Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Tiến về VN, nhưng nhớ đến các bài học của VN

New York Times: Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam
Khi Tổng thống Obama thăm Việt Nam, chúng tôi bị tác động do một sự kiện là hầu hết người dân của cả hai nước không có ký ức sống động của một cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ và trên hằng triệu người Việt.
TNS John Kerry và TNS John McCain trong một phiên điều trần về VN tại Quốc hội
Khi những người Mỹ đã chiến đấu trong cuộc chiến, chúng ta thường xuyên được hỏi về bài học của cuộc chiến. Có vài câu trả lời dễ dàng, một phần vì mọi xung đột là có nét đặc thù và vì chúng ta đã học được rằng các cố gắng để áp dụng những bài học trong quá khứ cho các cuộc khủng hoảng mới đôi khi làm hại nhiều hơn lợi. Nhưng một vài điều là rõ ràng.

Bài học đầu tiên không phải là chuyện cá nhân cho chúng ta, nhưng là một nguyên tắc áp dụng cho tất cả những người mặc quân phục: Một lần nữa chúng ta không bao giờ nhầm lẫn giữa một cuộc chiến tranh với các chiến binh. Các cựu chiến binh Mỹ xứng đáng được chúng ta kính cẩn tôn trọng, tri ân và hỗ trợ bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào mà họ phục vụ.

Bài học thứ hai là các nhà lãnh đạo của chúng ta cần phải trung thực với Quốc Hội và người dân Mỹ về các kế hoạch, các mục tiêu và chiến lược khi sinh mạng của các nam nữ chiến binh đáng gặp nguy cơ. (Nhiệm vụ của quân chiến đấu Mỹ đầu tiên được triển khai tại Việt Nam được mô tả là “cứu trợ lũ lụt.”)

Bài học thứ ba là thể hiện sự khiêm tốn khi tự cho mình là hiểu biết về văn hoá ngoại quốc. Trong cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, không phải các đồng minh của Mỹ và cũng không phải các đối thủ của chúng ta đã hành động phù hợp với sự mong đợi của chúng ta.

Bài học thứ tư và cuối cùng của các cuộc xung đột Việt Nam đang phơi bày trước mắt chúng ta: sự khác biệt dường như không thể hàn gắn được, nhưng với nỗ lực và ý chí đầy đủ có thể hoà giải được. Thực tế là ông Obama là Tổng thống Mỹ thứ ba liên tiếp đến thăm Việt Nam là bằng chứng cho thấy những kẻ thù cũ có thể trở thành các bạn đối tác mới.

Là các cựu chiến binh, những người đã may mắn phục vụ trong công quyền, chúng tôi rất tự hào về những đóng góp của chúng tôi để nối lại các quan hệ ngoại giao bình thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tiến trình khôi phục các quan hệ là khó khăn và đòi hỏi sự hợp tác đầy đủ của Hà Nội trong việc phát triển thông tin về người Mỹ mất tích từ cuộc xung đột – một nỗ lực còn tiếp tục đến nay.

Nhưng hơn 20 năm sau khi bình thường hoá, chúng ta đã đạt đến cao điểm, khi chương trình nghị sự của chúng ta với Việt Nam là nhìn về phía trước và trên phạm vi rộng. Các cuộc thảo luận của ông Obama với người Việt Nam sẽ bao gồm các vấn đề từ hợp tác an ninh, thương mại và đầu tư đến giáo dục, và từ môi trường đến tự do tôn giáo và nhân quyền.

Chương trình nghị sự rộng lớn hơn này phản ánh những thay đổi trong mối quan hệ đang triển khai tốt. Hai mươi năm trước đây, hàng năm đã có ít hơn 60.000 du khách người Mỹ đến Việt Nam. Ngày nay, có gần nửa triệu. Hai mươi năm trước, thương mại song phương về hàng hoá của chúng ta với Việt Nam chỉ là 450 triệu. Ngày nay, nó gấp 100 lần. Hai mươi năm trước đây, đã có ít hơn 1.000 sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ngày nay, có gần 19.000.

Đáng kể hơn, trong Bộ Chính trị Việt Nam có hai người đạt được trình độ đại học Mỹ khi họ theo chương trình học bổng Fulbright. Do đó, trong tuần này, một tổ chức mới cho chương trình cao học sẽ mở ra tại thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Fulbright Việt Nam, đó là chuyện thích hợp. Một người trong chúng tôi, Thượng nghị sĩ Kerry tự hào phục vụ trong chức vụ là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của trường.

Gần nửa thế kỷ trước, khi chúng tôi đã phục vụ ở Việt Nam, chúng tôi sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng đất nước của chúng ta sẽ một ngày nào đó làm việc với chính phủ Hà Nội để giúp họ giữ đồng bằng sông Cửu Long bằng cách tạo ra một sáng kiến để quản lý hệ sinh thái và đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chúng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng rằng hai nước chúng ta sẽ là đối tác trong một thỏa thuận về mẩu mã trong thương mại, trong các đối tác Xuyên Thái Bình Dương, với mục đích là nâng cao tiêu chuẩn lao động và môi trường, đồng thời mở rộng sự thịnh vượng ở nước ta và các nước dọc theo vòng cung Thái Bình Dương.

Sẽ khó khăn hơn để tưởng tượng rằng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ hợp tác về các vấn đề an ninh. Hoa Kỳ đã giúp thành lập một trung tâm đào tạo mới cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trong các vùng ngoại ô của Hà Nội, nơi những người lính trẻ Việt sẽ chuẩn bị để phục vụ trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình do Liên Hiệp Quốc tài trợ.

Hoa Kỳ và Quân đội Việt Nam đang tiếp xúc thường xuyên, và các nhà ngoại giao của chúng ta tham khảo ý kiến thường xuyên về những tranh cãi xung quanh tranh chấp chủ quyền hàng hải ở Biển Đông. Chính phủ của chúng ta không đứng về phía nào trong cơ sở pháp lý của các yêu sách, nhưng chúng ta tin tưởng mạnh mẽ rằng họ nên được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp theo với luật pháp quốc tế và không được đơn phương theo bất kỳ quốc gia nào tìm cách khẳng định quyền bá chủ trên các nước láng giềng.

Dĩ nhiên, Hoa Kỳ và Việt Nam có hệ thống chính trị khác nhau và phương sách khác nhau đối với một số vấn đề. Nhưng nhân quyền là phổ quát, và chúng ta đã làm rõ ràng để các nhà lãnh đạo Hà Nội tin mạnh mẽ là Việt Nam sẽ đạt được đầy đủ tiềm năng chỉ nếu và khi người dân có quyền thể hiện một cách tự do trong phạm vi chính trị, lao động, các phương tiện truyền thông và tôn giáo. Trong cuộc viếng thăm Việt Nam, chúng tôi đã rất ấn tượng bởi sự háo hức của người dân Việt khi họ tận dụng lợi thế của công nghệ và cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu. Chúng tôi tin rằng chính phủ Việt Nam không có gì để mất, và đạt được nhiều bằng cách tin tưởng người dân Việt.

Nhìn về tương lai, trên hết, chúng ta biết rằng lợi ích hỗ tương sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác của chúng ta với Việt Nam. Cũng như vậy, nhưng khi nó được củng cố do tình cảm thu hút tự nhiên giữa các xã hội của chúng ta. Tình cảm này bao gồm các mối quan hệ gia đình, một xu hướng lạc quan, lòng mong muốn mãnh liệt cho tự do và độc lập và khi am hiều một cách khó khăn rằng hòa bình là được yêu chuộng nhiều hơn là chiến tranh.

John Kerry là Ngoại trưởng Hoa Kỳ. John McCain là Thượng Nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Arizona, Chủ tịch của Ủy ban Quân vụ Thượng viện. Bob Kerrey là cựu Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ bang Nebraska, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Đại học Fulbright Việt Nam.

John Maccain, John Kerry  Bob Kerry | New York Times
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Ba Sàm
Nguồn: Moving On in Vietnam, but Remembering Its Lessons - John Maccain, John Kerry và Bob Kerry | New York Times


Moving On in Vietnam, but Remembering Its Lessons

Nicole Xuphoto
AS President Obama visits Vietnam, we are struck by the fact that most citizens of both countries have no living memory of a conflict that claimed the lives of more than 58,000 Americans and upward of a million Vietnamese.

As Americans who fought in that war, we are frequently asked about its lessons. There are few easy answers, in part because every conflict is unique and because we have learned that attempts to apply past lessons to new crises sometimes do more harm than good. But a few things are clear.

The first is not personal to us, but a principle that applies to all who wear the uniform: We must never again confuse a war with the warriors. American veterans deserve our deepest respect, gratitude and support whenever and wherever they serve.

The second lesson is that our leaders need to be honest with Congress and the American people about our plans, goals and strategy when the lives of our fighting men and women are put at risk. (The mission of the first American combat troops deployed to Vietnam was described as “flood relief.”)

The third is to exercise humility in assuming knowledge about foreign cultures. During the war in Southeast Asia, neither America’s allies nor our adversaries acted in accordance with our expectations.

A fourth and final lesson of the Vietnam conflict is playing out before our eyes: that with sufficient effort and will, seemingly unbridgeable differences can be reconciled. The fact that Mr. Obama is the third consecutive American president to visit Vietnam is proof that old enemies can become new partners.

As veterans who were fortunate to serve in public office, we are proud of the contributions we made to the resumption of normal diplomatic relations between the United States and Vietnam. The process of restoring relations was arduous and required full cooperation by Hanoi in developing information about Americans missing or unaccounted for from the conflict — an effort that continues today.

But we have reached the point, more than 20 years after normalization, when our agenda with Vietnam is forward-looking and wide-ranging. Mr. Obama’s discussions with the Vietnamese will cover issues from security cooperation to trade and investment to education, and from the environment to freedom of religion and human rights.

This wider agenda reflects changes to the relationship that are well underway. Twenty years ago, there were fewer than 60,000 American visitors annually to Vietnam. Today, there are nearly half a million. Twenty years ago, our bilateral trade in goods with Vietnam was only $450 million. Today, it is 100 times that. Twenty years ago, there were fewer than 1,000 Vietnamese students in the United States. Today, there are nearly 19,000.

More remarkably, the Vietnamese Politburo includes two people who earned graduate degrees in the United States while on Fulbright scholarships. It’s appropriate, therefore, that this week, a new institution of higher learning will open in Ho Chi Minh City: Fulbright University Vietnam. One of us, Senator Kerrey, is proud to serve as chairman of the university’s board.

Nearly half a century ago, when we were serving in Vietnam, we would never have imagined that our country would one day work with the government in Hanoi to help save the Mekong River Delta by helping create an initiative to manage its ecosystem and cope with the effects of climate change. We could never have imagined that our two countries would be partners in a landmark trade agreement, the Trans-Pacific Partnership, which is intended to raise labor and environmental standards while expanding prosperity in our country and all along the Pacific Rim.

It would have been even harder to imagine that the United States and Vietnam would be cooperating on security issues. And yet the United States has helped establish a new training center for People’s Army of Vietnam on the outskirts of Hanoi, where young Vietnamese soldiers will prepare for service in United Nations-sponsored peacekeeping missions.

The United States and Vietnamese militaries are in frequent contact, and our diplomats consult regularly about the controversy surrounding competing maritime claims in the South China Sea. Our government does not take sides on the legal merits of these claims, but we believe strongly that they should be settled peacefully and in accordance with international law and not unilaterally by any country seeking to assert hegemony over its neighbors.

Of course, the United States and Vietnam have different political systems and different approaches to some issues. But human rights are universal, and we have made clear to the leaders in Hanoi our strong belief that Vietnam will reach its full potential only if and when its people have the right to express themselves freely in the arenas of politics, labor, the media and religion. In our visits to Vietnam, we have been impressed by the eagerness of its citizens to take advantage of technology and to compete in the global labor market. We are convinced that the government in Vietnam has nothing to lose, and much to gain, by trusting its citizens.

Looking to the future, we know that mutual interests, above all else, will drive our partnership with Vietnam. But it is strengthened, as well, by the natural affinities between our societies. These include family ties, a tendency toward optimism, a fierce desire for freedom and independence and a hard-earned appreciation that peace is far, far preferable to war.

John Kerry is the secretary of state. John McCain, a Republican senator from Arizona, is chairman of the Senate Armed Services Committee. Bob Kerrey, a former Democratic senator from Nebraska, is chairman of the board of Fulbright University Vietnam.

Follow The New York Times Opinion section on Facebook and Twitter, and sign up for theOpinion Today newsletter.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét