CÔNG LÝ Ở VIỆT NAM NHƯ MỘT BÓNG MA
LS Lê Văn Luân, 27-5-2016 - Tôi đang ngồi trước một người dân nửa thập kỷ kiên trì tố cáo hành vi lừa đảo của một kẻ khác, nhưng vẫn biệt tích bóng chim tăm cá mà không khởi tố bị can chiếm đoạt hơn 10 tỷ của họ. Và ngày càng ngày tôi càng thấy công lý thực sự như một bóng ma, đầy ám ảnh và sợ hãi đối với người dân gặp phải tai ương hay với những người có lương tri hành nghề luật.
Chẳng có gì là ngẫu nhiên mà một vị Tổng thống Mỹ chỉ được nhận món quà của người khác hoặc từ nhân viên của nhà trắng với giá trị từ 300 USD trở xuống, nếu lớn hơn thì phải báo cáo và kê khai, nếu không sẽ bị coi là “tham nhũng” và bị xử lý theo luật định. Và cũng vì lẽ, lương của Tổng thống và Phó tổng thống rất cao, khoảng 400.000 USD/năm, nên họ chỉ lo chuyên tâm làm việc và cống hiến (giống thẩm phán bên Tư pháp).
Hơn nữa, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của họ luôn được thực hiện một cách minh bạch và nghiêm ngặt, nếu có vi phạm họ sẽ bị hạ viện điều trần và thượng viện luận tội, cách chức và rồi đem ra tòa án xét xử như một công dân bình thường. Nên ở đó gần như sẽ không có tham nhũng hoặc lạm quyền để tư lợi hay có cơ hội hình thành nhóm lợi ích. Cơ chế đa đảng, luôn kiểm soát, đối trọng nhau để giành giật niềm tin của dân chúng, nên nếu có bất kỳ đảng viên nào của đảng còn lại mà vi phạm và bị phát hiện đều gây ra những tổn thất và ảnh hưởng vô cùng lớn đến uy tín cũng như danh tiếng của đảng đó, nên họ không thể thực hiện, hoặc phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, đối với những hành vi quyền lực “tiêu cực”.
Chúng ta cũng đã biết, mới đây ông Phó tổng thống Mỹ đã gặp khó khăn về tài chính và phải bán nhà để chữa trị ung thư cho con trai trong lực lượng hải quân. Điều đó là hoàn toàn bình thường đối với nước Mỹ, vì quan chức với họ là một nghề, lại luôn bị kiểm soát bởi luật pháp nghiêm minh, bị dòm ngó bởi các lực lượng đảng đối lập, kể cả đảng cộng sản tồn tại ngay giữa lòng New York, Hoa Kỳ. Nên họ chỉ được đối đãi như những công dân bình thường khác, ngoài những chế độ đã được thụ hưởng theo chức vị của mình.
Ở Nhật Bản, Phần Lan, Anh hay Úc, thủ tướng của họ cũng chỉ đi xe điện, phải đứng, nếu không có ghế, và người dân họ cũng không quan tâm sự có mặt của các vị Thủ tướng này hay coi đó là điều gì đó quá quan trọng khi xuất hiện ở những nơi như vậy. Và còn hơn thế, khi vừa nghe tin người nhà thủ tướng Iceland, thủ tướng Anh quốc, Malta có dính líu đến hồ sơ Panama, người dân đã đổ xuống đường biểu tình để yêu cầu các vị này từ chức và quyền lực biểu đạt đó của người dân có hiệu lực tức thì. Ngay cả Malaysia cũng vậy, hàng trăm ngàn người biểu tình khi thấy vị Thủ tướng nước này tham nhũng.
Còn ở ta, vì cơ chế độc đảng, quan chức thì quyền uy, cơ chế xin cho, khép kín, hành chính cay độc, luật pháp rối rắm và vi hiến, trái luật còn khá phổ biến, nên cho dù có thành lập đến 100 cơ quan nội chính, 1000 cơ quan chống tham nhũng thì chỉ thêm tốn tiền thuế của dân mà rồi vẫn hoàn toàn vô hiệu, bởi nó không có đủ thẩm quyền cũng như sự độc lập về quyền lực chính trị để có thể giải quyết những hành vi của những con người nằm trong bộ máy chính quyền, lại chủ yếu là đảng viên, mà họ còn được bảo vệ và loại trừ khỏi luật pháp bởi chỉ thị 15 của Đảng.
Hơn nữa, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của họ luôn được thực hiện một cách minh bạch và nghiêm ngặt, nếu có vi phạm họ sẽ bị hạ viện điều trần và thượng viện luận tội, cách chức và rồi đem ra tòa án xét xử như một công dân bình thường. Nên ở đó gần như sẽ không có tham nhũng hoặc lạm quyền để tư lợi hay có cơ hội hình thành nhóm lợi ích. Cơ chế đa đảng, luôn kiểm soát, đối trọng nhau để giành giật niềm tin của dân chúng, nên nếu có bất kỳ đảng viên nào của đảng còn lại mà vi phạm và bị phát hiện đều gây ra những tổn thất và ảnh hưởng vô cùng lớn đến uy tín cũng như danh tiếng của đảng đó, nên họ không thể thực hiện, hoặc phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, đối với những hành vi quyền lực “tiêu cực”.
Chúng ta cũng đã biết, mới đây ông Phó tổng thống Mỹ đã gặp khó khăn về tài chính và phải bán nhà để chữa trị ung thư cho con trai trong lực lượng hải quân. Điều đó là hoàn toàn bình thường đối với nước Mỹ, vì quan chức với họ là một nghề, lại luôn bị kiểm soát bởi luật pháp nghiêm minh, bị dòm ngó bởi các lực lượng đảng đối lập, kể cả đảng cộng sản tồn tại ngay giữa lòng New York, Hoa Kỳ. Nên họ chỉ được đối đãi như những công dân bình thường khác, ngoài những chế độ đã được thụ hưởng theo chức vị của mình.
Ở Nhật Bản, Phần Lan, Anh hay Úc, thủ tướng của họ cũng chỉ đi xe điện, phải đứng, nếu không có ghế, và người dân họ cũng không quan tâm sự có mặt của các vị Thủ tướng này hay coi đó là điều gì đó quá quan trọng khi xuất hiện ở những nơi như vậy. Và còn hơn thế, khi vừa nghe tin người nhà thủ tướng Iceland, thủ tướng Anh quốc, Malta có dính líu đến hồ sơ Panama, người dân đã đổ xuống đường biểu tình để yêu cầu các vị này từ chức và quyền lực biểu đạt đó của người dân có hiệu lực tức thì. Ngay cả Malaysia cũng vậy, hàng trăm ngàn người biểu tình khi thấy vị Thủ tướng nước này tham nhũng.
Còn ở ta, vì cơ chế độc đảng, quan chức thì quyền uy, cơ chế xin cho, khép kín, hành chính cay độc, luật pháp rối rắm và vi hiến, trái luật còn khá phổ biến, nên cho dù có thành lập đến 100 cơ quan nội chính, 1000 cơ quan chống tham nhũng thì chỉ thêm tốn tiền thuế của dân mà rồi vẫn hoàn toàn vô hiệu, bởi nó không có đủ thẩm quyền cũng như sự độc lập về quyền lực chính trị để có thể giải quyết những hành vi của những con người nằm trong bộ máy chính quyền, lại chủ yếu là đảng viên, mà họ còn được bảo vệ và loại trừ khỏi luật pháp bởi chỉ thị 15 của Đảng.
Vậy thì công cuộc chống tham nhũng, khi chỉ có một mình đảng – tự mình làm, tự mình điều tra, tự mình xử lý, thì chẳng ai có thể hy vọng gì nhiều vào một sự hữu hiệu đối với bất kể phương cách nào đó được đưa ra, nếu có.
Tôi đang ngồi trước một người dân nửa thập kỷ kiên trì tố cáo hành vi lừa đảo của một kẻ khác, nhưng vẫn biệt tích bóng chim tăm cá mà không khởi tố bị can chiếm đoạt hơn 10 tỷ của họ.
Và ngày càng ngày tôi càng thấy công lý thực sự như một bóng ma, đầy ám ảnh và sợ hãi đối với người dân gặp phải tai ương hay với những người có lương tri hành nghề luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét