Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Ai đích thực là thủ phạm vụ Kim Jong-nam?

Ai mới đích thực là thủ phạm vụ án Kim Jong-nam?
Bùi Quang Vơm 27-2-2017 - Trước sức ép chiến tranh kinh tế mà tổng thống Mỹ Trump tuyên bố, Trung Quốc buộc phải làm một cái gì để trừng phạt Triều Tiên theo quyết định của Liên Hiệp quốc. Nhưng trừng phạt nhằm làm yếu chế độ Triều Tiên là điều Trung Quốc không muốn... Ngày 13/02, Kim Jong-nam chết tại Malaysia; khi chuẩn bị lên máy bay quay lại Macau. Ngày 18/02, Trung Quốc tuyên bố ủng hộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp quốc. Những gì xảy ra chỉ chứng tỏ rằng, Trung Quốc muốn làm gì là làm được. Phương án thay thế biến mất và nó sẽ là món quà tặng cho sinh nhật ngài cố chủ tịch Kim Jong il, ngaỳ 16/02.

Kim Jong-nam (phải), người anh sống lưu vong của nhà lãnh đạo độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (trái), đã bị giết chết. Ảnh: internet

Thông thường, khi tìm kiếm người chủ mưu gây ra một vụ án, người ta thường đặt ra câu hỏi: Ai, hoặc những ai là người sẽ hưởng lợi từ vụ án?

Trong vụ ám sát Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong-un, xảy ra sáng ngày 13/02/2017 tại sân bay Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, đáng lẽ cảnh sát Malaysia cũng phải đặt ra câu hỏi này, làm chỉ nam cho công việc điều tra của mình. Nhưng có vẻ như không phải vậy. Hình như Cơ quan an ninh của Malaysia chỉ nhằm tới mục đích xác minh nạn nhân đích thực là ai, cái gì trực tiếp gây ra cái chết, các thủ phạm trực tiếp gây án mạng là ai. Và dừng lại ở đó.

Phía sau những cái trực tiếp này, là các câu hỏi, Mục đích của vụ ám sát này là gì và ai là người chủ mưu, người tổ chức vụ an mạng, thì hình như người Malaysia không muốn biết, hoặc cố tình né tránh. Đó là vấn đề chính trị, và Malaysia, chỉ làm cái việc đảm bảo an ninh cho hoạt động Du lịch, một nguồn thu ngày càng trở nên đáng kể đối với nền kinh tế của Malaysia.

Chính bởi vậy mà người ngoài, những người không có khả năng tiếp cận với công tác điều tra, không bằng cách nào có được các thông tin khả dĩ dùng được để phân tích theo hướng tìm kiếm kẻ chủ mưu, từ đó xác định âm mưu của vụ án.

Cho nên, rất tự nhiên là khi tìm cách trả lời câu hỏi “Ai chủ mưu”, chúng ta không thể tránh được những phỏng đoán mang tính suy diễn, cảm tính. Nhưng suy diễn cảm tính lại là một phản xạ tự nhiên, bản năng, của con người trước một sự kiện, nhất là những sự kiện mang nhiều tính bí ẩn như những vụ án mạng, hơn nữa lại là một vụ án mạng chính trị.

Câu trả lời của câu hỏi, “Ai hưởng lợi từ cái chết của Kim Jong-nam?”, đến ngay trực tiếp không hề khó khăn, lần lượt sẽ là Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc, không có quốc gia thứ tư.

1- Có thể lọai bỏ ngay Nam Hàn ra khỏi danh sách, vì mấy lý do giản dị thế này:

– Nam Hàn là nền Dân chủ hiện đại và tiến bộ, quốc gia có tư duy nhân bản hơn hai nước còn lại. Có thể tin rằng một chủ trương giết người man rợ như vậy, khó có thể đạt được đồng thuận trong giới lãnh đạo Hàn Quốc.

– Nam Hàn là người đầu tiên to tiếng nhất lên án hành vi man rợ, dã man này, và Nam Hàn quy kết không đắn đo thủ phạm là chế độ độc tài Kim Jong-un. Ngay ngày đầu tiên sau khi có tin Kim Jong-nam bị giết haị, mặc dù chưa xác định rõ nguyên nhân cái chết, Nam Hàn đã chĩa hệ thống loa không lồ hướng ra Bắc, ra rả tố cáo tội ác vô đạo đức của chế độ Bắc Triều. Có thể suy diễn theo lôgic thông thường, không thể vô tư “to mồm” như vậy, nếu trong bụng toàn dao găm và bàn tay vừa dính máu người chết.

– Tình báo Nam Hàn không có thông tin trước về lịch trình chuyến đi sang Malaysia của Kim Jong-nam.


Tờ Chosun Ilbo tường thuật hôm 20/02, “ông Alex Hwang, người Hàn Quốc, chủ nhà hàng tại Kuala Lumpur, nơi Jong-nam thường đến ăn mỗi lần đến Malaysia, cho biết, thường thường tình báo Hàn Quốc đề nghị ông gửi thìa, dĩa, cốc mà Jong-nam dùng vào một túi nhựa và giao cho sứ quán để lấy mẫu vân tay và mẫu ADN nhằm xác định danh tính”. Như vậy, tình báo Nam Hàn không có người theo Jong-nam ở tuyến Một, chỉ có được các tin tức sau, nhằm biết được tung tích của Jong-nam, không có nguồn tin ở vòng tiếp cận trực tiếp, nắm chương trình hoạt động, di chuyển từng ngày của Jong-nam.

Tình báo Nam Hàn có thể là một trong những người đầu tiên có tin Jong-nam bị ám sát, nhưng không thể là người tổ chức.

– Việc mất ổn định của chế độ độc tài bắc Triều Tiên đương nhiên có lợi cho an toàn của Nam Hàn, nhưng cái chết của Jong-nam chỉ có tác dụng gián tiếp và không đủ quan trọng tới mức chính phủ Nam Hàn phải mạo hiểm, phiêu lưu và đặt uy tín quốc gia trước một nguy cơ tự huỷ hoại.

2- Nghi phạm chủ mưu thứ hai, và được xem như đương nhiên, không cần phải chứng minh là Bắc Triều Tiên. Với một chế độ cai trị nổi tiếng là độc tài, một nhà nước khép kín đầy bí ẩn, một hệ thống lãnh đạo cha truyền con nối, một quá khứ thanh trừng nội bộ không thương tiếc, Kim Jong-un từng ra lệnh xử tử chú dượng của mình, bây giờ xử tử anh ruột, thì có gì là lạ.

Điều lạ duy nhất là hình như chính quyền Bắc Triều Tiên không hề biết thế giới đánh giá cái chế độ của họ như thế nào, và lạ nữa là ngay chính bản thân Kim Jong-un không hề biết, hay cố tình không biết rằng trong con mắt thế giới, ông ta là một tên bạo chúa. Hay ông ta biết mà cố tình công khai thừa nhận mình là một tên bạo chuá, man rợ và tàn bạọ như một thú vật? Có thể như thế không?

Mọi tin tức, mọi bằng chứng, mọi hướng và luồng lạch điều tra đều chỉ một chiều duy nhất về phía Bắc Triều Tiên.

– Toàn bộ 7 nghi phạm đều mang danh tính bắc Triều. Nghi phạm người bắc Triều đầu tiên được xác định là một chuyên gia hoá học, trong khi chất độc được sử dụng là độc tố VX, một thứ độc tố cao cấp, được Liên Hiệp quốc liệt vào danh sách các vũ khí huỷ diệt hàng loạt, và chuyên gia Nam Hàn, ngày 24/02/2017, cho biết, Bắc Hàn có một kho dự trữ tới 5000 tấn. Một nghi phạm khác được coi là cầm đầu nhóm hành động tại Malaysia được cho là một nhân viên cao cấp của Sứ quán Triều Tiên tại Kuala Lumpur.

– Không có một chút nghi ngờ nào vào một xu hướng kêt́ luận tự nhiên, rằng thủ phạm là chế độ bắc Triều, chỉ kết luận như vậy là đủ, và có thể khép lại vụ án, không cần làm gì thêm. Và sẽ không có ai thắc mắc.

Nhưng tại sao vụ án được diễn ra có vẻ chóng vánh và rõ ràng như vậy. Tại sao moị chứng cớ, moị luồng lạch lại đều hướng về một mối, có phần dễ dãi. Cảnh sát Malaysia gần như xác định được ngay lập tức, từ danh tính, nhận dạng của nạn nhân tới danh tính của các nghi phạm chính.

Với một đội ngũ những sĩ quan tình báo nổi tiếng tài ba, dũng cảm, trung thành, được đào tạo chuyên nghiệp và có một trình độ thuộc một trong những đội quân tình báo hàng đầu thế giới, lại để lại dấu vết mà cảnh sát Malaysia có thể xác định 6 nghi phạm ngay từ hai ngày đầu tiên.

Nhưng hình như chỉ có thế và moị hướng điều tra đều dừng lại ở đấy. Vạch hướng tới bắc Triều rồi tắt. Đến bây giờ, mọi nghi vấn đều chỉ hướng về phía bắc Triều, nhưng không một nghi vấn nào đủ chứng cớ để xác quyết. Các nghi phạm đã về bắc Triều, cảnh sát Malaysia không có cách nào tìm kiếm tiếp tục, trong khi, hai nghi phạm còn nằm lại tại Malaysia, nghi là đang trốn trong Đại sứ quán Triều Tiên, thì vẫn không thể làm gì, nếu không có sự hợp tác của Sứ Quán, trong khi mâu thuẫn giữa ngoạ̣i giao hai nước càng ngày càng căng thẳng, có thể dẫn tới đóng cửa Sứ quán cả hai phía. Moị tội lỗi sẽ chỉ đổ lên đầu bắc Triều. Không thể chối cãi, và không cần bằng chứng. Moị tình huống, nếu không thể đi đến kết luận, đều có thể đổ lỗi do thiếu sự hợp tác của chính phủ bắc Triều Tiên. Có những người “dân” đã cung cấp tin tức nhanh chóng cho cảnh sát Malaysia, hay cảnh sát Malaysia thậm chí đã được chỉ đạo?

– Kim Jong-nam là con bài thay thế chế độ. Kim Jong-nam còn sống thì nguy cơ thay thế vẫn còn. Suy luận này là hiển nhiên.

Nhưng sau lần gặp nhau duy nhất vào ngày tang lễ của Kim Jong il, người cha của hai anh em, ngày 17/12/2011, hình như đã có một thoả thuận nào đó giữa hai anh em. Từ tháng 2 năm 2012, Kim-Jong-nam bắt đầu cuộc sống lưu vong nước ngoài tại Macau. Có vẻ như Kim Jong-un chu cấp moị phí tổn và bảo đảm cho Jong-nam một cuộc sống đầy đủ (*). Kịm Jong-nam từ đó không còn liên hệ gì với hệ thống liên quan tới bộ máy quyền lực của chế độ và không còn quan tâm tới chính trị.

Vụ ám sát vào cuối năm 2012, được cho là do bắc Triều tổ chức nhưng thất bại nhờ tình báo Trung Quốc, cuối cùng chỉ là tin đồn, không có thực. Tin đồn được xuất phát từ một tờ báo lá cải ở HongKong, nhưng không rõ người chủ trương phao tin là ai. Tuy nhiên, báo Hong Kong khi đó cũng thưà nhận không phải là chuyện rò rỉ từ tình báo bắc Triều.

Từ sau “vụ án đồn đại” có thể hữu ý này, Bắc Kinh bắt đầu “chiụ trách nhiệm về an toàn tính mạng” cho Jong-nam và gia đình của ông ta. Bắc Kinh bố trí mạng lưới điệp viên và thường xuyên có hai nữ vệ sĩ đi theo bảo vệ an toàn cho cá nhân và người thân của Kim Jong-nam.

– Vụ án xử tử người chú dượng Jang Song Thaek ngày 12/12/2013 là việc quyết định xử tử hình người chú mà chính Kim Jong-un có rất nhiều kỉ niệm gắn bó và rất yêu quý, sự thật cuối cùng là một âm mưu của Trung Quốc.

Jang Song Thaek là người thứ hai trong hệ thống quyền lực của chính phủ Kim Jong-un, cố vấn an ninh tin cậy độc nhất, đặc phái viên duy nhất của Kim Jong-un trong quan hệ với Trung Quốc, trong những ngày cầm quyền đầu tiên, thời gian mà Jong-un còn chưa được Trung Quốc ủng hộ.

Nhưng Jang Song Thaek đã bị Trung Quốc mua. Một âm mưu thay thế chế độ, tất nhiên dùng lá bài Jong-nam, do Jang Song Thaek tổ chức thực hiện. Mặc dù phương án thay thế chế độ này do chính quyền Hồ Cẩm Đào chủ trương và trực tiếp tiến hành, nhưng được Tập Cận Bình tiếp tục.

Theo báo Đa chiều, “Chính Chu Vĩnh Khang là người tiết lộ mật đàm giữa ông Hồ Cẩm Đào và Jang Song-thaek về việc lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đồng thời Chu Vĩnh Khang cũng định đào tẩu sang Bắc Triều Tiên. Vì việc tiết lộ bí mật quốc gia, Chu Vĩnh Khang ngay sau đó bị bắt giam. Việc bại lộ khiến ông Kim Jong-un nổi giận, lập tức xử tử người chú rể và quay mặt với Trung Nam Hải.”

“Ngày 22/2, khi thăm Trung Quốc tháng 8/2012, Jang Song Theak đã mật đàm với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong khoảng 1 giờ mà chỉ có phiên dịch của phía Bắc Kinh”.

Báo này nói rõ “Do Chu Vĩnh Khang làm lộ việc này, Jang Song Thaek nhanh chóng bị mất mạng. Không những thế, toàn bộ quan chức thân Bắc Kinh đã bị Kim Jong-un thanh trừng, nhưng một người đã kịp chạy sang cấp báo tình hình với Trung Nam Hải.”

Nhưng theo trang Wen Wei Po của Hong Kong, “Giám đốc Ủy ban Ngoại giao, Thương mại và Thống nhất của Quốc hội Hàn Quốc, Ahn Hong Joon quyết định hành quyết ông Jang Sung- taek không phải của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, đây là chủ kiến của người đứng đầu Tổng cục Chính trị Triều Tiên Choe Ryong-hae”.

Tờ Nhân Dân nhật báo bản hải ngoại ngày 25/12 dẫn tin từ truyền thông Bắc Triều Tiên cho biết, “nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khóc ròng suốt mấy ngày sau vụ hành quyết ông chú rể Jang Song Thaek, thậm chí đến ngày giỗ bố, ông Kim Jong-un vẫn còn khóc vì ân hận.”

Theo tờ Yomiuri, “Kim Jong-un rất buồn sau vụ xử tử Jang Song-thaek, hình như ông tự thấy như chính mình đã giết chết chú dượng nên trạng thái tâm lý không ổn định. Từ hôm xử tử Jang Song-thaek ngày 12/12 đến ngày 17/12 diễn ra lễ kỷ niệm 2 năm ngày mất của người cha Kim Jong-il, Kim Jong-un vẫn còn khóc”.

Có thể có quyền nghi ngờ một con người như vậy đã hết nhân tính không? Một người đã từng giết chú, bây giờ giết anh?! Và đó là một chàng trai từng chịu ảnh hưởng và ngưỡng mộ nền giáo dục Thuỵ Sĩ?! 

Ngày 16/02 là ngày sinh nhật Kim Jong Il, và cả nước Triều Tiên đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước, rất nhiều họat động, bắn pháo hoa, và hàng loạt các hoạt động vui chơi nhiều ngày. Nhưng ngày 13/02, Kim quyết định xử tử anh ruột của mình. Làm quà sinh nhật cha? Có thể có một con người còn nhân tính mà làm điều đó không. Jong-un có thể mất trí tới vậy không?!

Kẻ gây ra chuyện này thật là tàn bạo và độc ác. Ai, có thể là ai?

Theo thông tấn KCNA, ngày 16/02, “Lãnh đạo Kim Jong-un cùng các quan chức tại Cung Kumsusan, nơi đặt thi hài của Kim Nhật Thành và Kim Jong Il. Trong chuyến viếng thăm bao gồm Hwang Pyong-so, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Triều Tiên và Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Bí thư đảng Lao động Triều Tiên”.

“Các hình ảnh được phát đi trên truyền thông nhà nước của Bắc Hàn cho thấy, ông có vẻ mặt đằng đằng sát khí, và ông không giơ tay vẫy chào khi rời đi, điều lẽ ra ông vẫn thường làm.

Tuy nhiên, như ghi nhận của hãng tin Rёnhap (Hàn Quốc), “trong số những người tham gia lễ viếng không có mặt hai nhân vật thứ hai và thứ ba của chế độ, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Choe Ryong-hae và người đứng đầu Bộ Công an Kim Jong-hon, có giả thiết đã bị sa thải”.

Nếu lưu ý rằng, Choe Ryong hae chính là nhân vật đại diện duy nhất của Kim Jong-un liên lạc với lãnh đạo Trung Quốc, từ sau cái chết của người chú dượng Jang Song Thaek, thì sẽ có thể suy đóan hai khả năng:

– Kim Jong-un chỉ mới biết tới vụ ám sát anh trai, sau khi xong việc.

– Choe Ryong hae và Kim Jong-hon hoặc đã thực hiện theo chỉ đạo của thế lực thứ ba, hoặc tự tổ chức sau lưng Kim.

Nếu có thế lực thứ ba, Kim phải cay đắng chấp nhận, ngược lại, nếu là hành động tự ý, vượt mặt, sắp tới, rất có thể Choe Ryong hae và Kim Jong-hon sẽ biến mất, và hai nhân vật tháp tùng Jong-un trong lễ sinh nhật là Hwang Pyong-so, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Triều Tiên và Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Bí thư đảng Lao động Triều Tiên sẽ là những người thay thế.

Cho đến phút cuối cùng, bắc Triều Tiên vẫn một mực khẳng định người chết tại sân bay Kuala Lumpur ngày 13/02 là “nhân viên ngoại giao Kim Chol, không phải là Kim Jong-nam, và Malaysia đang cố chính trị hoá vụ án”. Điều này chỉ có nghĩa rằng bắc Triều Tiên không chịu trách nhiệm chính trị về cáị chết của Kim Jong-nam, cũng có nghĩa rằng, theo chính phủ bắc Triều Tiên, vụ ám sát là một mưu đồ chính trị.

Người ta có thể ngầm hiểu rằng, theo chính phủ bắc Triều Tiên, có hai kẻ là thủ phạm, một là Nam Hàn, hai là Trung Quốc. Nếu Nam Hàn đã bị loại khỏi danh sách nghi phạm, thì nghi phạm duy nhất còn lại là Trung Quốc.

3- Thủ phạm có thể là Trung Quốc

Trong suốt thời gian xảy ra vụ án cho đến ngày hôm nay, 27/02/2017, người ta chưa hề nghe một chút thông tin nào từ phía chính phủ Trung Quốc và thậm chí từ báo chí truyền thông trung Quốc.

Tuy nhiên, một việc trái logic thông thường đã xảy ra.

Được biết Đoàn Thị Hương mua chiếc áo có chữ LOL của Taobao khi có mặt tại TQ một tháng trước đó. Nhưng, báo Vnexpress.net ngày 16/02 đưa tin, “Nữ nghi phạm sát hại Kim Jong-nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, mặc chiếc áo phông màu trắng in chữ ‘LOL’. Nó có giá 6,3 tệ (gần một đôla Mỹ), được bán rộng rãi trên Taobao, theo SCMP. Tuy nhiên, sau khi hình ảnh về nữ nghi phạm được công bố hôm qua, mẫu áo này đã nhanh chóng bị dỡ khỏi các quầy hàng trên Taobao, trang mua sắm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc“. Một dịp quảng bá miễn phí, và một dịp may hiếm có. Taobao tự ghè chân mình hay bị ép phải gỡ đường dẫn vụ án tới Trung Quốc?

– Theo China Press, nhật báo tiếng Trung tại Malaysia, 2 nữ nghi phạm bị cảnh sát bắt giữ đã sống tại Trung Quốc trong khoảng 1 đến 3 tháng qua. “Trong thời gian này, họ hành nghề “gái gọi” và qua lại với một người đàn ông. Người đàn ông này là người Trung Quốc”. Tờ báo cho hay, người đàn ông này đã giới thiệu nghi phạm thứ nhất cho 4 thanh niên Triều Tiên.

Cảnh sát cho biết 4 người đàn ông Triều Tiên đã cung cấp thuốc độc cho hai phụ nữ thực hiện vụ án. Những người này bỏ trốn khỏi Malaysia cùng ngày với vụ sát hại, họ bay đi Vladivostok và từ Vladivostok về Triều Tiên, trong khi hai nữ nghi phạm, một người Indonesia và một người Việt Nam, bị bắt. Hai phụ nữ này có thể đã được tuyển dụng và huấn luyện bởi người Trung Quốc.

– Sau khi buộc phải chấp nhận sống lưu vong, đặc biệt sau cái chết của người chú dượng, Kim Jong-nam không còn liên lạc với bất cứ ai trong chế độ. Sau vụ tin đồn ám sát hụt vào tháng 02/2012, Kim Jong-nam chính thức được chính phủ Trung Quốc bảo vệ bằng biện pháp an ninh hai tầng, nghĩa là có vệ sĩ đi kèm và mật vụ vòng ngoài 24/24H. Việc tiếp cận Jong-nam của tình báo bắc Triều đã trở nên không thể. Như vậy, chỉ duy nhất mật vụ Trung Quốc nắm được chương trình chi tiết các dịch chuyển của Jong-nam.

– Kế hoạch ám sát được hình thành trước đó ít nhất là một tháng, bắt đầu bằng một người Trung Quốc, sau đó chuyển sang tay những người Triều tiên. Người duy nhất có khả năng tổ chức vụ ám sát là chính phủ Trung quốc.

Một câu hỏi được đặt ra, tại sao Trung Quốc phải giết Kim Jong-nam?

– Kim Jong-nam chưa bao giờ được coi là phương án thay thế Kim Jong-un do tư tưởng tự do và ủng hộ dân chủ. Kim Jong-nam không che giấu thiện cảm với nền dân chủ và sự phồn vinh của Nam Hàn. Phương án Jong-nam tất yếu dẫn đến thống nhất hai miền theo chế độ dân chủ và Triều Tiên sẽ trở thành đồng minh của Mỹ, đưa biên giới nước Mỹ tới phía đông bắc Trung Quốc suốt một chiều dài 1416km.

– Kim Jong-nam được nuôi dưỡng và bảo vệ chỉ để làm con bài mặc cả và uy hiếp chế độ và gây áp lực với Kim Jong-un, nhưng không phải là con bài thay đổi chế độ.

– Mục đích của Trung quốc là duy trì chế độ bắc Triều Tiên như một vùng đệm an toàn cho phía đông bắc Trung Quốc, sử dụng bắc Triều Tiên như một lọai thuốc thử, một phần tử khiêu khích nhằm đo lường phản ứng của dư luận và thái độ của các đối tác, châm ngòi lửa khi cần.

– Sự tồn tại của chế độ bắc Triều Tiên là một nhu cầu không thể tách rời của Trung Quốc. Triều Tiên vĩnh viễn phải là vùng đệm cho Trung Quốc. Trung Quốc không có nhu cầu xâm chiếm Triều Tiên, nhưng không thể chấp nhận một Bắc Triều Tiên độc lập hoặc thoát khỏi sự khống chế của Trung Quốc. Trung Quốc hoàn toàn có thể nuôi sống Triều Tiên. Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ chương trình hạt nhân của Triều Tiên đi đến bước cuối cùng bằng tiền và công nghệ Trung quốc, nhưng chỉ khi nào Trung Quốc có được sự đảm bảo quản lý tuyệt đối chương trình đó, nghĩa là Trung Quốc phải là một trong hai người ấn nút. hoả tiễn.

– Trước sức ép chiến tranh kinh tế mà tổng thống Mỹ Trump tuyên bố, “Trung Quốc hoàn toàn có thể ngăn chặn Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đã không làm gì”̉ và trước nguy cơ hệ thống phòng thủ tên lưả giai đoạn cuối (THAAD) có thể sẽ được lắp đặt trong cuộc tập trận Mỹ Hàn vào tháng ba sắp tới, Trung Quốc buộc phải xuống thang. Nếu TRUMP tăng thuế nhập khâp̉ hàng hoá Trung quốc lên 45%, thì không cần phải tuyên bố chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc tự sụp đổ. Và nếu THAAD được lắp đặt tại Nam Hàn thì cũng có nghĩa rằng moị cố gắng đầu tư trang bị vũ khí trên đất liền và trên biển của Trung Quốc hơn mười năm nay nhằm hướng ra biển Đông, tốn hàng chục tỷ USD, sẽ trở thành vô dụng.

Trung Quốc buộc phải làm một cái gi ̀- trừng phạt Triều Tiên theo quyết định của Liên Hiệp quốc. Nhưng trừng phạt nhằm làm yếu chế độ Triều Tiên là điều Trung Quốc không muốn và sẽ gây căng thẳng với Triều Tiên, thậm chí gây ra, ngoài ý muốn, sự đổ vỡ hoàn toàn quan hệ hai nước tới mức không thể cứu vãn.

Có thể tưởng tượng một cuộc đối thọai giữa người của Tập cận Bình và Kim Jong-un diễn ra như thế này:

– Chúng tôi buộc phải trừng phạt các ngài, hoặc cả các ngài và chúng tôi sẽ cùng chết. THAAD nếu được lắp đặt, thì hạt nhân của các ngài thành vô dụng.

– Như vậy là thực sự các ngài muốn hy sinh chúng tôi?

– Không, ngược lại.

– Có gì đảm bảo, nếu các ngài ngừng nhập khẩu than và các ngài vẫn nuôi con bài thay thế?

– Chúng tôi sẽ đảm bảo bù lại một tỷ USD thiệt hại do ngừng nhập than, còn phương án thay thế, các ngài có thể yên tâm. Nó sẽ được thu xếp.

Ngày 13/02, Kim Jong-nam chết tại Malaysia; khi chuẩn bị lên máy bay quay lại Macau. Ngày 18/02, Trung Quốc tuyên bố ủng hộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp quốc. Ngày 19/02, lệnh ngừng nhập khẩu than của Triều Tiên có hiệu lực một năm, đến tháng hai năm 2018 với tổng gía trị lên tới một tỷ USD.

Những gì xảy ra chỉ chứng tỏ rằng, Trung Quốc muốn làm gì là làm được. Phương án thay thế biến mất và nó sẽ là món quà tặng cho sinh nhật ngài cố chủ tịch Kim Jong il, ngaỳ 16/02.

Bề ngoài, Trung Quốc sẽ bằng moị cách làm cho dư luận có cảm tưởng rằng việc giết haị con bài trong tay Trung Quốc, và việc Trung Quốc đứng về phía các nước thù địch, trừng phạt Triều Tiên, hai quốc gia này sẽ trở thành thù địch, chứ không phải đồng minh.

Đúng là theo lôgíc thông thường, người ta sẽ chấp nhận một suy luận như vậy, dễ dàng và tự nhiên. Nhưng chắc chắn, nếu theo lối suy diễn thông thường, người ta sẽ phạm sai lầm, nếu sự việc có liên quan tới cỡ chóp bu của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

____

(*) Ghi chú của trang Ba Sàm: Theo các tin từ báo chí phương Tây, dẫn lời các các viên chức Bắc Hàn, cho biết, Kim Jong-nam là người quản lý số tiền của thừa kế từ người cha để lại, cùng với số tiền quỹ của ông chú dượng Jang Song Thaek, sau khi ông bị Kim Jong-un tử hình năm 2013. Theo tin từ hãng Yonhap, hai anh em cãi nhau trước đó, vì Kim Jong-nam từ chối trả số tiền mà ông ta quản lý từ quỹ của ông chú dượng, số tiền mà em nói là của mình.

https://anhbasam.wordpress.com/2017/02/27/11-801-ai-moi-dich-thuc-la-thu-pham-vu-an-kim-jong-nam/#more-182216

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét