Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Thảm cảnh giáo dục Việt Nam thời Phùng Xuân Nhạ

Thảm cảnh giáo dục Việt Nam thời nay
24/02/2017- Có lẽ chưa bao giờ vấn đề chất lượng giáo dục lại được đem ra bàn luận nhiều như thời điểm hiện tại. Khi chưa đầy một tháng lại liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ việc gây búc xúc cho toàn xã hội. Dư luận có quyền đặt ra câu hỏi: Liệu nền giáo dục Việt Nam sẽ ra sao? Đạo đức học đường có đang bị tha hóa? Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ chịu trách nhiệm thế nào trước những vụ việc thương tâm này?
Chất lượng giáo dục ngày càng “xuống cấp” trầm trọng
Theo thống kê cả nước có 1.088 nghìn người trong độ tuổi lao động thất nghiệp. Trong đó, có 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật bị thất nghiệp, chiếm tới 40%, 191.300 người có trình độ từ đại học trở lên, 94.800 người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và 59.100 người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Hiện cả nước ta có khoảng 6.600 giáo sư, nhưng khi xét về năng lực trình độ thì chỉ có khoảng 15 – 20% tương xứng. Tại sao câu chuyện bằng cấp một đằng năng lực một nẻo lại diễn ra công khai như thế? Vì sao lại có nghịch lý “học càng cao thất nghiệp càng cao” như vậy? Phải chăng việc “mua bằng chạy chức” vẫn còn tồn tại, và ngày càng diễn biến phức tạp?

Sinh viên ra trường và nỗi lo thất nghiệp

Chúng ta đã từng nghe câu chuyện của em sinh viên đã qua 12 năm đèn sách, tốt nghiệp đại học mà không viết nổi một đơn xin việc. Hay vụ em Lâm Sơn Vũ học sinh trường tiểu học Lý Đạo Thành, trong thời gian học từ lớp 1 đến lớp 6 em Vũ không biết đọc, chỉ viết mỗi cái tên của mình nhưng vẫn ung dung lên lớp. Không chỉ có trường hợp của em Vũ, mà còn nhiều trường hợp học sinh được lên lớp 2 không biết đọc, viết tại trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A (tỉnh Sóc Trăng). Vấn đề là tại sao các em học sinh không biết đọc, biết viết nhưng nhà trường vẫn cho các em lên lớp? Chẳng lẽ vì chạy theo “thành tích” mà ngành giáo dục sẵn sàng cho ra những “sản phẩm lỗi” như thế chăng?

Đạo đức nghề giáo ngày càng tha hóa

Đã có quá nhiều vụ việc đau lòng trong ngành giáo dục liên tiếp diễn ra. Hai cô giáo trường Mầm non Sen Vàng Hà Nội cầm dép đập vào mặt, dùng đầu gối thúc vào bụng trẻ chỉ vì trẻ tè ra quần. Hay vụ hiệu trưởng có 10 năm kinh nghiệm tại trường Mầm non Apollo quận Bình Thạnh, TP.HCM dốc ngược đầu trẻ và doạ ném ra cửa sổ, chỉ vì trẻ không chịu ăn. Cô giáo trường Tiểu học huyện Tân Trụ tỉnh Long An, đánh 20 roi vào lòng bàn tay học sinh vì không thuộc bài. Bé nào không chịu được mức phạt rút tay lại, thì bị cô tăng mức phạt lên gấp đôi. Còn vụ thầy giáo dạy toán và nữ sinh lớp 10 ở Trường PTTH Tầm Vu, Hậu Giang đánh nhau túi bụi giữa lớp học, trước sự chứng kiến của hàng chục học sinh, chỉ vì lời thách đố.


Hình ảnh cô giáo trường mầm non Sen Vàng dùng dép tổ ong đánh vào đầu trẻ gây bức xúc dư luận.

Mới đây, vụ hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) bà Tạ Thị Bích Ngọc, ung dung ngồi trong taxi đi vào trường học. Khi chiếc xe gây tai nạn khiến học sinh Trần Chí Kiên bị gãy xương đùi, chỉ bằng trò phát phiếu khảo sát với kết quả không có chiếc xe nào đi vào trường học, hiệu trưởng đã biến có thành không, đổi đen thành trắng. Được biết bà Ngọc từng chỉ đạo thủ kho lập “quỹ đen”, bớt khẩu phần ăn hằng ngày của hơn 400 học sinh và đã bị lôi ra ánh sáng. Tuy vụ việc được phanh phui nhưng bà Ngọc không bị xử lý mà còn được “chuyển công tác” đến ngôi trường khang trang hơn. Câu chuyện của bà Ngọc hôm nay, chính là hệ quả của cách xử lý “bao che” bà Ngọc hôm xưa mà thành.


Cháu Trần Chí Kiên bị gãy rời xương chân và trò khảo sát của bà hiệu trưởng.

Một câu chuyện khác gây chấn động dư luận trong một thời gian dài đó là UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) điều động 21 nữ giáo viên công tác tại các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn đi “tiếp khách” rót rượu hát karaoke cho quan khách tại Hà Tĩnh. Khi vụ việc được nhắc tới trong phiên chất vấn quốc hội, thì đích thân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng đây chỉ là “vui vẻ thôi”.

Quá nhiều vụ việc ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, nhân cách đạo đức, văn hóa ứng xử trong ngành giáo dục. Liệu ngành giáo dục có còn gánh nổi trọng trách đào tạo nhân tài cho đất nước nữa hay không?

Ông là người đứng đầu ngành giáo dục, một nghề vốn được xem là cao quý, mang trọng trách giáo dục đạo đức, đào tạo nhân tài cho đất nước mà lại trả lời như thế? Chẳng những không lấy gì làm lạ, mà Bộ trưởng còn xem đó là bình thường và gọi đây chỉ là “chuyện vui vẻ”. Đạo đức của nghề nhà giáo ở đâu? Liệu Bộ trưởng có đang tự hạ thấp danh dự, nhân phẩm của những người làm giáo dục hay không?


Điều giáo viên đi “tiếp khách”, lần sau đến lượt nữ sinh?

Mặc dù nền giáo dục Việt Nam đã nhiều lần cải cách, tuy đã đổi cách giảng dạy, soạn lại sách giáo khoa, tiêu tốn bao nhiêu ngân sách, nhưng chất lượng vẫn còn bị “bỏ ngỏ”? Đạo đức nghề giáo là cốt lõi nhưng ngày càng tha hóa. Dư luận có quyền đặt ra câu hỏi: Người làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước mà đạo đức như thế thì họ sẽ nhào nặn được những gì cho đất nước? Liệu tương lai đất nước có tương sáng hay bị hủy hoại bởi nền giáo dục hiện tại? Đừng trách ai cả mà phải trách chính những người đứng đầu ngành.

Bạn đọc Tâm Phúc

Học sinh gãy chân: Sự thật sẽ bị tập thể, giáo viên chôn vùi mãi mãi, nếu….?
Một học sinh bị ô tô chở hiệu trưởng đâm gãy chân trong sân trường đã biến thành chuyện học sinh này tự ngã và bị gãy chân, bởi lẽ 100% con người ở ngôi trường này đều...

http://quochoi.org/tham-canh-giao-duc-viet-nam-duoi-thoi-bo-truong-phung-xuan-nha.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét