Nắng cháy, đồng khô, cá chết,... và lòng dân
Giải thích chuyện này, dân gian xưa đã có câu: “Con mèo tha miếng thịt thì cả làng xúm lại đuổi đánh, nhưng khi con cọp vác cả con bò chạy ngời ngời giữa làng thì không ai thấy.” Nói đúng hơn là cả làng chẳng ai... dám thấy. Nhưng Formosa có phải là con mèo không? Chắc chắn là không, vì nếu là con mèo thì Formosa đã biến thành vật tế thần, để thỏa mãn lòng dân đang sôi sục.
Nắng hạn khô cháy trên các cánh đồng ở tỉnh Bến Tre. (Hình: Getty Images)
Trời buông nắng lửa khắp miền Tây, đâu đâu cũng cảnh đồng khô, cỏ cháy. Nắng chảy nhựa đường, Sài Gòn thiêu đốt trong làn nắng, khói, bụi. Nhưng cả nước, lòng người còn hơn thiêu, hơn đốt. Vì vụ cá chết trắng biển miền Trung, dân chúng xuống đường đòi bảo vệ môi trường. Các trang mạng xã hội Việt Nam nóng hơn bao giờ hết. Với hình ảnh bà mẹ trẻ, ôm đứa con 10 tuổi trong lòng, bị đánh đập hành hung trong một cuộc biểu tình ôn hòa vì môi trường ở Sài Gòn.Vì đâu nên nỗi?
Miền Tây Nam Bộ đang chết dần trong cơn nắng hạn. Dù đài Phượng Hoàng của Trung Cộng đặt tại Hồng Kông đã kể công rằng: “Việt Nam vừa lên tiếng Trung Quốc đã lập tức xả nước cứu hạn ngay không tính toán. Trong lúc khó khăn mới biết ai thực sự là bạn tốt. Vì lúc này Việt Nam đâu có thể cầu cứu Mỹ, Ấn Ðộ hay Nhật Bản...”
Kỳ thực, công của Trung Cộng chẳng khác nào công của Tào Tháo. Vì nếu như không có các đập thủy điện của Trung Cộng ở đầu nguồn chiếm giữ hết nước thì miền Tây đâu có bị hạn hán nhiễm mặn dữ dội như năm nay? Và tuy miệng thơn thớt kể công, nhưng sự thực cho tới tận giữa tháng 5 này, miền Tây vẫn khô chằng vì mặn chát. Không có một nguồn nước nào tới được đồng bằng sông Cửu Long.
Ðồng khô cỏ cháy, người dân miền Tây phải tha hương cầu thực để kiếm kế sinh nhai. Và nơi duy nhất họ có thể đến là Sài Gòn, nơi đã không còn là đất lành nữa nhưng những cánh chim di trú vẫn phải đậu xuống, bắt đầu cuộc mưu sinh nhọc nhằn nơi vỉa hè...
Họ đâu có biết rằng, một người dân Sài Gòn ở quận 11, dù đã đi “nghĩa vụ quân sự, nhưng khi đứng buôn bán ở vỉa hè, chỉ vì không có 700 ngàn đồng, đóng tiền ‘bảo kê’ hàng tháng, đã bị công an phường đánh tới chấn thương sọ não, phải nhập viện.”
Chưa hết, tháng 4, cá chết trắng biển từ Vũng Áng, Hà Tĩnh trải dài cho tới Ðà Nẵng, với gần 300 km đường biển.
Một tháng chờ đợi, nhà cầm quyền vẫn không có câu trả lời cho vụ cá biển đột nhiên chết hàng loạt.
Dân Quảng Bình chặn quốc lộ 1A, đổ cá ra đầy đường, và căng lều bạt biểu tình, vì cá đánh bắt được không có người mua,vì không ai dám ăn.
Truyền thông Việt Nam đưa tin, khám phá ra đường ống thải trực tiếp ra biển dài tới 1.5 km của công ty thép Formosa (Ðài Loan). Cộng thêm vào đó là công ty này nhập về mấy trăm loại hóa chất cực kỳ độc hại nhằm mục đích xúc rửa đường ống. Hậu quả là một thợ lặn bị chết khi làm việc tại Vũng Áng và năm thợ lặn khác phải nhập viện trong tình trạng hôn mê.
Dân chúng xuống đường ở Hà Nội, Sài Gòn, Vũng Tàu, Nha Trang... đòi chính quyền phải minh bạch vụ cá chết. Trong hàng loạt biểu ngữ trưng lên, có biểu ngữ đòi “Formosa hãy cút về nước!”
Câu trả lời của chính quyền cho đòi hỏi chính đáng của người dân là: (........................................................)
Trong và ngoài nước đều vô cùng ngạc nhiên, vì lý do gì mà nhà cầm quyền lại ưu ái Formosa dữ vậy? Chỉ vì một công ty nước ngoài mà dám hy sinh lợi ích quốc gia, chà đạp lên sự bất bình của dư luận nhân dân trong cả nước?
Ngược dòng những thông tin sôi sục bề nổi, có những thông tin vừa ít ỏi,vừa lặng lẽ nhưng có thể “hé mở” lời giải cho một bài toán mà người ta muốn đẩy về phía “một phương trình vô nghiệm.”
Ðó là, báo cáo của tỉnh Quảng Trị, trước khi xảy ra vụ cá biển chết hàng loạt, đã có một số tàu lạ xuất hiện gần bờ biển...
Ðối chiếu thông tin trên, với sự tố cáo của Philippines, về việc người dân trên đảo Kalayaan (Thị Tứ), tố cáo đã thấy tàu của Trung Cộng rải hóa chất độc hại làm chết rặng san hô và hủy diệt tôm, cá. Làm cho người dân trên đảo mất nguồn sống, phải bỏ đảo mà đi, giúp cho Trung Cộng dễ dàng độc chiếm Biển Ðông.
Giải thích chuyện này, dân gian xưa đã có câu: “Con mèo tha miếng thịt thì cả làng xúm lại đuổi đánh, nhưng khi con cọp vác cả con bò chạy ngời ngời giữa làng thì không ai thấy.” Nói đúng hơn là cả làng chẳng ai... dám thấy.
Nhưng Formosa có phải là con mèo không? Chắc chắn là không, vì nếu là con mèo thì Formosa đã biến thành vật tế thần, để thỏa mãn lòng dân đang sôi sục.
Với 10 tỷ Mỹ kim đầu tư, thời hạn lên tới 70 năm (vượt quá thẩm quyền của địa phương), cộng với việc Việt Nam còn nợ Formosa cũng như nhiều công ty Ðài Loan vụ dân chúng bạo động năm 2014 đập phá, thiêu đốt tài sản của họ. Chính phủ Ðài Loan vừa mới lên tiếng, vụ nhà cầm quyền Việt Nam “hứa cuội” chưa chịu bồi thường cho các công ty Ðài Loan, và tuyên bố sẽ có biện pháp chế tài, trừng phạt về kinh tế nếu Việt Nam không thực hiện đúng những cam kết bồi thường. Mà chắc chắn số tiền này không hề nhỏ, ít ra cũng cả... chục tỷ Mỹ kim.
Muốn quy tội Formosa chắn chắn là phải đầy đủ bằng chứng. Nếu không Ðài Loan sẽ phản ứng mạnh và đầu tư FDI sẽ tháo chạy khỏi Việt Nam. Chính quyền Việt Nam không sợ quân lực Ðài Loan, nhưng chắc chắn sợ... túi bạc của Ðài Loan.
Trở lại với thảm họa môi trường do Vedan (công ty bột ngọt của Ðài Loan), gần chục năm trước đã giết chết dòng sông Thị Vải. Số tiền mà dân chúng được bồi thường giống như... trò chơi, và không có ai bị mất chức. Mặc cho dòng sống ấy đã chết hẳn, cá tôm không bao giờ có thể xuất hiện trở lại trên dòng sông... a-xít ấy!
Chạy theo tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product), là tham vọng điên cuồng của chế độ (......) ngày nay. (..........)
Cho dù đó là GDP “đen” - Tăng trưởng bất chấp việc hủy hoại môi sinh, môi trường. Hay là GDP “máu” - Tăng trưởng bất chấp lợi ích của người dân, kể cả tước đi quyền lợi sống, thậm chí cả mạng sống của người dân.
Tháng 5, trong cơn nắng lửa dội xuống sa mạc người, nơi mà không còn niềm tin hay hy vọng nào còn thoi thóp thở. Chợt nhớ tới hai câu thơ xưa của Nguyễn Trãi tiên sinh, viết cho người dân mất nước: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống hầm tai họa.”
Văn Lang
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét