Khỏa thân hay nude nghệ thuật?
Trong ăn mặc nếu phản cảm thì các bạn thi người đẹp hoa hậu mặc bikini chụp ảnh với sự "thiếu vải" ở mức tối đa thì có gọi là phản cảm? Giả sử quy tội cho một bạn gái ăn mặc phản cảm, cô ấy kiện ra toà thế nào là phản cảm, hở đến đâu thì được, hở bộ phận nào... Trên cơ thể, mỗi bộ phận đều quan trọng như nhau, vậy bộ phận nào được "phơi" ra còn bộ phận nào thì không được...? Tôi cho rằng, trong nghệ thuật có tính đào thải, cái gì không đẹp, cái gì không phù hợp sẽ tự bị đào thải theo thời gian bởi bạn đọc, người xem, dư luận. Đây là thuộc phạm trù thẩm mỹ chứ không phải là pháp lý".
Ngày 15/5, thông tư số 01/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79 (ban hành ngày 24/3) về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu... có hiệu lực. Bên trong thế giới người mẫu khỏa thân / Cái đẹp khỏa thân trong ánh sáng nghệ thuật
Theo thông tư này, ở điều ba, khoản một, điểm a nêu quy định cấm người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, người đoạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu "chụp ảnh, ghi hình hình ảnh cá nhân không có trang phục hoặc sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm và vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông".
Có nhiều ý kiến đồng thuận nhưng cũng có nhiều phản ứng trái chiều về quy định mới này. Nhóm PV An ninh Thế giới đã phỏng vấn một số nhà nhiếp ảnh, nghệ sỹ biểu diễn xung quanh vấn đề "khỏa thân hay nude nghệ thuật?".
Ranh giới mong manh giữa ảnh nude nghệ thuật và ảnh dung tục
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Phiên tác giả nổi tiếng của những Bộ ảnh nude nghệ thuật (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) khẳng định, chụp ảnh nude là một nhu cầu có thật của nhiều cô gái trẻ hiện nay và tôi luôn cho rằng đó là nhu cầu chính đáng, không có gì xấu xa tội lỗi cả. Nó cũng gần giống như khi ta đứng trước một cảnh đẹp ta cũng có nhu cầu chụp để lưu giữ lại cái khoảnh khắc thời gian và không gian đó.
Phụ nữ cũng vậy, họ cũng có nhu cầu lưu lại khoảnh khắc của một thời thanh xuân, son trẻ của họ. Thời gian trôi nhanh lắm và nó đã trôi qua rồi thì vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa…
Ảnh nude nghệ thuật của NSNA Thái Phiên.
Đứng trước một tác phẩm ảnh khỏa thân nghệ thuật đích thực, ta sẽ rung động với nhiều cảm xúc nghệ thuật, mang đến cho ta những giá trị về mỹ cảm, tâm hồn ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, hướng thiện, hướng mỹ... khác xa với những khao khát dục tính theo bản năng khi xem ảnh sex. Ngày xưa các cụ bảo "văn là người", đối với nhiếp ảnh cũng vậy "ảnh là người". Bạn xem ảnh thì có thể đoán được tác giả đang nghĩ gì khi chụp ảnh. Tôi có thể nói dối, nhưng những bức ảnh của tôi thì không!
Nhiều cô trong giới showbiz tung ra những bức ảnh không mặc áo quần và sau đó họ “nổi tiếng” ngay, được mời nhiều show diễn hơn, cát-xê cao hơn, mà chẳng cần phải dày công khổ luyện tài năng như các nghệ sĩ đích thực khác. Tiếc thay, cách làm đó lại được truyền thông vô tình tiếp tay và điều này kéo theo hệ lụy làm cho nhiều đàn em bắt chước theo lối của đàn chị, đây là một cách PR rẻ tiền mà lại hiệu quả. Phải chăng, những nhân vật này không phân biệt được thế nào là nude nghệ thuật hay phi nghệ thuật, họ nghĩ là cứ chụp ảnh không mặc đồ đều là khỏa thân nghệ thuật cả? Khi các nhà quản lý văn hóa lên tiếng, nhưng chưa kịp xử lý cô A thì cô B lại nổi lên…
Cùng quan điểm với nghệ sỹ Thái Phiên, nghệ sỹ nhiếp ảnh Chu Chí Thành (nguyên Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh VN) cũng cho rằng, thể loại ảnh khỏa thân nghệ thuật là khám phá, ca ngợi và tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết, thánh thiện mà tạo hóa đã ban tặng riêng cho con người, đặc biệt là phụ nữ: "Với tôi, ảnh nude cũng là một thể loại nhiếp ảnh nghệ thuật như nhiều thể loại nhiếp ảnh nghệ thuật khác, ảnh nude nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ và có tác dụng giáo dục cái đẹp. Tuy nhiên, ở những bộ ảnh này hay vấp phải những định kiến về vấn đề thuần phong mỹ tục, ở Việt Nam ta nhiều người vẫn chưa cởi mở lắm với loại hình này.
Nhưng thật ra với những người có am hiểu về chuyên môn thì họ cũng không khắt khe. Để ra được một tác phẩm đẹp, đòi hỏi người nghệ sĩ phải thật sự rung động trước cái đẹp và có tài năng tâm huyết với tác phẩm nghệ thuật mình theo đuổi, tức là rung động trước những đường nét ấy theo hướng nghệ thuật, hướng thiện, mỹ chứ không phải rung động theo dục tính, sẽ dần thuyết phục được được công chúng thưởng thức ảnh nude nghệ thuật.
Nói về vai trò đặc biệt quan trọng của người nghệ sỹ trong sáng tác ảnh nude nghệ thuật, NSND Doãn Hoàng Giang (Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN) cũng nhấn mạnh rằng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh giỏi là khi chụp nude nghệ thuật thì bức ảnh ấy phải khiến cho người thưởng thức cảm nhận được vẻ đẹp một cách đầy phấn chấn, thăng hoa nhưng không tầm thường và dung tục. Ảnh nude nghệ thuật với chụp ảnh khỏa thân bình thường chỉ cách nhau một tích tắc.
Ở cái tích tắc này là nghệ thuật, sang tích tắc kia là dung tục, phản cảm. Vậy thì còn đòi hỏi mục đích của bộ ảnh đấy, nhà nhiếp ảnh, và diễn viên, tất cả ê-kíp phải là những nghệ sĩ đích thực. Đứng trước một tác phẩm ảnh khỏa thân nghệ thuật đích thực, ta sẽ rung động với nhiều cảm xúc nghệ thuật, mang đến cho ta những giá trị về mỹ cảm, tâm hồn ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, hướng thiện, hướng mỹ... khác xa với những khao khát dục tính theo bản năng khi xem ảnh sex.
Nghệ thuật tự nó sẽ đào thải những gì không phải là nghệ thuật
Nhiếp ảnh gia Hữu Bảo, người tự nhận rằng: không chụp ảnh nude vì đó không phải là sở trường của anh nhưng không đồng tình với quy định về vấn đề này trong Thông tư số 01/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nhiếp ảnh gia Hữu Bảo.
"Trước hết, chuyện phản cảm rất trừu tượng, thế nào là phản cảm. Tại sao lại cấm những người mẫu, hoa hậu... thế còn những người con gái khác thì được chụp à? Những bức ảnh khoả thân từ trước tới nay được giải thưởng quốc tế, được trưng bày, triển lãm... đều phản cảm, suy đồi cả hay sao? Vậy nó sẽ phải có đời sống như thế nào sau này? Xếp nó vào một góc, gỡ nó xuống khỏi chỗ trưng bày hay sao? Vậy, vô hình trung điều này đã xúc phạm các tác phẩm nghệ thuật.
Trong ăn mặc nếu phản cảm thì các bạn thi người đẹp hoa hậu mặc bikini chụp ảnh với sự "thiếu vải" ở mức tối đa thì có gọi là phản cảm? Giả sử quy tội cho một bạn gái ăn mặc phản cảm, cô ấy kiện ra toà thế nào là phản cảm, hở đến đâu thì được, hở bộ phận nào... Trên cơ thể, mỗi bộ phận đều quan trọng như nhau, vậy bộ phận nào được "phơi" ra còn bộ phận nào thì không được...? Tôi cho rằng, trong nghệ thuật có tính đào thải, cái gì không đẹp, cái gì không phù hợp sẽ tự bị đào thải theo thời gian bởi bạn đọc, người xem, dư luận. Đây là thuộc phạm trù thẩm mỹ chứ không phải là pháp lý".
Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Thanh.
Ðồng quan điểm với nhiếp ảnh gia Hữu Bảo, nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Thanh cũng cho rằng, "nghệ thuật có sức sống tự thân của nó. Các nhiếp ảnh gia Việt Nam cũng có nhiều trình độ khác nhau. Việc sử chụp nude cũng có nhiều mục đích. Xã hội sẽ tự đào thải và phân loại các loại ảnh khác nhau. Việc cấm là hoàn toàn vô nghĩa vì người ta vẫn chụp. Phụ nữ bán dâm vẫn dùng ảnh để quảng cáo cơ thể họ mà chẳng thể quản lý được. Trong khi lại cấm một bộ phận.
Cá nhân tôi cầm máy ảnh đi khắp đất nước hơn 20 năm nay nhưng chưa bao giờ chụp nude vì tôi nhận thấy chụp nude rất khó. Thiếu điều kiện kỹ thuật, thiếu năng lực kỹ thuật. Bản thân tôi cũng chưa có một triết lý, một quan điểm rõ ràng về chụp nude. Tôi biết vài người chụp nude ở Việt Nam, tôi đánh giá cao anh Lê Quang Châu, Trần Huy Hoan. Hai người này mạnh về tạp hình, ánh sáng và ý tưởng. Họ không lạm dụng tiểu xảo kỹ thuật số. Vai trò của nghệ thuật là đi đầu trong tư tưởng cảm xúc của xã hội.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nghệ thuật là thúc đẩy sự phát triển của nền tảng văn hoá. Một xã hội phát triển phải dựa trên một nền tảng văn hoá mạnh. Văn hoá là thứ không công thức hoá được nên không có chuẩn văn hoá. Mà chỉ có những nền tảng mạnh, đa dạng mới góp phần thúc đẩy xã hội tiến nhanh. Vậy thì các nhà quản lý nên bỏ bớt các tiêu chuẩn mà lo những chiến lược, xác định khung giá trị văn hoá mà có thể đóng góp hài hoà với kinh tế và các vấn đề khác.
Nghệ thuật có sức sống tự thân của nó. Nếu cấm, họ vẫn sáng tác nhưng họ ít được học hỏi giao lưu. Trong 30 năm qua ảnh nude hầu như vẫn vậy. Vì nó không có cơ hội phát triển. Nhận thức xã hội thì vẫn giậm chân tại chỗ. Có một ví dụ rất đơn giản là cái gì cấm thì người ta càng tò mò. Vậy thì nên cấm hay không, ứng xử thế nào chắc các nhà quản lý phải hiểu hơn các nghệ sĩ mới phải chứ.
Nhạc sĩ Giáng Son.
Nhạc sĩ Giáng Son cũng chia sẻ, cô hơi "choáng" khi đọc được thông tư này. "Thực tế cho thấy, việc chụp những nghệ sĩ, những người mẫu, người có danh hiệu để quảng bá cho cái đẹp, cái đẹp có chuẩn mực thì không thể cấm được. Chỉ cấm khi nó là văn hoá phẩm đồi trụy, vi phạm thuần phong mỹ tục... Những người có danh hiệu trước hết đã phải có những chuẩn mực nhất định để đảm bảo cho cái danh hiệu đó thì không thể nói là họ sẽ làm điều gì đó quá lố, quá phản cảm.
Bản thân tôi, tôi hoàn toàn không đồng tình về thông tư ấy, vì chụp ảnh nghệ thuật, chụp nude nghệ thuật là chính đáng. Cũng theo quy định tại điều này, ngay cả người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cũng không được chụp ảnh nude và trang phục phản cảm. Tôi cho rằng, việc chụp ảnh nude đẹp và nghệ thuật thì không thể nói là cấm được. Nếu là ảnh nude nghệ thuật thì quá đẹp, quá hấp dẫn. Và khi nó đã đạt đến độ nghệ thuật thì chúng ta không thể nhìn thấy sự phản cảm, chỉ thấy cái đẹp toả sáng. Cái đẹp là thứ cả nhân loại hướng tới tại sao lại cấm?
Hay chẳng hạn trong giới biểu diễn nghệ thuật, các ca sĩ sẽ phải ăn mặc sao cho phù hợp với dòng nhạc cô ấy hát. Dòng nhạc trẻ trung, năng động thì không thể cấm mặc những trang phục gợi cảm, gợi cảm chứ không phải là phản cảm. Điều này còn phụ thuộc vào trình độ thẩm mỹ của người duyệt và người mặc. Tôi sẽ không nhìn một người hát nhạc trẻ, có vũ đạo chẳng hạn, lại mặc "kín cổng cao tường", sẽ không ai xem vì nó không đẹp, không phải là nghệ thuật và vô hình trung, điều cấm đoán này sẽ đưa nghệ thuật của chúng ta trở thành "thứ đặc biệt" của cả thế giới!
Trần Mỹ Hiền - Trần Thị Kim (thực hiện)
Ngày 15/5, thông tư số 01/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79 (ban hành ngày 24/3) về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu... có hiệu lực. Bên trong thế giới người mẫu khỏa thân / Cái đẹp khỏa thân trong ánh sáng nghệ thuật
Theo thông tư này, ở điều ba, khoản một, điểm a nêu quy định cấm người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, người đoạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu "chụp ảnh, ghi hình hình ảnh cá nhân không có trang phục hoặc sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm và vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông".
Có nhiều ý kiến đồng thuận nhưng cũng có nhiều phản ứng trái chiều về quy định mới này. Nhóm PV An ninh Thế giới đã phỏng vấn một số nhà nhiếp ảnh, nghệ sỹ biểu diễn xung quanh vấn đề "khỏa thân hay nude nghệ thuật?".
Ranh giới mong manh giữa ảnh nude nghệ thuật và ảnh dung tục
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Phiên tác giả nổi tiếng của những Bộ ảnh nude nghệ thuật (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) khẳng định, chụp ảnh nude là một nhu cầu có thật của nhiều cô gái trẻ hiện nay và tôi luôn cho rằng đó là nhu cầu chính đáng, không có gì xấu xa tội lỗi cả. Nó cũng gần giống như khi ta đứng trước một cảnh đẹp ta cũng có nhu cầu chụp để lưu giữ lại cái khoảnh khắc thời gian và không gian đó.
Phụ nữ cũng vậy, họ cũng có nhu cầu lưu lại khoảnh khắc của một thời thanh xuân, son trẻ của họ. Thời gian trôi nhanh lắm và nó đã trôi qua rồi thì vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa…
Tuy nhiên, tâm lý chung của người Việt vẫn hay nghĩ khỏa thân tức là trần truồng, là cái gì bậy bạ không được trong sáng, lành mạnh. Nhưng ảnh nude nghệ thuật không phải vậy, nó thanh thoát, thuần khiết và cao đẹp. Giữa ảnh nude nghệ thuật và ảnh dung tục có một ranh giới rất mong manh, thậm chí là vô hình và người nghệ sĩ nếu chụp không khéo thì dễ gây phản cảm. Hơn nữa, ảnh khỏa thân cũng ít nhiều phụ thuộc vào trình độ thẩm mỹ, văn hóa của người xem. Thể loại này không những kén tác giả, nhân vật mà còn kén cả khán giả nữa.
Ảnh nude nghệ thuật của NSNA Thái Phiên.
Đứng trước một tác phẩm ảnh khỏa thân nghệ thuật đích thực, ta sẽ rung động với nhiều cảm xúc nghệ thuật, mang đến cho ta những giá trị về mỹ cảm, tâm hồn ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, hướng thiện, hướng mỹ... khác xa với những khao khát dục tính theo bản năng khi xem ảnh sex. Ngày xưa các cụ bảo "văn là người", đối với nhiếp ảnh cũng vậy "ảnh là người". Bạn xem ảnh thì có thể đoán được tác giả đang nghĩ gì khi chụp ảnh. Tôi có thể nói dối, nhưng những bức ảnh của tôi thì không!
Nhiều cô trong giới showbiz tung ra những bức ảnh không mặc áo quần và sau đó họ “nổi tiếng” ngay, được mời nhiều show diễn hơn, cát-xê cao hơn, mà chẳng cần phải dày công khổ luyện tài năng như các nghệ sĩ đích thực khác. Tiếc thay, cách làm đó lại được truyền thông vô tình tiếp tay và điều này kéo theo hệ lụy làm cho nhiều đàn em bắt chước theo lối của đàn chị, đây là một cách PR rẻ tiền mà lại hiệu quả. Phải chăng, những nhân vật này không phân biệt được thế nào là nude nghệ thuật hay phi nghệ thuật, họ nghĩ là cứ chụp ảnh không mặc đồ đều là khỏa thân nghệ thuật cả? Khi các nhà quản lý văn hóa lên tiếng, nhưng chưa kịp xử lý cô A thì cô B lại nổi lên…
Cùng quan điểm với nghệ sỹ Thái Phiên, nghệ sỹ nhiếp ảnh Chu Chí Thành (nguyên Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh VN) cũng cho rằng, thể loại ảnh khỏa thân nghệ thuật là khám phá, ca ngợi và tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết, thánh thiện mà tạo hóa đã ban tặng riêng cho con người, đặc biệt là phụ nữ: "Với tôi, ảnh nude cũng là một thể loại nhiếp ảnh nghệ thuật như nhiều thể loại nhiếp ảnh nghệ thuật khác, ảnh nude nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ và có tác dụng giáo dục cái đẹp. Tuy nhiên, ở những bộ ảnh này hay vấp phải những định kiến về vấn đề thuần phong mỹ tục, ở Việt Nam ta nhiều người vẫn chưa cởi mở lắm với loại hình này.
Nhưng thật ra với những người có am hiểu về chuyên môn thì họ cũng không khắt khe. Để ra được một tác phẩm đẹp, đòi hỏi người nghệ sĩ phải thật sự rung động trước cái đẹp và có tài năng tâm huyết với tác phẩm nghệ thuật mình theo đuổi, tức là rung động trước những đường nét ấy theo hướng nghệ thuật, hướng thiện, mỹ chứ không phải rung động theo dục tính, sẽ dần thuyết phục được được công chúng thưởng thức ảnh nude nghệ thuật.
Nói về vai trò đặc biệt quan trọng của người nghệ sỹ trong sáng tác ảnh nude nghệ thuật, NSND Doãn Hoàng Giang (Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN) cũng nhấn mạnh rằng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh giỏi là khi chụp nude nghệ thuật thì bức ảnh ấy phải khiến cho người thưởng thức cảm nhận được vẻ đẹp một cách đầy phấn chấn, thăng hoa nhưng không tầm thường và dung tục. Ảnh nude nghệ thuật với chụp ảnh khỏa thân bình thường chỉ cách nhau một tích tắc.
Ở cái tích tắc này là nghệ thuật, sang tích tắc kia là dung tục, phản cảm. Vậy thì còn đòi hỏi mục đích của bộ ảnh đấy, nhà nhiếp ảnh, và diễn viên, tất cả ê-kíp phải là những nghệ sĩ đích thực. Đứng trước một tác phẩm ảnh khỏa thân nghệ thuật đích thực, ta sẽ rung động với nhiều cảm xúc nghệ thuật, mang đến cho ta những giá trị về mỹ cảm, tâm hồn ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, hướng thiện, hướng mỹ... khác xa với những khao khát dục tính theo bản năng khi xem ảnh sex.
Nghệ thuật tự nó sẽ đào thải những gì không phải là nghệ thuật
Nhiếp ảnh gia Hữu Bảo, người tự nhận rằng: không chụp ảnh nude vì đó không phải là sở trường của anh nhưng không đồng tình với quy định về vấn đề này trong Thông tư số 01/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Nhiếp ảnh gia Hữu Bảo.
"Trước hết, chuyện phản cảm rất trừu tượng, thế nào là phản cảm. Tại sao lại cấm những người mẫu, hoa hậu... thế còn những người con gái khác thì được chụp à? Những bức ảnh khoả thân từ trước tới nay được giải thưởng quốc tế, được trưng bày, triển lãm... đều phản cảm, suy đồi cả hay sao? Vậy nó sẽ phải có đời sống như thế nào sau này? Xếp nó vào một góc, gỡ nó xuống khỏi chỗ trưng bày hay sao? Vậy, vô hình trung điều này đã xúc phạm các tác phẩm nghệ thuật.
Trong ăn mặc nếu phản cảm thì các bạn thi người đẹp hoa hậu mặc bikini chụp ảnh với sự "thiếu vải" ở mức tối đa thì có gọi là phản cảm? Giả sử quy tội cho một bạn gái ăn mặc phản cảm, cô ấy kiện ra toà thế nào là phản cảm, hở đến đâu thì được, hở bộ phận nào... Trên cơ thể, mỗi bộ phận đều quan trọng như nhau, vậy bộ phận nào được "phơi" ra còn bộ phận nào thì không được...? Tôi cho rằng, trong nghệ thuật có tính đào thải, cái gì không đẹp, cái gì không phù hợp sẽ tự bị đào thải theo thời gian bởi bạn đọc, người xem, dư luận. Đây là thuộc phạm trù thẩm mỹ chứ không phải là pháp lý".
Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Thanh.
Ðồng quan điểm với nhiếp ảnh gia Hữu Bảo, nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Thanh cũng cho rằng, "nghệ thuật có sức sống tự thân của nó. Các nhiếp ảnh gia Việt Nam cũng có nhiều trình độ khác nhau. Việc sử chụp nude cũng có nhiều mục đích. Xã hội sẽ tự đào thải và phân loại các loại ảnh khác nhau. Việc cấm là hoàn toàn vô nghĩa vì người ta vẫn chụp. Phụ nữ bán dâm vẫn dùng ảnh để quảng cáo cơ thể họ mà chẳng thể quản lý được. Trong khi lại cấm một bộ phận.
Cá nhân tôi cầm máy ảnh đi khắp đất nước hơn 20 năm nay nhưng chưa bao giờ chụp nude vì tôi nhận thấy chụp nude rất khó. Thiếu điều kiện kỹ thuật, thiếu năng lực kỹ thuật. Bản thân tôi cũng chưa có một triết lý, một quan điểm rõ ràng về chụp nude. Tôi biết vài người chụp nude ở Việt Nam, tôi đánh giá cao anh Lê Quang Châu, Trần Huy Hoan. Hai người này mạnh về tạp hình, ánh sáng và ý tưởng. Họ không lạm dụng tiểu xảo kỹ thuật số. Vai trò của nghệ thuật là đi đầu trong tư tưởng cảm xúc của xã hội.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nghệ thuật là thúc đẩy sự phát triển của nền tảng văn hoá. Một xã hội phát triển phải dựa trên một nền tảng văn hoá mạnh. Văn hoá là thứ không công thức hoá được nên không có chuẩn văn hoá. Mà chỉ có những nền tảng mạnh, đa dạng mới góp phần thúc đẩy xã hội tiến nhanh. Vậy thì các nhà quản lý nên bỏ bớt các tiêu chuẩn mà lo những chiến lược, xác định khung giá trị văn hoá mà có thể đóng góp hài hoà với kinh tế và các vấn đề khác.
Nghệ thuật có sức sống tự thân của nó. Nếu cấm, họ vẫn sáng tác nhưng họ ít được học hỏi giao lưu. Trong 30 năm qua ảnh nude hầu như vẫn vậy. Vì nó không có cơ hội phát triển. Nhận thức xã hội thì vẫn giậm chân tại chỗ. Có một ví dụ rất đơn giản là cái gì cấm thì người ta càng tò mò. Vậy thì nên cấm hay không, ứng xử thế nào chắc các nhà quản lý phải hiểu hơn các nghệ sĩ mới phải chứ.
Nhạc sĩ Giáng Son.
Nhạc sĩ Giáng Son cũng chia sẻ, cô hơi "choáng" khi đọc được thông tư này. "Thực tế cho thấy, việc chụp những nghệ sĩ, những người mẫu, người có danh hiệu để quảng bá cho cái đẹp, cái đẹp có chuẩn mực thì không thể cấm được. Chỉ cấm khi nó là văn hoá phẩm đồi trụy, vi phạm thuần phong mỹ tục... Những người có danh hiệu trước hết đã phải có những chuẩn mực nhất định để đảm bảo cho cái danh hiệu đó thì không thể nói là họ sẽ làm điều gì đó quá lố, quá phản cảm.
Bản thân tôi, tôi hoàn toàn không đồng tình về thông tư ấy, vì chụp ảnh nghệ thuật, chụp nude nghệ thuật là chính đáng. Cũng theo quy định tại điều này, ngay cả người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cũng không được chụp ảnh nude và trang phục phản cảm. Tôi cho rằng, việc chụp ảnh nude đẹp và nghệ thuật thì không thể nói là cấm được. Nếu là ảnh nude nghệ thuật thì quá đẹp, quá hấp dẫn. Và khi nó đã đạt đến độ nghệ thuật thì chúng ta không thể nhìn thấy sự phản cảm, chỉ thấy cái đẹp toả sáng. Cái đẹp là thứ cả nhân loại hướng tới tại sao lại cấm?
Hay chẳng hạn trong giới biểu diễn nghệ thuật, các ca sĩ sẽ phải ăn mặc sao cho phù hợp với dòng nhạc cô ấy hát. Dòng nhạc trẻ trung, năng động thì không thể cấm mặc những trang phục gợi cảm, gợi cảm chứ không phải là phản cảm. Điều này còn phụ thuộc vào trình độ thẩm mỹ của người duyệt và người mặc. Tôi sẽ không nhìn một người hát nhạc trẻ, có vũ đạo chẳng hạn, lại mặc "kín cổng cao tường", sẽ không ai xem vì nó không đẹp, không phải là nghệ thuật và vô hình trung, điều cấm đoán này sẽ đưa nghệ thuật của chúng ta trở thành "thứ đặc biệt" của cả thế giới!
Trần Mỹ Hiền - Trần Thị Kim (thực hiện)
http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Khoa-than-hay-nude-nghe-thuat-394080/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét