Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Quy trình thải chất độc ra biển của dự án Trung Quốc

Bài này mình thấy lan tràn trên mạng mấy hôm nay nhưng bận chưa đưa lên. Không biết tên tác giả. Không biết nội dung có đúng không; đưa lên để bạn đọc tham khảo. Đọc mà thấy đau lòng cho đất nước, cho dân tộc. Trăm năm nữa liệu có còn người Việt Nam sống trên đất nước này không ?
Quy trình thải chất độc ra biển của dự án Trung Quốc
Còn cái bọn nhiệt điện như Formosa Hà Tĩnh thì nó cứ thải thẳng ra biển thôi . Ví dụ 3 tháng mày súc rửa đường ống 1 lần hết 900 khối hoá chất lỏng thì nó gom cái đó lại vào 1 cái bể rồi nó bơm vào đường ống xả nước làm mát là mỗi ngày 10 khối thôi . Sau 3 tháng 90 ngày thì mày đã xả hết 900 khối chất thải độc hại đó rồi và nó cứ làm tiếp lần sau như thế . Chỉ có 10 khối 1 ngày lại pha loãng vào biển thì cá tôm không thể chết được nhưng sẽ bị nhiễm độc và người ăn vào thì mới bị từ từ rồi thì ung thư luôn.

Thằng bạn mình ngày xưa học cùng khoá , nó học rất giỏi . Ra Hà nôi nó lúc nào cũng dẫn đầu trường nên ra trường là nó xin được ở lại Hà nội làm viêc . Tính nó ngang tàng nên chỉ làm anh nhân viên quèn trong mấy cái viện nghiên cứu , trầy trật mãi rồi cũng sang Liên Xô làm quả Phó tiến sỹ rồi về lại Hà nội . Những năm cuối 80 đầu 90 bon mình đều bỏ nhà nước ra làm ngoài hoặc đi ra nước ngoài thì nó vẫn cứ lang thang mấy cái viện rồi về bộ tài nguyên môi trường rồi lại về viện này viện kia .

6 kiến nghị đào tạo tiến sĩ của GS Thọ bị gác lại

Sáu kiến nghị về đào tạo tiến sĩ của GS Trần Văn Thọ bị gác lại
"Cần thống nhất là văn bằng tiến sĩ đào tạo ở Việt Nam phải tương đương chất lượng với văn bằng nước khác. Không thể cho rằng trình độ phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam còn thấp thì phải chấp nhận văn bằng có giá trị thấp", GS Trần Văn Thọ viết. GS Trần Văn Thọ gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển bản kiến nghị về đào tạo trình độ tiến sĩ vào ngày 3/1/2006, nhưng nhận được câu trả lời "rất tiếc các kiến nghị này khó thực hiện trong tình hình Việt Nam". Trao đổi với VnExpress, GS Thọ cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay, các đề xuất vẫn còn nguyên giá trị.
Ông Nguyễn Xuân Phúc (lúc bấy giờ là Phó thủ tướng) tiếp GS Trần Văn Thọ tại trụ sở Chính phủ năm 2011 khi giáo sư về công tác tại Việt Nam. Ảnh: Văn phòng Chính phủ.

Trăn trở về đào tạo tiến sĩ của GS Trần Văn Thọ

Trăn trở về đào tạo tiến sĩ của GS Trần Văn Thọ 19 năm trước
Các viện và trường đại học đang có chương trình đào tạo tiến sĩ kinh tế cần thận trọng trong việc bắt đầu cho nghiên cứu sinh bảo vệ. Các tiêu chuẩn khách quan về trình độ học vấn của nghiên cứu sinh và chất lượng của luận án đã được đảm bảo?

GS Trần Văn Thọ.
Năm 1997, GS Trần Văn Thọ viết bài đăng trên mục Ý kiến nhà khoa học của báo Nhân dân. Bài viết được chọn là một trong 10 bài quan trọng trong ngày để ban thư ký tóm tắt cho Thủ tướng đọc. Chiều 17/7/1997, Vụ trưởng Sau Đại học Phạm Sĩ Tiến đã điện thoại cho GS Thọ để cảm ơn và ít lâu sau thì đề nghị giáo sư đến thuyết trình (6/3/2000) tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nơi theo ông đang rất dễ dãi trong việc cấp bằng tiến sĩ. Ý kiến nêu ra đã 19 năm, nhưng sau đó tình hình ngày càng trầm trọng hơn. VnExpress giới thiệu ý kiến của GS Trần Văn Thọ về vấn đề đào tạo tiến sĩ 19 năm trước:

Quá nhiều nhận thức sai lầm về bằng tiến sĩ

Quá nhiều nhận thức sai lầm về bằng tiến sĩ
GS Trần Văn Thọ: Học tiến sĩ không phải để đào tạo nhà quản lý hoặc lãnh đạo; luận án tiến sĩ không nhằm nghiên cứu vấn đề thực tiễn áp dụng ngay cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Bài này GS Trần Văn Thọ viết để đóng góp vào Đề án cải cách giáo dục Việt Nam do một số trí thức trong và ngoài nước thực hiện vào năm 2008. Trao đổi với VnExpress, GS Thọ cho rằng nội dung bài viết đến nay vẫn còn giá trị.
GS Trần Văn Thọ.
Một số nhận thức sai lầm về bằng tiến sĩ
Bằng tiến sĩ không phải nhằm đào tạo nhà quản lý hoặc lãnh đạo để cho phép nhà nước cấp kinh phí đi học tại chức lấy bằng tiến sĩ. Bằng tiến sĩ là bước cơ bản nhằm đào tạo đội ngũ khoa học có trình độ cao để phục vụ giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học.

Đánh giá luận án tiến sĩ như thế nào ?

Đánh giá luận án tiến sĩ như thế nào ?
Trần Văn Thọ - "Giáo sư hướng dẫn chịu trách nhiệm đầu tiên về việc đánh giá. Không một giáo sư chân chính nào thấy luận án của học trò mình chưa đạt tiêu chuẩn khách quan về học thuật và độc sáng mà dám đưa ra hội đồng bảo vệ", GS Trần Văn Thọ viết.
Đề tài luận án tiến sĩ của bạn là gì? 
"Kiểm tra độ đàn hồi của Bao Cao Su" ?
Bài này GS Trần Văn Thọ viết để đóng góp vào Đề án cải cách giáo dục Việt Nam do một số trí thức trong và ngoài nước thực hiện vào năm 2008. Toàn bộ nội dung của Đề án được đăng trên Thời đại mới số 13, tháng 3/2008.

Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết

Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết
Sự thật dần được sáng tỏ. Nếu có thợ lặn chuyên nghiệp và máy quay đàng hoàng thì trên bờ không phải đồn đoán những gì xảy ra dưới đáy biển. Giờ chỉ mong là sao các cấp, các ngành sớm công bố nguyên nhân, chỉ ra ai đã gây ra thảm họa này để bắt họ phải chịu trách nhiệm. Dân chúng tôi sống nhờ vào biển, giờ biển thế này thì không biết sẽ ra sao. Cũng mong sao các nhà khoa học có cách gì xử lí tình trạng ô nhiễm đáy biển, nếu không sẽ là thảm họa đối với con người”.
Hiện vận dưới đáy biển. Ảnh: TPO
TP – “Đáy biển không còn chi nữa rồi! Cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt” – ngư dân Phạm Văn Thùy thông báo sau cú lặn thứ 2 xuống đáy biển, ngay phía trước xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).

Chúng ta chỉ là công dân hạng hai

"Sự khác biệt giữa chúng ta và các quốc gia dân chủ là trong khi chúng ta chỉ nói những lời tốt đẹp, thì ở các quốc gia ấy người dân chỉ làm những điều tốt đẹp… Nên muôn đời chúng ta không thể đuổi kịp các nước ấy. Muôn đời không thể… Và trên thế giới tươi đẹp này, chúng ta sẽ chỉ mãi mãi là công dân hạng hai để xây dựng một quốc gia hạng hai mãi mãi…".
Chúng ta chỉ là công dân hạng hai
Mai Tú Ân - Giờ đây đừng mơ đến có một nền kinh tế ngang tầm với chính chúng ta, đến một cuộc sống ngang tầm với các nước chung quanh, đến một nền hạnh phúc thịnh trị như người dân các nước đó. Vì trong cuộc đua đến hạnh phúc của người dân, đến sự thịnh vượng của Quốc Gia thì chúng ta đã tự trói tay chân của mình, tự hại mình bằng những điều cổ quái, những điều luật không có ở trên đời nên không bao giờ bắt kịp các quốc gia ấy.

Vì người dân chúng ta không có những quyền căn bản của con người như họ, để tự do phát triển cuộc sống, xây dựng đất nước. Chúng ta mất đi cái quyền Tự Do khiến cho chúng ta không thể thực hiện quyền Sống và quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc, ba quyền cơ bản của con người mà Hiến Pháp Hoa Kỳ 1776 đã minh định. Và thật đau lòng khi đó cũng là ba quyền con người mà Tuyên Ngôn Độc Lập 1945 của chúng ta đã long trọng ghi rõ nhưng không bao giờ được thực hành…

GS. Vượng: Cậu là đảng viên nhưng mà tốt!

Nỗi ám ảnh của quá khứ
GS. Trần Quốc Vượng - "Con người, nhất là người trí thức Việt Nam, đâu chỉ đói rét vì miếng cơm manh áo? Đói tự do tư tưởng cũng có thể trở thành con thú! Vì con thú, như con trâu, con bò, dù có no cỏ thì cũng chỉ biết theo đuôi! Theo đuôi con đầu đàn! Bao năm qua, có biết bao con người Việt Nam chỉ biết theo đuổi kẻ cầm quyền, hoặc khốn khổ thay, là chỉ được theo đuôi người lãnh đạo và lại được “khen” là “có ý thức tổ chức, kỷ luật” và vì vậy được vào Đảng, được “đề bạt” làm kẻ “cầm quyền” bậc sơ trung cấp, để, nói cho cùng, cũng chỉ thành kẻ “chấp hành”, “thừa hành”, nhưng có được chút “quyền”: dối trên và nịnh trên, lừa dưới và nạt dưới!

GS. Trần Quốc Vượng
…Và vì nhiều lý do sâu xa khác nữa – nên nước ta chỉ có những nhà trí thức (intellectuals) chứ không có giới trí thức (intelligentsia).
Vậy thua thiệt thì Dân ráng chịu!
Bi kịch, nỗi bất hạnh của trí thức Việt Nam, của nước Việt Nam là ở đó…"

Trước sự thật, mọi tội ác sẽ phải lộ rõ

Trước sự thật, mọi tội ác sẽ phải lộ rõ
Lãng - Tôi không nghĩ chính phủ Việt Nam sẽ dám lấp liếm vụ này. Quy mô thảm họa đã diễn ra và cả mối đe dọa trong tương lai quá lớn để lấy thúng úp voi. Nếu họ dám cho qua, thì khi nguồn thải công nghiệp khổng lồ ấy vận hành và xả thải quanh năm, hàng nghìn km bờ biển Việt Nam sẽ chết. Khi đó, chế độ sẽ không tồn tại được trước dòng người phẫn nộ.

Theo thời gian và những thông tin lộ thêm ra mỗi ngày, càng ngày càng thấy Formosa không còn là nghi phạm nữa. Gương mặt thủ phạm mỗi ngày một lộ rõ. Có nhiều người đặt câu hỏi, tại sao vẫn xuất hiện những dòng hoá chất mới, như dòng nước biển đỏ quạch khiến lưới ngư dân sạch như tẩy bằng thuốc tẩy (1), hoặc dòng nước đen bất thường (2). Người ta nói rằng thủ phạm sẽ không ngu để xả thải tiếp khi cả xã hội đang chú ý. Tôi không nghĩ thế.

Phá "thủ phủ đá gà" ở Quảng Bình gây chấn động

Phá "thủ phủ đá gà" ở Quảng Bình gây chấn động giới cá cược
03/05/2016 Gần 30 chiếc ôtô hạng sang, cùng hàng tỷ đồng phơi ghi cá cược và tiền mặt được thu giữ tại chỗ. Trường gà này được giới chọi gà ăn tiền xem là “thủ phủ đá gà” quy mô bậc nhất cả nước.

Nội quy đá gà được chủ sới niêm yết công khai.
Sau một thời gian tiến hành đồng loạt các biện pháp nghiệp vụ, chiều và đêm 1-5, Công an tỉnh Quảng Bình đã hiệp đồng tác chiến phá trường gà gây chấn động giới chọi gà ăn tiền cả nước. Hàng trăm chủ gà đang say sưa sát phạt từ Hà Nội, TP HCM, Nghệ An... đã bị bắt tại trường gà. 

Văn hóa người Việt: Bao giờ cho hết xấu hổ?

Ứng xử thiếu văn hóa của người Việt: Bao giờ cho hết xấu hổ?
06/05/2016 Mới đây, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã “phải” phát động chiến dịch “Nâng cao hình ảnh du khách Việt”. Điều này cho thấy những hành vi ứng xử của một bộ phận du khách Việt khi ra nước ngoài đang tồn tại rất nhiều vấn đề. Và cũng ngay ở trong nước, người ta vẫn dễ dàng bắt gặp hành vi thiếu văn hóa, thiếu văn minh ở những nơi công cộng.
Vô tư xả rác ở bãi biển. Ảnh: soha.vn
1. Mỗi năm Nguyễn Mạnh Hùng (35 tuổi, nhân viên một tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Hà Nội) đều cố gắng tích cóp tiền để đi thăm thú nước ngoài. Sau mỗi chuyến đi, Hùng đều có rất nhiều niềm vui, song cũng có nhiều tâm tư.

(2) J. Lacouture: VN-một đất nước đáng khâm phục!

Jean Lacouture: Việt Nam - một đất nước đáng khâm phục
(Tiếp theo và hết) 
Bài 2: Và D’Argenlieu đã không quên khi nhắc tướng Valluy (Va-luy): “Mục đích số một của sứ mệnh chúng ta… là lập lại uy quyền nước Pháp [ở Đông Dương] không chỉ về mặt luật pháp mà cả trong thực tế”.
Một tuần sau khi đến Sài Gòn, tướng P. Leclerc đề nghị với Chính phủ Pháp: “Tôi tin rằng chỉ có một phương kế duy nhất, đó là đổ bộ lên Bắc Bộ với quân số đông. Sẽ là một sai lầm tuyệt đối nếu thương thuyết một cách nghiêm túc với các đại biểu của Việt Minh trước khi phô trương sức mạnh” (A. Rusio, Người cộng sản Pháp và chiến tranh Đông Dương 1944-1954 - Les communistes français et la guerre d’Indochine 1944-1954, NXB L’Harmattan, Paris,1985, tr.97). Tướng R. Salan (R. Sa-lăng) phụ tá của P. Leclerc, tán thành ý kiến đó với điều kiện phải có ít nhất 5 vạn quân tham gia cuộc đổ bộ. Trong 9 tháng đầu năm 1946, Pháp kéo dài các cuộc đàm phán với Việt Nam, ký kết rồi vi phạm, chờ đủ hai điều kiện (quân đội Tưởng Giới Thạch rút về nước và quân tiếp viện từ Pháp sang) thì chuyển sang hành động.

(1) J. Lacouture: VN-một đất nước đáng khâm phục!

Jean Lacouture: Việt Nam - một đất nước đáng khâm phục!
(Kỳ 1) Thứ Ba, 03/05/2016, LTS - Nhà sử học, nhà báo Jean Lacouture (Giăng La-cu-tuya) là một người Pháp đã “dấn thân cho sự nghiệp cánh tả sau lần gặp nhà cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh”. Trong sự nghiệp của mình, J.Lacouture có nhiều công trình nghiên cứu công phu về Việt Nam, về cách mạng Việt Nam. Tóm lược khảo cứu của tác giả Phan Văn Hoàng sẽ giới thiệu với bạn đọc các thành tựu nghiên cứu này, cũng như về sự gắn bó của J.Lacouture với Việt Nam.
Jean Lacouture (1921 - 2015) đỗ cử nhân văn khoa, cử nhân luật, tốt nghiệp Trường khoa học chính trị Paris (Pa-ri - Pháp, tiền thân của Viện Nghiên cứu chính trị Paris), làm nghiên cứu sinh tại Đại học Harvard (Ha-vớt - Mỹ), từng giảng dạy tại Viện Nghiên cứu chính trị Paris, Đại học Vincennes (Vanh-xăng - nay là Đại học Paris VIII). Ông đồng thời là một nhà báo chuyên nghiệp với hàng nghìn bài báo, và là tác giả của 71 cuốn sách.

Formosa thừa nhận tự ý xây đường ống xả thải

Bộ Tài nguyên - Môi trường: Formosa thừa nhận tự ý xây toàn bộ đường ống xả thải
"Nói về sai thì hôm qua tôi đã làm việc với ông Phó Tổng giám đốc Formosa, ông ấy thừa nhận rồi: Toàn bộ đường ống của họ là tự ý xây, không có thiết kế cơ sở xây dựng. Thứ hai nữa, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng phê duyệt quy hoạch này cũng không có đoạn ấy" - Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường trả lời PV Dân trí.

Đoàn thanh tra đã phát hiện sai phạm đầu tiên của Formosa (Ảnh: V.D)
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, chiều nay 6/5, Phó trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường tại Formosa - ông Lương Duy Hanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường (Tổng cục Môi trường) đã trả lời PV Dân trí về những kết quả điều tra bước đầu.

Cá cần nước sạch, người dân cần minh bạch

Chuyện cá chết 'chỉ là bề mặt'
6 tháng 5 2016 "...Trong cuộc biểu tình vừa rồi có khẩu hiệu là Cá cần nước sạch, người dân cần minh bạch, họ luôn luôn cần sự minh bạch đó trong bất kỳ tình huống nào và nhất là khi xảy ra khủng hoảng. "Sự minh bạch đó thiếu vắng khá nhiều và đó là lý do mà họ tin vào thông tin ngoài luồng hơn là thông tin chính thống."
Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban 
Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO
Các chuyên gia môi trường cho rằng việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam đã kéo theo nhiều cuộc khủng hoảng khác, và để lại hậu quả nghiêm trọng, lâu dài. Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO nói trong tọa đàm của BBC hôm 05/05:

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Dự án dọc sông Hồng: Chỉ tỉnh Vân Nam có lợi

“Dự án tỷ đô dọc sông Hồng, nghe lãng mạn như thơ”
Hoàng Hường (ghi) TVN: Tâm điểm dư luận hiện đang tập trung vào Dự án thủy lộ và thủy điện dọc Sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn Thái Group (trước là Tập đoàn Xuân Thành). Theo đó, họ sẽ triển khai làm nhiều phần trong đó có 6 nhà máy thủy điện nhỏ trên dòng sông này. Xung quanh câu chuyện này, Tuần Việt Nam đã ghi lại ý kiến của GS. Đặng Hùng Võ.
Một góc Sông Hồng. Ảnh: dantri
Khách quan xem xét, có thể nói đề xuất dự án của Cty TNHH Xuân Thiện là một đề xuất rất tham vọng, có nhiều ý tưởng cần xem xét, cũng như nhiều khía cạnh cần thảo luận.

Cá chết không vô ích. 1000 lần không vô ích!

Cá chết không vô ích. 1000 lần không vô ích!
Các thế hệ đi trước đã biết: Nếu lợi nhuận lớn, phải tự treo cổ mình lên, nhà tư bản cũng làm. Tôi xin bổ sung: Nhà tư bản luôn sẵn sàng treo cả những khách hàng ngu ngốc lên giá treo cổ. Vụ cá chết, sẽ góp phần làm cho các nhà tư bản hiểu rằng người Việt Nam không bao giờ chịu làm những khách hàng ngu ngốc.

Hình minh họa
Kể cả không tìm ra được nguyên nhân, thì chả lẽ cá chết là vô ích? Không! Một ngàn lần không. Những con cá chết đã làm nhiều ngàn ngư dân Miền Trung khốn đốn. Ngành du lịch của các tỉnh ven biển Miền Trung lao đao một thời gian vì cá chết. Nhiều quan chức bị thử thách trong vụ cá chết. Cá chết làm cư dân thành thị hoang mang.

Đập sông Hồng: Không thực tế, tiền đem đổ biển

Xây đập ngăn sông Hồng: Không thực tế, tiền đem đổ biển
Các đập dâng trên sông Hồng chỉ phục vụ được cho một số địa phương ở trung lưu trong vòng 15 ngày, đó là cái nhìn phi khoa học.  Ông Nguyễn Ty Niên, nguyên Cục trưởng Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão (Bộ NN&PTNT) nhận xét như vậy trước đề xuất xây dựng một số đập dâng trên sông Hồng.
Về mùa khô nước sông Hồng ngày càng cạn kiệt. Ảnh: Dân trí
Thiếu cái nhìn tổng thể, khoa học
Là người làm thủy lợi, đê điều hàng chục năm, ông Nguyễn Ty Niên đã đúc rút ra một điều xương máu, đó là con sông Hồng có sức sống và hồn thiêng của nó. Chính vì thế, khi làm bất cứ công trình gì trên sông Hồng đều đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể và phải tuân theo quy luật.

Mekong: 'TQ quyết định vận mệnh'. Còn sông Hồng ?

Mekong: 'TQ quyết định vận mệnh'
Một chuyên gia Hoa Kỳ nói vấn đề với các con đập trên dòng sông Mekong sẽ không gây ra "xung đột quân sự" nhưng cho Trung Quốc quyền tối thượng với các nước trong vùng. Trả lời phỏng vấn trên trang Southeast Asia - Globe 03/05/2016, Giáo sư Marvin Ott từ trường Johns Hopkins ở Hoa Kỳ nói: "Các con đập trên dòng Mekong có ý nghĩa chiến lược vì chúng cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng Đông Nam Á lục địa."


Đập Cảnh Hồng của Trung Quốc ở thượng nguồn Mekong

Thủy điện sông Hồng: Nếu bán dự án cho nước ngoài...

Nếu bán dự án cho nước ngoài: Toàn bộ châu thổ sông Hồng sẽ bị Trung Quốc không chế. 10 năm nhiệm kỳ của Thủ tướng Dũng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đóng góp cho đất nước một ông Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đầu đất và bán nước (nguyên là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư), không biết nhiệm kỳ của Thủ tướng Phúc hiện nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng có muốn trở thành bản sao của Vũ Huy Hoàng không ?
Thủy điện trên sông Hồng: Nếu bán dự án cho nước ngoài
Nếu chủ đầu tư tư nhân chuyển nhượng dự án cho nước ngoài mà lại đúng vào tay Trung Quốc thì coi vô cùng nguy hiểm. Đó là cảnh báo của GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT về dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện. 
Hàng loạt đập thủy điện sẽ được xây dựng trên sông Hồng. Ảnh minh họa

Trước đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua chủ trương đầu tư dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành). Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đề xuất.

Phải chăng TQ đã đầu độc biển 4 tỉnh miền Trung?

Phải chăng Trung Quốc đã đầu độc biển 4 tỉnh miền Trung?
Các diễn biến ở Việt nam hiện nay cho thấy, đã có hiện tượng ngư dân bỏ biển do thủy sản đánh bắt được vì không có khả năng tiêu thụ. Đó có thể được coi là sự thành công bước đầu của Trung quốc, trong chính sách lấn Biển Đông. Với Trung quốc thì họ có thể làm mọi thứ, mọi cách để phục vụ cho mưu đồ của họ. Việc họ nhân cơ hội Formosa xả thải trong quá trình chạy thử để thả hóa chất độc xuống biển nhằm đầu độc biển miền Trung, như họ đã từng làm ở nhóm đảo Kalayaan (Thị Tứ) nhằm đẩy cư dân ra khỏi đó và cô lập các hòn đảo. Với mục đích, sau khi cư dân đi khỏi, các hoạt động quân sự của TQ sẽ chiếm đảo dễ dàng hơn là điều hoàn toàn có thể.
Cá chết hàng loạt trên Đảo Kalayaan (Thị Tứ). Nguồn: Kalayaan ATIN ITO
Thảm họa môi trường trên diện rộng chưa từng có tại vùng biển có chiều dài hàng trăm km, dọc bờ biển miền Trung thuộc các tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế thực sự tạo một cú sốc cho dư luận xã hội ở Việt nam. Sau hơn 2 tuần khi xảy ra vụ việc, việc chính quyền Việt nam tỏ ra hết sức lúng túng đã cho thấy dường như họ đã bất lực trong việc xử lý khủng hoảng. Các phát ngôn bất nhất của những lãnh đạo đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, về vấn đề này đã cho thấy điều đó.

Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở Quảng Bình

Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở Quảng Bình
Ngày 5/5, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, các mẫu phân tích về cá chết ở các tỉnh Bắc Trung bộ của bộ này đã có kết quả. "Chúng tôi đã gửi cho Bộ TN&TM, Bộ KH&CN. Các mẫu tất nhiên có cả kim loại nặng, còn về số lượng thế nào thì bộ không được công bố”- ông Tám nói.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng, bộ này phải chuyển cho Bộ TN&MT, KH&CN để công bố nguyên nhân. Hiện việc truy tìm nguyên nhân cá chết có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Việc công bố nguyên nhân phải chính xác, minh bạch nên cần thời gian.

Chuyện tình của cựu đại sứ Pháp và cô gái Việt

Chuyện tình của cựu đại sứ Pháp và cô gái Việt
02/05/2016 - Tác phẩm của nhà văn Hiệu Constant là cuộc đối thoại giữa Jean Claude – người từng giữ chức vụ Đại sứ Pháp tại Việt Nam và Hoài Thu – cô phóng viên người Việt.
Hai mươi năm trước, Hoài Thu từng may mắn được gặp gỡ vị đại sứ Jean Claude trao quà trong một sự kiện từ thiện ở làng quê nghèo sau cơn lũ. Trong kí ức của cô bé Thu, vị đại sứ với nụ cười thân thiện cùng cái bắt tay ấm áp đã để lại một ấn tượng sâu sắc, một thứ tình cảm không thể nói lên thành lời, để rồi cô quyết tâm phải gặp lại được vị đại sứ như một lời hẹn “À bientôt… Hẹn gặp lại” trước khi anh rời đi.

"Đã là khoa học thì không thể dối trá”

TS.Nguyễn Văn Khải: “Tôi biết có nhiều Tiến sĩ dởm”
NGỌC QUANG 05/05/16 (GDVN) - TS.Nguyễn Văn Khải nói thẳng, đối với ông học vị Tiến sĩ không có ý nghĩa gì nếu không có đóng góp cụ thể cho đời sống xã hội. Trong đời sống xã hội có đầy rẫy những thứ gian dối, nhưng đã là khoa học thì không thể dối trá”.
TS. Nguyễn Văn Khải: "Học vị Tiến sĩ không có ý nghĩa gì nếu không 
có đóng góp cụ thể cho đời sống xã hội". ảnh: Ngọc Quang.
Đào tạo qua loa, học qua loa = tiến sĩ dởm 
Những ngày vừa qua, dư luận xã hội liên tục dậy sóng với câu chuyện đào tạo tiến sĩ tràn lan, mà cụ thể là chỉ riêng Viện khoa học xã hội có chỉ tiêu cho “ra lò” tới hơn 600 tiến sĩ chỉ trong 2 năm. Một đất nước có nhiều tiến sĩ theo lẽ thường phải là điều đáng mừng, tuy nhiên khi kế hoạch “sản xuất tiến sĩ” bị lộ thì xã hội mới tá hỏa vì nhiều vị có cái danh xưng này thực ra chỉ để làm bình phong phục vụ mục đích cá nhân.

"Formosa 'ảnh hưởng đến kinh tế và cả chính trị'"

Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ việc tại Formosa 'ảnh hưởng đến kinh tế và cả chính trị'
(VTC News) - Lãnh đạo Bộ Công thương đã đưa ra những đánh giá ban đầu về vụ việc liên quan đến công ty Formosa. Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, phóng viên đã đặt câu hỏi liên quan đến việc có nhiều đoàn công tác của Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công Thương liên tiếp kiểm tra Formosa thời gian vừa qua.

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương 
trả lời tại buổi họp báo (Ảnh: Phạm Thịnh)
Trả lời vấn đề này, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương bày tỏ: "Một sự kiện như Formosa là một vụ việc hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng đời sống, đến tâm lý, cả nền kinh tế nếu không nói là kể cả chính trị của đất nước chúng ta".

Người Việt không còn biết đến văn minh tối thiểu

Người Việt không còn biết đến văn minh tối thiểu
Biển báo ghi cấm rõ ràng
Vậy mà lắm kẻ như đang quáng gà
Văn minh lịch sự thế a
Hay sinh ra não chỉ là để chơi!

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Việt Nam sẽ thành ‘thiên đường’ dự án ô nhiễm ?

Việt Nam nguy cơ thành ‘thiên đường’ dự án ô nhiễm
“Việt Nam có lẽ như đang rất thành công để trở thành “thiên đường” của những dự án ô nhiễm”, ông Đỗ Thiên Anh tuấn, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright chia sẻ. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đang tiến hành một nghiên cứu về giảm thiểu tác động môi trường của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nghiên cứu sơ bộ cho biết, ngày càng có nhiều dấu hiệu FDI trong các lĩnh vực gây nhiều ô nhiễm đầu tư vào Việt Nam như dệt, da giày, hóa chất…
Nhiều ngành ô nhiễm đổ vào Việt Nam
Nhắc đến những đại dự án thép như Formosa ở Hà Tĩnh, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, chắc chắn không dễ đầu tư sang các nước có những tiêu chuẩn cao về môi trường.

Việt Nam: thiên đường ô nhiễm

Việt Nam: thiên đường ô nhiễm
Nguyễn Hoàng Phố, 4-5-2016, Vũng Áng-Formosa Hà tĩnh sẽ đi vào sách vở kinh tế học như là một bằng chứng khẳng định giả thiết về thiên đường ô nhiễm (pollution haven hypothesis). Trong bài viết: Việt nam đang đối diện với khủng bố chất độc hay đang là một bãi rác công nghiệp?, tôi có đặt câu hỏi về chức năng giám sát môi trường của chính quyền Việt nam đối với Formosa Hà Tĩnh. Hôm nay tôi đã có câu trả lời, từ báo Người đô thị:
“Trao đổi với Người Đô Thị, TS Ngô Đức Lâm, nguyên cục trưởng Cục Công nghệ an toàn và môi trường, bộ Công thương rằng: Nhà nước phải có hệ thống độc lập kiểm tra, tuy nhiên lại không có với trường hợp Formosa. Thực tế hiện nay, sở Tài nguyên môi trường Hà Tĩnh không tự đi lấy mẫu và tự kiểm tra Formosa, mà mẫu đó lại do Formosa đưa cho sở đi phân tích. Như vậy là hoàn toàn không khách quan, và thiếu trách nhiệm. Thứ 2, sở Tài nguyên môi trường là cơ quan nhà nước thì phải độc lập, nhưng sở lại đi hợp đồng với Formosa để kiểm tra, tức là mang lại kinh tế cho nhau, như vậy là không đúng quy định Nhà nước, là vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Doanh nghiệp VN: Làm ngỗng hay làm thiên nga ?

Câu nói 'như con ngỗng' của TGĐ WTO ứng với kinh tế Việt Nam hiện nay
03/05/2016  Đã đến lúc Việt Nam cần dứt khoát đưa ra một lựa chọn, hoặc là để các doanh nghiệp tiếp tục là những con ngỗng béo để bị săn đuổi, hoặc là tạo điều kiện để các doanh nghiệp trở thành những con thiên nga cất cánh bay trên bầu trời.
Ảnh: Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại 
Thế giới (WTO) Roberto Azevedo​
Nền kinh tế Việt Nam đang ở trong một giai đoạn nguy nan, ngay thời điểm mà sự kỳ vọng nền kinh tế có được một cú cất cánh đang lớn lao nhất. Hai trong số ba vùng kinh tế chủ đạo của cả nước đang chìm trong những thảm họa: ở miền Nam hạn mặn đã tàn phá khu vực nông nghiệp lớn nhất cả nước, còn ở miền Trung ô nhiễm cũng đang tàn phá nền kinh tế biển của phân nửa số tỉnh thành.

Trung Quốc phát lệnh xả độc vào biển

Trung Quốc phát lệnh xả độc vào biển
FB Tuấn Khanh 5-5-2016 Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời thề của mình khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế đứng của mình thuộc về đâu, trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc.
Ảnh cá chết trên bờ biển quanh đảo Pag-asa
 (Thị Tứ). Nguồn: FB Kalayaan ATIN ITO
Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao.

Người Mỹ, Nhật, Úc... vẫn ăn cá biển miền Trung

Tin khó tin; đọc bài này toàn thông tin của 3-4 tháng đầu năm, tức là khi chưa có chuyện biển ô nhiễm và cá chết hàng loạt.
Người Mỹ, Nhật, Úc... vẫn ăn cá biển miền Trung
04/05/2016  Đến nay khách hàng nước ngoài chưa than phiền gì về chất lượng cá, tôm của miền Trung. Trong khi người tiêu dùng trong nước lo lắng, thậm chí không dám ăn cá biển thì nhiều nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... vẫn tiêu thụ mạnh cá đánh bắt tại khu vực các tỉnh miền Trung. Nhờ đó tình hình xuất khẩu hải sản vẫn diễn ra thuận lợi.  “Có vài nhà nhập khẩu hỏi về tình hình cá chết. Song sau khi được cung cấp đầy đủ thông tin chính thức, bao gồm cả thông tin do các cơ quan có thẩm quyền đưa ra, họ tin tưởng và tiếp tục mua hàng. Thực tế cho thấy khách hàng các nước như Mỹ, Úc, châu Âu… phản ứng trước thông tin cá chết hết sức bình tĩnh, chuyên nghiệp”
Xuất khẩu thuận lợi
Những ngày qua, trước việc ngư dân đánh bắt cá về nhưng không có người mua và ế ẩm, ông Nguyễn Văn Chín, Giám đốc Công ty Thủy sản Bắc Đẩu, luôn có mặt tại âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng để cùng nhân viên thu mua hải sản cho ngư dân.

Bầu Đức lại ngập trong... đống nợ

Bầu Đức lại ngập trong... đống nợ
 Kết thúc quý 1/2016, tổng các khoản nợ phải trả của Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đã lên đến hơn 18.000 tỉ đồng. Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2016.
Theo đó, tính đến ngày 31.3.2016, tổng tài sản của HNG đạt trên 30.500 tỉ đồng, tăng hơn 3.000 tỉ đồng so với thời điểm cuối năm 2015. Tuy nhiên, các khoản nợ phải trả của HNG cũng tiếp tục tăng thêm hơn 1.500 tỉ đồng so với cuối năm 2015.

Vệt nước màu đỏ dài 1,5 km trên biển Quảng Bình

Xuất hiện vệt nước màu đỏ dài 1,5 km trên vùng biển Quảng Bình
04/05/2016 - Trước đây vùng biển Quảng Bình từng xuất hiện vệt nước màu đỏ, nhưng lần này vệt nước màu đỏ đậm đặc hơn và dài 1,5 km, khiến người dân vô cùng lo lắng. Ngày 4.5, ông Phan Văn Gòn, Bí thư huyện ủy Bố Trạch (Quảng Bình), xác nhận trên vùng biển xã Nhân Trạch (Bố Trạch) vừa xuất hiện một vệt nước màu đỏ dài khoảng 1km.
Xuất hiện vệt nước màu đỏ dài khoảng 1km trên 
vùng biển xã Nhân Trạch (Ảnh: Minh Phong)
Theo ông Gòn, vệt nước này xuất hiện lúc 8 giờ sáng cùng ngày. “Vệt nước màu đỏ này đã từng xuất hiện trên vùng biển xã Nhân Trạch, nhưng nó không đậm đặc như hiện nay”, ông Gòn cho biết.

Lập hội đồng khoa học QG tìm nguyên nhân cá chết

Lập hội đồng khoa học cấp quốc gia tìm nguyên nhân cá chết
04/05/2016 - Hai nguyên nhân đang được các nhà khoa học tập trung phân tích, đối chứng bao gồm nguyên nhân sinh học và nguyên nhân hoá học. Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Hội đồng chuyên gia khoa học và công nghệ cấp quốc gia do giáo sư - viện sĩ Châu Văn Minh (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) làm chủ tịch, để phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt tại miền Trung.

Gần 100 chuyên gia từ hơn 30 viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước đã vào cuộc tìm nguyên nhân cá chết. Ảnh minh họa: Lê Hiếu.

Chính thức kiểm tra Formosa xả thải ra biển

Vụ cá chết: Chính thức kiểm tra Formosa và 2 doanh nghiệp xả thải ra biển
04/05/2016 - Ngoài Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đoàn kiểm tra Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ làm việc với Công ty Điện lực dầu khí Vũng Áng và Trung tâm dịch vụ hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng. "Kết quả kiểm tra cần phải được thông tin đến các cơ quan quản lý nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân được biết", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của tập đoàn Formosa

Cá biển lờ đờ vào bờ, cá nuôi chết hàng loạt

Cá biển lờ đờ lại ào ạt vào bờ, cá nuôi chết hàng loạt
03/05/2016 - Nhiều loại cá biển trôi dạt vào bờ ở cửa biển Thuận An và phá Tam Giang (Thừa Thiê- Huế) trong tình trạng lờ đờ. Trong khi đó cá nuôi của người dân ở khu vực này lần đầu tiên bị chết hàng loạt. Chiều 3.5, Chi cục Thú y tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng chính quyền chức năng đã tiến hành thu gom được 1,1 tấn cá nuôi của 23 hộ dân thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang để đưa đi tiêu hủy sau khi bị chết.
Thu gom cá nuôi bị chết tại thị trấn Thuận An
Đây là những loại cá do người dân nuôi ở cạnh cửa biển Thuận An phía bờ Nam, trong đó hộ bị nặng nhất có trên 3 tạ cá chết, cá nặng từ 0,3-1,2 kg. Đây là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng cá nuôi chết tại địa phương này. Ông Trương Viết Phương, một hộ dân có gần 1 tạ cá vẩu bị chết, cho biết: “Vào sáng sớm, sau khi thủy triều lên thì cá tôi xuất hiện tình trạng nổi lờ đờ như thiếu ô xy, vài giờ sau thì chết chìm xuống đáy lồng”.

Người Thái đến từ toilet

Người Thái đến từ toilet
Nếu có dịp nghỉ tại các khách sạn nhỏ 2, 3 sao tại Hà Nội, Hội An hay các thành phố du lịch khác từ miền Trung ra Bắc, bạn sẽ ngạc nhiên khi tất cả vật dụng trong phòng đều là hàng… Thái Lan. Bạn có ngạc nhiên không, khi đến các khách sạn, khắp Bắc – Trung – Nam, đều thấy trong toilet, sự hiện diện của ‘người Thái’?

Cụm từ khởi nghiệp được nhắc đến rất nhiều thời gian gần đây, và giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp được xem như cứu cánh để phát triển nội lực cho doanh nghiệp (DN) Việt. Giữa rừng thời sự về khởi nghiệp, nên chăng hãy dừng lại xem xét ở một góc độ khác: “khởi nghiệp… bán lẻ”.

Lãnh đạo ăn cá, tắm biển không phải là câu trả lời

Lãnh đạo ăn cá, tắm biển không phải là câu trả lời
Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân. Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh tắm biển Thiên Cầm Nguy hiểm hơn nữa là trong lúc hoạt động đánh bắt và tiêu thụ hải sản đã hồi phục mà nguyên nhân cá chết chưa tìm thấy, lỡ như kết quả sau này cho biết biển bị nhiễm độc kim loại nặng chẳng hạn thì ai chịu trách nhiệm đối với những người đã ăn cá trong khoảng thời gian “chờ nghiên cứu” này?
Lãnh đạo ăn cá, tắm biển không phải là câu trả lời cho vấn đề môi trường sạch chưa và hải sản an toàn chưa. Trong hình: Lãnh đạo Sở TN-MT Hà Tĩnh tắm biển Thiên Cầm chiều 30/4. Ảnh: SGGP

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Cay đắng con mực nháy Vũng Áng

Cay đắng con mực nháy Vũng Áng
Tác giả: Cu Làng Cát
Tôi cùng bạn bè thật mạo hiểm khi dùng món mực tươi sống với mù tạt, chắc chắn trước mắt sẽ không sao, nhưng về lâu dài không biết món ăn này có để lại di chứng gì không?

Nhà hàng nổi mực nháy vắng khách,
sau kia là nhiệt điện Vũng Áng 1
Một nhóm các nhà báo trẻ ở Quảng Bình và Hà Tĩnh hẹn về Vũng Áng để xem lại thương hiệu mực nháy ở đây thất bát như thế nào. Quả thật trong cơn dâu bể, người ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh thốt lên cay đắng rằng con mực nuôi nấng phận người nơi đây từng được đón nhận nức tiếng thì nay bị khước từ vì hồ nghi có độc tố. Từ ngày cá chết đến nay, người ở Vũng Áng chưa có câu trả lời thỏa đáng nào từ cơ quan chức năng khiến họ càng đau lòng hơn.

Sài Gòn: Nhật xây >< Hà Nội: Tầu xây

Sài Gòn: Nhật xây >< Hà Nội: Tầu xây

Ngư dân Vĩnh Thái, Quảng Trị: Biển vẫn bốc mùi thối

Ngư dân Vĩnh Thái (Quảng Trị): Biển vẫn bốc mùi thối
Nhiều ngày nay, người dân bãi ngang vùng biển Vĩnh Linh (Quảng Trị) nói gần bờ không còn cá, biển vẫn bốc mùi thối, bà con thu lưới,lừ, bẫy lên bờ phơi nắng, mỏi mòn chờ ngày ra khơi lại.
Ngư dân xã Vĩnh Thái, Vĩnh Linh, Quảng Trị không đánh 
bắt được một con cá nào trong chiều 2/5. Ảnh: Tạ Vĩnh Yên
Gần bờ không còn cá
Chiều ngày 2/5, PV Báo Giao thông cùng ngư dân thôn Tân Mạch (xã Vĩnh Thái, Vĩnh Linh) ra khơi. Khi thuyền cách bờ khoảng 300m ngư dân bắt đầu tắt máy để thu những chiếc lừ lưới (bẫy mực, ghẹ, cá).

Thảm hoạ Vũng Áng: Một tháng khủng hoảng

Thảm hoạ môi trường Vũng Áng:
Một tháng khủng hoảng
TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
  Ngư dân sẽ sống ra sao?
 Khủng hoảng khởi đầu tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Ngày 6.4, ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh phát hiện cá nuôi lồng bè trên biển chết hàng loạt. Cùng ngày, hàng loạt cá tự nhiên chết dạt vào bờ, và  nhanh chóng bùng phát như dịch bệnh. Cả nước chấn động tin tức, hình ảnh video dồn dập, cá chết hàng loạt khủng khiếp dọc mấy trăm cây số duyên hải từ Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị, Thừa thiên-Huế, đến ngày 29.4 tới Đà Nẵng. Tỉnh Quảng Bình nặng nhất, tới ngày 29.4, thu gom được trên 100 tấn cá chết. Dự báo nếu không ngăn chặn có thể lan tận Phú Quốc. Hàng chục ngàn ngư dân không dám ra biển, riêng Quảng Bình có 18 xã với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động nghề biển. Ngư dân đánh bắt vùng biển xa, cập bến, các đầu mối tiêu thụ quen từ chối mua, bởi ai cũng sợ nhiễm độc.
Nhiễm độc: Ở huyện Phúc Trạch, Quảng Bình, có ít nhất hơn 20 trường hợp phải tới bệnh viện tỉnh cấp cứu, vì ăn các loại hải sản nghi bị nhiễm độc. Tại huyện Quảng Trạch khoảng 200 thực khách dự tiệc khai trương một nhà hàng bị trúng độc sau khi ăn hải sản.
Dân hoảng loạn: Đổ xô đi mua nước mắm, đồ khô, lo dự trữ. Sợ ăn phải cá biển nhiễm độc, người dân chuyển sang các thực khác đẩy giá thịt heo tăng 10%. Mặt hàng nước mắm, muối, đồ khô, sức mua tăng gấp 5 lần.

Đoàn Nguyên Đức và 'giấc mơ tỷ phú đô la'

Đoàn Nguyên Đức và 'giấc mơ tỷ phú đô la'
Ông Đoàn Nguyên Đức, vẫn thường được gọi là Bầu Đức, chủ nhân công ty cổ phần Hoàng Anh-Gia Lai, và luôn được giới kinh tài xếp vào một trong những người giàu nhất Việt Nam, xứng đáng là nhãn tiền cho bi kịch “người giàu cũng khóc” ở đất nước mà ai cũng có thể chết này.
Kết cục “giấc mơ tỷ phú đô la”
Năm 2011, chỉ vài tháng trước khi Hoàng Anh-Gia Lai bất ngờ bị một tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế là Standard & Poor (S&P) hạ bậc tín nhiệm từ B xuống B-, Bầu Đức đã tuyên bố rất tự tin với báo giới rằng chậm nhất đến năm 2014, ông sẽ trở thành tỷ phú thế giới. Hẳn là Hoàng Anh-Gia Lai đã từng trải qua buổi bình minh êm dịu, trước khi ráng hoàng hôn đầu tiên hiện ra.

Đời sống ngư dân miền Trung trong những ngày biển chết

Đời sống của ngư dân miền Trung trong những ngày qua như thế nào?
Hoàng Dung, thông tín viên RFA, 2016-05-03 Gần 1 tháng nay, trên nhiều trang mạng đã đưa tin về trường hợp cá chết ở khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, đây là sự kiện nóng thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.
Người dân đang vứt bỏ cá chết.
Sau sự kiện đó thì nhiều ngư dân ở Hà Tĩnh đã yêu cầu chính quyền can thiệp để giúp đỡ cho người dân, tìm ra nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt, tuy nhiên đến nay chính quyền vẫn chưa có câu trả lời cụ thể cho người dân. Trong nhiều ngày qua, nhiều ngư dân ở tỉnh Quảng Bình đã đồng loạt biểu tình để yêu cầu chính quyền có hành động cụ thể, nhiều người dân đã đổ cá ra đường để phản đối, trong những cuộc biểu tình đó thì nhiều khẩu hiệu của người dân thể hiện mong muốn với các khẩu hiệu như: Hãy trả lại biển cho chúng tôi, hãy trả lại tôm cá cho chúng tôi hay là chúng tôi chọn tôm cá.