Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Tranh giành, cướp lộc vì đâu?

Tranh giành, cướp lộc vì đâu?
Cho dù bị báo chí, truyền thông lên án từ nhiều năm qua nhưng tình trạng cướp giựt, tranh nhau lộc tại các lễ hội của miền Bắc vẫn không hề giảm sút. Hàng ngàn người sẵn sàng “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với nhau để lấy được “lộc thánh” trong những ngày đầu năm. Những hành vi phản văn hóa ấy lại diễn ra ngay trên đất “ngàn năm văn vật” khiến cho nhiều người không khỏi đặt ra câu hỏi vì sao lại như vậy?

Sư thầy Thích Đạo Trụ tại chùa Hương “phát lộc” và cảnh tranh giành của người dân vào ngày 2/2. Ảnh: Zing News

Tại Hà Nội, hai lễ hội thu hút được đông đảo dân chúng tham dự đó là lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức) và lễ hội đền Gióng (huyện Sóc Sơn). Theo các lãnh đạo quản lý văn hóa cho hay, tai hai lễ hội này đều xảy ra tình trạng tranh giành, đánh nhau để lấy cho được “lộc thánh” là những dây chuyền nhỏ do nhà chùa phát ra ở chùa Hương hay những giỏ trầu cau và hoa tre tại đền Gióng, vốn là những thứ tượng trưng cho gậy của Thánh Gióng.

Trước tình trạng tranh giành, đánh nhau đến đổ máu để tranh giành “lộc”, ông Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh, nguyên phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội và Phát triển đã thẳng thắn cho đó là “hành động điên rồ”.

Thật không còn từ nào để diễn tả cảnh cả hàng ngàn người chen chúc, tranh giành, thách thức lẫn dẫm đạp nhau để giành giựt những “lộc thánh” được phát đi từ các vị sư. Điều cực kỳ phản cảm này lại diễn ra ngay tại các ngôi đình, chùa vốn có độ tuổi hàng trăm năm.

Chùa chiền là nơi giúp bá tánh, chúng sanh bớt đi phần “tham, sân, si”, nhưng điều kỳ lạ là dưới thời Cộng sản, nơi tôn nghiêm này lại là nơi khuyến khích những đức tính xấu ấy bộc lộ.

Vì đâu nên nỗi?


Cảnh tranh giành, cướp bóc tại lễ hội Gióng. Ảnh: Thanh Niên

Một giáo sư dạy tại một trường Đại học ở miền Nam đố bạn mình tìm cho được cảnh tranh giành, cướp bóc, dẫm đạp nhau tại các lễ hội diễn ra tại các đền chùa trong Nam. Không phải không có lý khi vị giáo sư kia lại đưa ra lời thách đố như vậy.

Tại miền Nam, có rất nhiều lễ hội thu hút hàng chục ngàn người dân hội tụ về. Vậy nhưng tuyệt nhiên không hề có chuyện tranh giành, đánh nhau đến đổ máu để tranh giành “lộc thánh”.

Những hình ảnh phản cảm nói trên chỉ xảy ra ở các đền chùa miền Bắc là di sản để lại của quá khứ. Đã có một thời, chính quyền CSVN đã ra sức đập phá đền chùa, phỉ báng thần linh. Để làm được việc đó, chính quyền còn ra sức tuyên truyền, kêu gọi người dân làm theo hoặc ủng hộ việc làm vô luân của mình.

Trong một thời gian dài, những nét đẹp văn hóa về lễ hội truyền thống đã mất đi. Ngày nay, khi chính quyền kêu gọi “gìn giữ bản sắc văn hóa”, những lễ hội ngày xưa được “đội mồ sống dậy”. Tuy nhiên, giá trị tinh thần của nó đã không còn nữa, vì không còn mấy ai còn giữ được nét tinh hoa. Cái còn lại chỉ là những thứ nhố nhăng, tranh giành và cướp bóc.

Nhưng tham dự lễ hội, tranh giành cướp bóc nào đâu phải chỉ người dân. Người dân giành giựt đến đổ máu những “lộc thánh” cũng chỉ để bán cho các quan chức chính quyền. Quan chức có được một nguồn thu nhập nhập bất chính nhiều gấp mấy chục lần lương bổng của mình. Các nguồn thu nhập này khiến họ bất an. Sự sợ hãi, cho là xui xẻo luôn khiến họ mang tâm lý nặng nề. Từ đó, họ phải nhờ vào thế lực siêu nhiên nhằm giảm bớt đi những lo lắng từ các khoản thu nhập bất chính đó.

Tiền dùng để mua quan, tiến chức thì tiền bất chính dùng để mua thần, bán thánh đổi lại sự bình an trong tâm âu cũng là điều hiển nhiên.

(Cali Today)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét