Nội dung chương I của cuốn sách
KINH TẾ VĨ MÔ: LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VÀ DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ CÂN ĐỐI LỚN
CHƯƠNG I
KINH TẾ VĨ MÔ VÀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống
hàng ngày, chúng ta liên tục được nghe những từ ngữ như tăng trưởng, việc làm, thất
nghiệp, lạm phát, tỷ giá, chứng khoán, lãi suất, tiền tệ, bội chi ngân sách nhà
nước, nợ công, nợ nước ngoài… Rồi giở các tờ báo, xem internet… lại thấy xuất
hiện những từ ngữ như thế. Đối với những người đã có ít nhiều hiểu biết về lĩnh
vực kinh tế như chúng ta, chúng dường như vẫn rất đa dạng và phức tạp, thì đối
với những người dân lao động bình thường chúng thực sự vô cùng khó hiểu. Tuy
nhiên đấy lại chính là đối tượng nghiên cứu của môn khoa học kinh tế vĩ mô. Nhiệm
vụ của môn khoa học này là đặt tất cả những thứ chúng ta nghe, đọc trong cuộc sống
hàng ngày như trên vào một trật tự lô gíc để có thể hiểu chúng, phân tích và dự báo chúng, tiến tới sử dụng hoặc điều khiển chúng vì
mục tiêu phát triển đất nước.
Kinh tế học vĩ mô (macroeconomic) là một phân ngành
của kinh
tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi
của cả một nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, mang tính hệ thống. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh
tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ như cá nhân
người tiêu dùng hay doanh nghiệp, thì kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ
tiêu gộp chung của cả nền kinh tế về sản xuất, việc
làm, thất nghiệp, tài chính, tiền tệ, ngoại thương... và các chỉ số giá cả để hiểu cách thức vận động của nền kinh tế và qua
đó tác động lên nó.
Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát trong đó có
hai loại đối tượng nghiên cứu điển hình: (i) Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả
của những biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là nghiên cứu
tính chu
kỳ của nền kinh tế), và (ii) Nghiên cứu những yếu
tố quyết định làm cho quá trình tăng trưởng kinh tế trở nên bền vững.
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối
quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Những đối tượng nghiên cứu cụ thể của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm, việc
làm, lạm
phát, tăng trưởng, chu
kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ,...
Ngoài nhiệm vụ cơ bản nêu trên, kinh tế vĩ mô còn là một
công cụ hữu ích cho mọi cá nhân cũng như các doanh nghiệp để sử dụng trong hoạt
động thực tiễn của mình. Rõ ràng biến động của lãi suất, tiền lương hay tỷ giá
đều ảnh hưởng đến tất cả mọi người bất kể giầu hay nghèo. Về phía doanh nghiệp,
dù doanh nghiệp có được quản lý tốt đến đâu nhưng nó vẫn có thể được hoặc mất rất
nhiều tiền bạc nếu môi trường kinh doanh, trong đó có môi trường kinh tế vĩ mô,
biến động. Do đó hiểu, giải thích và dự báo biến động của môi trường kinh tế
cũng là nhiệm vụ của kinh tế vĩ mô. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể, thiết thực,
gắn liền với đời sống xã hội của khoa học kinh tế vĩ mô:
- Giúp cử tri hiểu được tác động, hậu quả của các chính
sách kinh tế mà các đảng phái, các ứng cử viên tuyên truyền, từ đó lựa chọn bầu
ra những người xứng đáng đại diện cho mình làm lãnh đạo đất nước, lãnh đạo địa
phương;
- Giúp các doanh nghiệp dự báo được các chu kỳ kinh tế và
chu kỳ kinh doanh; dự báo được ảnh hưởng, tác động của các chính sách kinh tế
vĩ mô của nhà nước, của môi trường kinh tế trong và ngoài nước; gắn hoạt động của
doanh nghiệp với tình hình phát triển chung của cả nước; hiểu được những hậu quả
nếu phải đóng cửa doanh nghiệp hay sa thải nhân công đối với bản thân doanh
nghiệp và toàn xã hội;
- Giúp người tiêu dùng hiểu được hậu quả, tác động của những
chính sách sẽ làm biến động thu nhập, giá cả, lãi suất và tỷ giá…; qua đó ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cuộc sống hàng ngày và tương lai của họ.
- Giúp nhà nước phân tích, dự báo và đề ra được những
chính sách phù hợp, tránh được những thảm họa do khủng hoảng kinh tế gây ra, nhất
là suy thoái kinh tế, thất nghiệp và lạm phát cao, từ đó duy trì được ổn định
xã hội, đảm bảo đất nước phát triển bền vững.
1) Thu nhập và tăng
trưởng kinh tế
Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ định nghĩa các khái niệm
kinh tế vĩ mô. Ở đây, để đo lường kết quả sản xuất của một nền kinh tế hay một
quốc gia, chúng ta tạm sử dụng chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income
- GNI) là chỉ tiêu đại diện cho tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic
Product - GDP) hay tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP) vì GNI
có xu thế tăng trưởng tương tự như hai chỉ tiêu kết quả sản xuất gộp được sử dụng
phổ biến này. Bảng 1.1 vạch ra xu hướng phát triển từ năm 1990 đến 2014 của tổng
thu nhập quốc gia đầu người của các nước thành viên ASEAN. Đây được xem là xu
hướng phát triển dài hạn (hơn 30 năm), trái với những biến động ngắn hạn của
giai đoạn từ 2010 đến 2014 (chỉ 5 năm).
PHẦN THỨ NHẤT
KHU VỰC THỰC CỦA NỀN KINH TẾ VĨ MÔ
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1) Thu nhập và tăng trưởng kinh tế
2) Giao động của các hoạt động kinh tế và thất nghiệp
3) Các nhân tố sản xuất và phân phối thu nhập
4) Lạm phát
5) Thị trường tài chính và nền kinh tế thực
6) Mở cửa và hội nhập
II. KHOA HỌC KINH TẾ VĨ MÔ
1) Sự hình thành của kinh tế học vĩ mô
2) Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô
3) Kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế
4) Kinh tế cầu và kinh tế cung
III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
1) Đối tượng giải thích của kinh tế vĩ mô
2) Lý thuyết và thực tế
3) Các lý thuyết dựa trên thực nghiệm: Vai trò của các quan sát
4) Mô hình hóa kinh tế và dự báo
TÓM TẮT CHƯƠNG
Bảng 1.1: GNI đầu người tính theo phương pháp Atlas, USD giá
hiện hành
(Gross National Income Per Capita, Atlas Method)
1990
|
1995
|
2000
|
2005
|
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
|
Brunei
|
12550
|
15800
|
14740
|
22920
|
33486
|
31738
|
31706
|
33321
|
37320
|
39778
|
41500
|
Cambodia
|
140
|
300
|
300
|
460
|
670
|
690
|
740
|
810
|
880
|
960
|
1020
|
Indonesia
|
620
|
1000
|
570
|
1230
|
1 940
|
2150
|
2530
|
3010
|
3580
|
3740
|
3630
|
Lao
PDR
|
190
|
350
|
280
|
450
|
750
|
890
|
1000
|
1120
|
1300
|
1490
|
1650
|
Malaysia
|
2370
|
4010
|
3420
|
5240
|
7 520
|
7620
|
8200
|
8890
|
9890
|
10510
|
10760
|
Philippines
|
720
|
1030
|
1230
|
1530
|
2 240
|
2490
|
2750
|
2640
|
2980
|
3300
|
3470
|
Singapore
|
12040
|
23610
|
23670
|
28370
|
36 680
|
37080
|
44790
|
48330
|
51390
|
54580
|
55150
|
Thailand
|
1490
|
2750
|
1960
|
2600
|
3 740
|
3850
|
4300
|
4590
|
5180
|
5320
|
5370
|
Viet
Nam
|
130
|
260
|
400
|
680
|
1 000
|
1120
|
1270
|
1390
|
1560
|
1740
|
1890
|
Nguồn số liệu : ADB, Key Indicators 2015.
Ở tất cả các quốc gia ASEAN, chúng ta đều chứng kiến sự
tăng trưởng kinh tế, điều này phản ánh mức sống và thu nhập thực tế của người
dân đều tăng lên. Số liệu trong bảng cho thấy từ năm 1990 đến năm 2014, thu nhập
đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 14,5 lần, cao nhất khối ASEAN; đứng thứ hai
là Lào, tăng gấp 8,7 lần; tiếp đến là Campuchia 7,3 lần; Indonesia 5,8 lần; thấp
nhất là Brunei chỉ 3,3 lần và Thái Lan 3,6 lần.
Nhìn chung các nước có thu nhập thấp đã tăng trưởng
nhanh hơn để giảm dần chênh lệch với trình độ của các nước có thu nhập cao.
Trong quá trình phát triển dài hạn, một số nước có thể gặp những bất ổn như chiến
tranh, thiên tai, đảo chính… nên tốc độ tăng trưởng có thể lúc nhanh lúc chậm.
Thái Lan là một trường hợp như vậy; mặc dù có trình độ phát triển thấp hơn nhiều
nước khác trong khối nhưng Thái Lan chỉ tăng được thu nhập đầu người 3,6 lần
sau 24 năm.
Số liệu cho thấy vào năm 1990, Việt Nam ở trình độ
phát triển thấp nhất trong khu vực, thua cả Lào và Campuchia. Tuy nhiên, trong
hơn 2 thập kỷ vừa qua, nhờ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, Việt Nam đã
vượt qua được hai nước này và thu hẹp chênh lệch khoảng cách với Indonesia và
Philippines xuống chỉ còn chưa đến 2 lần.
Mặt khác cũng phải thừa nhận dù khoảng cách về số lần
đã được thu hẹp nhưng khoảng cách về giá trị tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng lên. Nếu
như năm 1990, chênh lệch thu nhập đầu người giữa Việt Nam và
Philippines chỉ là 590 USD (720-130), thì năm 2014 đã tăng lên thành 1580 USD (3470-1890);
điều này có nghĩa là Việt Nam tiếp tục tụt hậu so với các nước ASEAN (trừ Lào,
Campuchia và Myanmar) về thu nhập thực tế và mức sống hàng ngày.
Tăng trưởng kinh tế là một trong những hiện tượng được
quan tâm nhất trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô. Như sau này chúng ta sẽ chỉ ra,
tăng trưởng kinh tế có nhiều nguồn gốc khác nhau. Một trong những nhân tố quan
trọng tạo ra quá trình tăng trưởng kinh tế là tăng trưởng dân số vì tăng dân số
tạo thêm nguồn cung lao động, qua đó làm tăng khả năng sản xuất. Một nguồn gốc
khác tạo ra tăng trưởng kinh tế là tích lũy tư liệu sản xuất hay nói rộng hơn
là tích lũy tài sản cố định: Các nhà máy xí nghiệp, máy móc thiết bị, đường xá,
giao thông bến cảng, năng lượng, nước, mạng lưới viễn thông và nhiều loại cơ sở
hạ tầng khác. Tất cả những nhân tố này góp phần làm tăng năng suất lao động, dẫn
tới tăng trưởng kinh tế cao hơn. Ngoài ra, từ khi bắt đầu các cuộc cách mạng
công nghiệp, khoa học và kỹ thuật, kiến thức và kỹ năng cũng đã trở thành một lực
lượng sản xuất trực tiếp nên cũng là một nguồn gốc quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế.
Đồ thị 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
1976-2015 (%)
Nguồn số liệu: Tổng
cục Thống kê.
Nếu nghiên cứu với
đầy đủ các số liệu hàng năm từ 1990 đến 2014 của các nước ASEAN thì chúng ta sẽ
thấy GNI, GDP, GNP hàng năm của tất cả các nước này có xu hướng dao động xung
quanh trục tăng trưởng dài hạn của chúng. Điều này sẽ rất rõ nếu minh họa bằng
các đồ thị. Đồ thị 1.1 minh họa cho trường hợp tăng trưởng GDP của Việt Nam. Đặc
biệt, người ta còn sử dụng các chuỗi số liệu quý để thấy rõ hơn các thời kỳ
tăng trưởng nhanh tiếp sau các thời kỳ tăng trưởng chậm và ngược lại.
Hiện tượng tăng trưởng nhanh
và chậm luân phiên như vậy được gọi là chu kỳ kinh tế hay chu kỳ kinh doanh
(đôi khi khái niệm chu kỳ kinh doanh được dùng ở nghĩa hẹp hơn để chỉ chu kỳ hoạt
động của các doanh nghiệp). Một trong những nhiệm vụ trung tâm của kinh tế vĩ
mô là giải thích tại sao có sự chênh lệch giữa các tỷ lệ tăng trưởng GNI, GDP, GNP
hàng năm và xu hướng phát triển dài hạn của chúng và liệu chúng ta có thể chống
được hiện tượng chu kỳ hay không ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét