồng, tôi đã thấy họ treo cờ đỏ và cờ đảng xen kẽ nhau trên các cây cột điện. Tôi nói với một người bạn nước ngoài đi cùng “lại thấy rác mắt và che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông rồi đó em”, bạn tôi trả lời “anh sống ở Việt Nam mấy chục năm nay rồi mà anh vẫn chưa quen với chuyện đó à?”.

Đúng như người bạn nói, đến hẹn lại lên, cờ xí rợp trời, từ đường lớn đến những con hẻm nhỏ, một màu đỏ vấy lên không gian trời thu, nhiều khi lại cảm thấy tiêu điều ảm đạm. Nhưng có lẽ năm nay thì khác, khác ở chỗ ít hơn. Những con đường lớn, ngỏ hẻm, những cột cờ dường như được bình yên hơn, không gian dường như thoáng đãng hơn.

Chiều tối ngày 31/08 tại khu vực quận Gò Vấp, tôi để ý thấy nhiều con đường không bị nhuộm đỏ, nhìn vào các ngỏ hẻm cũng không thấy hoặc chỉ lác đác những đốm đỏ đã có từ trước. Tôi giả hỏi mua một lá cờ từ một người kinh doanh cờ quạt tại ngã tư, bèn hỏi họ về việc kinh doanh năm nay thế nào, anh ta ngao ngán nói, “chả hiểu sao mà năm nay ế ẩm lắm anh ạ, cận ngày ‘Quốc Khánh’ rồi mà ít ai còn quan tâm đến cờ quạt. Các dịp lễ năm trước là bán được nhiều lắm, chả biết năm nay có chuyện gì mà ế quá”.

Phải chăng có một sự nhận thức về tính chính danh, về sự thật lịch sử nào đó của lá cờ từ trong dân, nên việc họ hờ hững treo cờ trong ngày Quốc Khánh do cộng sản thiết lập từ năm 1945 là một tiến trình hết sức tự nhiên, âm thầm?

Trong nhiều khu dân cư, tâm thức treo cờ đã có những biến đổi lớn đối với họ. Họ nói rằng “treo cờ tổ quốc là thiêng liêng, là tốt đẹp, nhưng mà cờ đó có phải cờ tổ quốc, dân tộc mình hay chỉ là cờ đại diện của một nhóm người, chúng tôi không thể hiện lòng yêu nước bằng việc treo cờ đỏ”.

Tôi hỏi một cư dân khác tại khu vực Thủ Đức tại sao không treo cờ mừng “Quốc Khánh”. Họ nói rằng: “năm nay không thấy tổ dân phố kêu gọi treo cờ, không thấy phát cờ, bình thường mọi năm là có rồi đấy, họ không kêu gọi treo thì thôi, treo mất công mất việc”.

Đó là những gì mà tôi đã chứng kiến, mất thấy tai nghe trong những ngày qua về việc treo cờ “Quốc Khánh” năm nay, nó khác và lạ so với những năm trước. Tôi không thể khẳng định được hầu hết tại Sài Gòn và vùng phụ cận đều như những gì tôi thấy, lại càng không thể khẳng định cả nước Việt Nam đã có những dấu hiệu chuyển biến khác thường về việc treo cờ, nhất là miền Bắc hay Hà Nội.

Thế nhưng, với kinh nghiệm hai năm tôi đã sống tại Sài Gòn thì rõ ràng đường lớn, ngõ hẻm Sài Gòn dường như sạch sẽ hơn so với mọi năm. Rõ ràng người dân hờ hững hơn với việc treo cờ, người dân ít bị chính quyền sở tại làm phiền có treo cờ hay không treo cờ. Dẫu sao, đó cũng là điều đang xảy ra trong hiện tại.

Mùa thu trời lộng gió, quang đãng và bầu khí mát dịu cả trong tâm thức, tầm mắt, hơi thở, sự dễ chịu này gợi hứng cho con người ta phóng tầm mắt của mình tới tận chân trời cao xanh mà không bị vật gì che khuất, ngăn cản.

Paulus Lê Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét