Tìm thêm 2 tập bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa
27/05/2016 - Trong gần 200 bản đồ này không có tờ nào vẽ hay đề cập đến Xisha qundao (Tây Sa quần đảo) và Nansha qundao (Nam Sa quần đảo), là những cái tên mà Trung Quốc tự đặt ra để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Bìa tập II "Atlas von China". Ảnh: Trần Đức Anh Sơn
TS Trần Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng, học giả (visiting scholar) tại Đại học Yale (Mỹ), cho biết trong dịp được tiếp cận kho sách hiếm ở Thư viện Harvard - Yenching mới đây, ông đã tìm thêm được hai tập bản đồ cho thấy Trung Quốc không có Hoàng Sa (Xisha qundao) và Trường Sa (Nansha qundao). Ông nhận định, đây là một trong những bằng chứng quan trọng lần nữa khẳng định Việt Nam sẽ thắng Trung Quốc khi kiện nước này ra Tòa trọng tài quốc tế trong vấn đề tranh chấp biển Đông hiện nay. Xisha qundao (Tây Sa quần đảo) và Nansha qundao (Nam Sa quần đảo), là những cái tên mà Trung Quốc đặt ra để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đây là 2 tập bản đồ cổ Trung Quốc, gồm tập CÀN LONG THẬP TAM BÀI ĐỒNG BẢN DƯ ĐỊA ĐỒ, và bộ ATLAS VON CHINA (Tập bản đồ Trung Quốc) xuất bản năm 1885 tại Berlin, Đức gồm 2 tập.
Cực nam Trung Quốc là Hải Nam
Theo TS Sơn, tập Càn Long thập tam bài đồng bản dư địa đồ tập hợp gần 200 bản đồ toàn cõi Trung Hoa, in theo kỹ thuật đồng bản họa dưới triều Càn Long (1735 - 1796). Các bản đồ trong tập dư địa đồ này vẽ rất chi tiết về lãnh thổ Trung Hoa thời nhà Thanh, từ đại lục cho tới biển khơi và hải đảo.
Tuy nhiên trong gần 200 bản đồ này không có tờ nào vẽ hay đề cập đến Xisha qundao (Tây Sa quần đảo) và Nansha qundao (Nam Sa quần đảo), là những cái tên mà Trung Quốc tự đặt ra để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đáng chú ý là tờ bản đồ kế chót vẽ vùng biển đảo cực nam Trung Quốc thì cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Phía dưới đảo này hoàn toàn để trống, và tờ bản đồ sau cùng kế tiếp tờ này cũng để trống, dù trên bản đồ có vẽ những đường gạch ngang thể hiện các vĩ tuyến nằm phía nam đảo Hải Nam.
Bản đồ vẽ đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc trong tập "Càn Long thập tam bài đồng bản dư địa đồ". Ảnh: Trần Đức Anh Sơn
Còn bộ ATLAS VON CHINA có 16 trang diễn giải bằng tiếng Đức, và 55 bản đồ gồm bản đồ bản đồ hành chính và bản đồ địa hình của kinh đô Bắc Kinh và 26 phủ thuộc Trung Quốc vào thời Quang Tự (1875 - 1908) nhà Thanh.
Đây là một bổ sung rất có giá trị vào bộ sưu tập atlas mà TS. Sơn đã thu thập được, gồm: ATLAS OF THE CHINESE EMPIRE / 中國地圖 (Trung Quốc địa đồ) xuất bản bằng tiếng Anh năm 1908; COMPLETE ATLAS OF THE CHINA / 中國全圖 (Trung Quốc toàn đồ) xuất bản bằng tiếng Anh năm 1917; ATLAS POSTAL DE CHINE / POSTAL ATLAS OF CHINA / 中華郵政與圖 (Trung Hoa bưu chính dư đồ) xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và chữ Hán vào năm 1919, tái bản năm 1933.
Những atlas trên do ông Trần Thắng, một Việt kiều đang sinh sống, làm việc tại bang Connecticut (Hoa Kỳ), đã sưu tầm và trao tặng cho Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng và UBND huyện Hoàng Sa vào năm 2013.
Bộ ATLAS VON CHINA cũng như những atlas nói trên là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ quốc gia do hoàng đế Khang Hi (1662 - 1722) khởi xướng, với sự hợp tác của các nhà bản đồ học phương Tây. Vì thế, các bản đồ này vẽ rất khoa học, rõ ràng và kèm theo các bản đồ còn có các trang chú dẫn rất chi tiết.
Trong 55 bản đồ này, bức Trung Hoa tổng đồ in ở đầu tập 1 của bộ ATLAS VON CHINA cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Còn trong tập 2 thì có 2 tờ bản đồ vẽ tỉnh Quảng Đông (hành chính và địa hình), nhưng không bao gồm đảo Hải Nam như các bản đồ tỉnh Quảng Đông vẽ sau năm 1908 và bản đồ vẽ dưới thời Trung Hoa dân quốc.
Bản đồ tổng thể Trung Quốc in ở đầu tập I bộ “Atlas von China” chỉ vẽ lãnh thổ Trung Quốc đến đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn
“Từ các atlas này có thể nhận thấy rằng: các bản đồ Trung Quốc ở trong các atlas do họ chính thức xuất bản dưới thời nhà Thanh và Trung Hoa dân quốc luôn xác định rõ cương giới cực nam của Trung Quốc là chỉ đến đảo Hải Nam”, ông Sơn cho biết.
Điều này có nghĩa là cho tới năm 1885 (như trong ATLAS VON CHINA) hay tới năm 1933 (như trong POSTAL ATLAS OF CHINA) thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chưa bao giờ thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Vì thế mà Thanh triều và sau đó là chính quyền Trung Hoa dân quốc (trước năm 1933) đã không vẽ hai quần đảo này vào trong bản đồ Trung Quốc do họ soạn vẽ hay do họ hợp tác với các nhà bản đồ học phương Tây biên soạn và ấn hành.
“Trung quốc sẽ thua kiện đường chữ U”
Trao đổi với Người Đô Thị về quá trình Trung Quốc "hô biến" hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành của Trung Quốc diễn ra trên bản đồ của họ, TS Sơn nhận định: Thực sự thì sau khi nhảy vào tranh chấp chủ quyền với Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (bắt đầu từ năm 1909, Trung Quốc mới bắt đầu chú ý đến vấn đề bản đồ và họ bắt đầu sửa những bản đồ xuất bản dưới thời Trung Hoa dân quốc (từ năm 1912 trở đi).
Nhà Thanh không quan tâm đến hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và nhiều lần khẳng định đó là các đảo thuộc Phiên quốc (nước khác), không phải của Trung Hoa, trong các nguồn sử liệu chính thống của họ.
Tuy nhiên khi Trung Hoa dân quốc thành lập thì họ từng bước sửa đổi các bản đồ bằng cách ghi chú thêm tên quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Xisha qundao (Tây Sa quần đảo) vào bản đồ do chính phủ Trung Hoa dân quốc xuất bản sau năm 1911, và sau đó thì thêm Nasha qundao (Nam Sa quần đảo) tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vào các bản đồ xuất bản khoảng thập niên 1930 trở về sau.
Tuy nhiên, rất nhiều bản đồ chính thống do Trung Hoa dân quốc phát hành trong thập niên 30 của thế kỷ XX vẫn không có hình vẽ hay tên của Xisha qundao và Nasha qundao, như các Atlas mà TS Sơn và các đồng nghiệp đã sưu tầm và giới thiệu (như ở trên - PV).
Bản đồ Canton (Quảng Đông) trong tập II bộ “Atlas von China” không vẽ đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn
Đến năm 1947, Trung Hoa dân quốc chính thức công bố bản đồ có đường chữ U 11 đoạn. Sau khi Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, họ kế thừa bản đồ chữ U 11 đoạn này của Trung Hoa dân quốc, nhưng bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không chính thức tuyên bố đường chữ U 9 đoạn này.
Mãi cho đến đầu thế kỷ XXI, chính quyền Trung Quốc mới ồ ạt công bố bản đồ Trung Quốc mới, có đường chữ U 9 đoạn. Bắt đầu bằng việc phát hành hộ chiếu điện tử cho hình bản đồ Trung Quốc với đường chữ U 9 đoạn này vào nằm 2011.
Đến tháng 5.2014, họ lại công bố bản đồ Trung Quốc mới với đường chữ U 10 đoạn bằng cách thêm 1 đoạn ở phía đông đảo Đài Loan.
Như vậy có thể khiến người ta hình dung, người Trung Quốc từ chỗ không biết về Hoàng Sa và Trường Sa nên không coi đó là lãnh thổ của họ, rồi tiến dần từng bước bằng việc vẽ thêm Hoàng Sa và sau đó là Trường Sa vào bản đồ Trung Quốc. Sau cùng là sáng tác ra cái đường chữ U, lúc thì 11 đoạn, lúc thì 9 đoạn, nay lại 10 đoạn nhằm thôn tính biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
“Chỉ việc này thôi đủ cho thấy Trung Quốc tiền hậu bất nhất, và không có cơ sở pháp lý, cũng như chứng cứ lịch sử về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như họ tuyên bố.
Do vậy tôi nghĩ là Tòa trọng tài quốc tế, nơi đang thụ lý án vụ Philippines kiện Trung Quốc về tính vô lý và bất hợp pháp của đường chữ U do Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông sẽ ra phán quyết tuyên bố đường chữ U này là vô hiệu. Nghĩa là những gì có liên quan đến đường chữ U này sẽ không có giá trị.
Và Trung Quốc sẽ bị thua trong vụ kiện này”, TS. Trần Đức Anh Sơn nhận định.
Tại Hội thảo “Conflict in the South China Sea” tổ chức ở Đại học Yale vào đầu tháng 5.2016 vừa qua, nhà báo Bill Hayton đã phát biểu rằng: Trung Quốc hiện nay đã dựa vào một “sản phẩm tưởng tượng” có từ sau năm 1947 của Trung Hoa dân quốc để vẽ nên cái “đường chữ U” trên bản đồ Trung Quốc hiện đại, rồi đưa hầu hết biển đảo của láng giềng vào trong cái “đường chữ U” mơ hồ và tham lam ấy, và tuyên bố là “thuộc về chủ quyền lâu đời” của Trung Quốc. Trong khi đó, những bản đồ quốc gia do chính tổ tiên của họ để lại thì không thể hiện điều này.
Lê Quỳnh
Theo TS Sơn, tập Càn Long thập tam bài đồng bản dư địa đồ tập hợp gần 200 bản đồ toàn cõi Trung Hoa, in theo kỹ thuật đồng bản họa dưới triều Càn Long (1735 - 1796). Các bản đồ trong tập dư địa đồ này vẽ rất chi tiết về lãnh thổ Trung Hoa thời nhà Thanh, từ đại lục cho tới biển khơi và hải đảo.
Tuy nhiên trong gần 200 bản đồ này không có tờ nào vẽ hay đề cập đến Xisha qundao (Tây Sa quần đảo) và Nansha qundao (Nam Sa quần đảo), là những cái tên mà Trung Quốc tự đặt ra để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đáng chú ý là tờ bản đồ kế chót vẽ vùng biển đảo cực nam Trung Quốc thì cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Phía dưới đảo này hoàn toàn để trống, và tờ bản đồ sau cùng kế tiếp tờ này cũng để trống, dù trên bản đồ có vẽ những đường gạch ngang thể hiện các vĩ tuyến nằm phía nam đảo Hải Nam.
Bản đồ vẽ đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc trong tập "Càn Long thập tam bài đồng bản dư địa đồ". Ảnh: Trần Đức Anh Sơn
Còn bộ ATLAS VON CHINA có 16 trang diễn giải bằng tiếng Đức, và 55 bản đồ gồm bản đồ bản đồ hành chính và bản đồ địa hình của kinh đô Bắc Kinh và 26 phủ thuộc Trung Quốc vào thời Quang Tự (1875 - 1908) nhà Thanh.
Đây là một bổ sung rất có giá trị vào bộ sưu tập atlas mà TS. Sơn đã thu thập được, gồm: ATLAS OF THE CHINESE EMPIRE / 中國地圖 (Trung Quốc địa đồ) xuất bản bằng tiếng Anh năm 1908; COMPLETE ATLAS OF THE CHINA / 中國全圖 (Trung Quốc toàn đồ) xuất bản bằng tiếng Anh năm 1917; ATLAS POSTAL DE CHINE / POSTAL ATLAS OF CHINA / 中華郵政與圖 (Trung Hoa bưu chính dư đồ) xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và chữ Hán vào năm 1919, tái bản năm 1933.
Những atlas trên do ông Trần Thắng, một Việt kiều đang sinh sống, làm việc tại bang Connecticut (Hoa Kỳ), đã sưu tầm và trao tặng cho Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng và UBND huyện Hoàng Sa vào năm 2013.
Bộ ATLAS VON CHINA cũng như những atlas nói trên là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ quốc gia do hoàng đế Khang Hi (1662 - 1722) khởi xướng, với sự hợp tác của các nhà bản đồ học phương Tây. Vì thế, các bản đồ này vẽ rất khoa học, rõ ràng và kèm theo các bản đồ còn có các trang chú dẫn rất chi tiết.
Trong 55 bản đồ này, bức Trung Hoa tổng đồ in ở đầu tập 1 của bộ ATLAS VON CHINA cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Còn trong tập 2 thì có 2 tờ bản đồ vẽ tỉnh Quảng Đông (hành chính và địa hình), nhưng không bao gồm đảo Hải Nam như các bản đồ tỉnh Quảng Đông vẽ sau năm 1908 và bản đồ vẽ dưới thời Trung Hoa dân quốc.
Bản đồ tổng thể Trung Quốc in ở đầu tập I bộ “Atlas von China” chỉ vẽ lãnh thổ Trung Quốc đến đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn
“Từ các atlas này có thể nhận thấy rằng: các bản đồ Trung Quốc ở trong các atlas do họ chính thức xuất bản dưới thời nhà Thanh và Trung Hoa dân quốc luôn xác định rõ cương giới cực nam của Trung Quốc là chỉ đến đảo Hải Nam”, ông Sơn cho biết.
Điều này có nghĩa là cho tới năm 1885 (như trong ATLAS VON CHINA) hay tới năm 1933 (như trong POSTAL ATLAS OF CHINA) thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chưa bao giờ thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Vì thế mà Thanh triều và sau đó là chính quyền Trung Hoa dân quốc (trước năm 1933) đã không vẽ hai quần đảo này vào trong bản đồ Trung Quốc do họ soạn vẽ hay do họ hợp tác với các nhà bản đồ học phương Tây biên soạn và ấn hành.
“Trung quốc sẽ thua kiện đường chữ U”
Trao đổi với Người Đô Thị về quá trình Trung Quốc "hô biến" hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành của Trung Quốc diễn ra trên bản đồ của họ, TS Sơn nhận định: Thực sự thì sau khi nhảy vào tranh chấp chủ quyền với Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (bắt đầu từ năm 1909, Trung Quốc mới bắt đầu chú ý đến vấn đề bản đồ và họ bắt đầu sửa những bản đồ xuất bản dưới thời Trung Hoa dân quốc (từ năm 1912 trở đi).
Nhà Thanh không quan tâm đến hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và nhiều lần khẳng định đó là các đảo thuộc Phiên quốc (nước khác), không phải của Trung Hoa, trong các nguồn sử liệu chính thống của họ.
Tuy nhiên khi Trung Hoa dân quốc thành lập thì họ từng bước sửa đổi các bản đồ bằng cách ghi chú thêm tên quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Xisha qundao (Tây Sa quần đảo) vào bản đồ do chính phủ Trung Hoa dân quốc xuất bản sau năm 1911, và sau đó thì thêm Nasha qundao (Nam Sa quần đảo) tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vào các bản đồ xuất bản khoảng thập niên 1930 trở về sau.
Tuy nhiên, rất nhiều bản đồ chính thống do Trung Hoa dân quốc phát hành trong thập niên 30 của thế kỷ XX vẫn không có hình vẽ hay tên của Xisha qundao và Nasha qundao, như các Atlas mà TS Sơn và các đồng nghiệp đã sưu tầm và giới thiệu (như ở trên - PV).
Bản đồ Canton (Quảng Đông) trong tập II bộ “Atlas von China” không vẽ đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn
Đến năm 1947, Trung Hoa dân quốc chính thức công bố bản đồ có đường chữ U 11 đoạn. Sau khi Cộng hoa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, họ kế thừa bản đồ chữ U 11 đoạn này của Trung Hoa dân quốc, nhưng bỏ bớt 2 đoạn trong vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không chính thức tuyên bố đường chữ U 9 đoạn này.
Mãi cho đến đầu thế kỷ XXI, chính quyền Trung Quốc mới ồ ạt công bố bản đồ Trung Quốc mới, có đường chữ U 9 đoạn. Bắt đầu bằng việc phát hành hộ chiếu điện tử cho hình bản đồ Trung Quốc với đường chữ U 9 đoạn này vào nằm 2011.
Đến tháng 5.2014, họ lại công bố bản đồ Trung Quốc mới với đường chữ U 10 đoạn bằng cách thêm 1 đoạn ở phía đông đảo Đài Loan.
Như vậy có thể khiến người ta hình dung, người Trung Quốc từ chỗ không biết về Hoàng Sa và Trường Sa nên không coi đó là lãnh thổ của họ, rồi tiến dần từng bước bằng việc vẽ thêm Hoàng Sa và sau đó là Trường Sa vào bản đồ Trung Quốc. Sau cùng là sáng tác ra cái đường chữ U, lúc thì 11 đoạn, lúc thì 9 đoạn, nay lại 10 đoạn nhằm thôn tính biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
“Chỉ việc này thôi đủ cho thấy Trung Quốc tiền hậu bất nhất, và không có cơ sở pháp lý, cũng như chứng cứ lịch sử về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như họ tuyên bố.
Do vậy tôi nghĩ là Tòa trọng tài quốc tế, nơi đang thụ lý án vụ Philippines kiện Trung Quốc về tính vô lý và bất hợp pháp của đường chữ U do Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông sẽ ra phán quyết tuyên bố đường chữ U này là vô hiệu. Nghĩa là những gì có liên quan đến đường chữ U này sẽ không có giá trị.
Và Trung Quốc sẽ bị thua trong vụ kiện này”, TS. Trần Đức Anh Sơn nhận định.
Tại Hội thảo “Conflict in the South China Sea” tổ chức ở Đại học Yale vào đầu tháng 5.2016 vừa qua, nhà báo Bill Hayton đã phát biểu rằng: Trung Quốc hiện nay đã dựa vào một “sản phẩm tưởng tượng” có từ sau năm 1947 của Trung Hoa dân quốc để vẽ nên cái “đường chữ U” trên bản đồ Trung Quốc hiện đại, rồi đưa hầu hết biển đảo của láng giềng vào trong cái “đường chữ U” mơ hồ và tham lam ấy, và tuyên bố là “thuộc về chủ quyền lâu đời” của Trung Quốc. Trong khi đó, những bản đồ quốc gia do chính tổ tiên của họ để lại thì không thể hiện điều này.
Lê Quỳnh
http://nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/tin-tuc-thoi-su-noi-bat/3752/tim-them-2-tap-ban-do-trung-quoc-khong-co-hoang-sa-va-truong-sa.ndt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét