Nghề làm nhân tượng của giới trẻ Sài Gòn
Sơn màu lên đầy mình và đứng không nhúc nhích 45 phút biểu diễn là công việc khó nhưng có thu nhập tốt, khiến nhiều bạn trẻ ở TP HCM tham gia làm thêm trong quá trình học tập. "Làm nghề nhân tượng cũng có những vui buồn khác nhau. Bên cạnh những người yêu thích cũng có không ít người chê bai, đùa giỡn, không tôn trọng. Những lúc quá mệt mỏi, ngồi nghỉ ngơi tĩnh lặng lại thấy buồn. Cùng với thu nhập, động lực lớn để gắn bó với công việc này là tình cảm chân thành của các anh em đồng nghiệp" - Diệu tâm sự.Thường một buổi biểu diễn kéo dài khoảng 2-4 giờ. Các người mẫu phải đứng không cử động trong vòng 45 phút mới đổi tư thế một lần. Đây là thử thách hết sức khó khăn.
Lê Thị Ngọc Hương (sinh năm 1993) đã có nhiều năm gắn bó với nghề nhân tượng. Cô cho biết, cô từng làm người mẫu thời trang, PG nhưng qua bạn bè giới thiệu, thấy công việc này thú vị nên đã thử và cảm thấy yêu thích.
Để làm được nhân tượng, ngoài những đỏi hỏi về ngoại hình đẹp, hút ánh nhìn, có tính kiên nhẫn cao, còn cần một số yêu cầu đặt biệt khác như da không mẫn cảm với các loại màu sơn, hóa chất. Nếu không người mẫu sẽ bị ngứa ngáy, mẩn đỏ và không thể đứng yên được.
Các công đoạn chính để vẽ nhân tượng theo trình tự: kiểm tra nền, phân vùng màu trên mẫu cho hòa với nền, tô màu cho mẫu, làm tóc, hoàn thiện.
Màu dành để vẽ nhân tượng là một loại riêng, có thể bám lên mặt da nhưng không bị dính chặt. Nếu sử dụng loại màu kém chất lượng rất khó rửa và hóa chất trong sơn sẽ gây ảnh hưởng đến da của người mẫu.
Quá trình vẽ tùy theo độ khó của yêu cầu tạo hình, thường kéo dài từ 2-4 giờ, đòi hỏi người mẫu phải kiên nhẫn.
Với những lần trình diễn vào buổi sáng, người mẫu phải chuẩn bị rất sớm. 3h thức dậy, 4h có mặt ở nơi biểu diễn. Tranh thủ trong lúc chờ bạn ra sân khấu, Hương ăn sáng để có sức.
Sau khi đã hoàn tất việc vẽ, công đoạn tiếp theo là làm tóc. Có nhiều trường hợp không sử dụng tóc giả, nên keo màu được xịt trực tiếp để tạo hình.
Thôi Văn Diệu - quê Lâm Đồng, sinh viên Đại học Công nghệ TP HCM, đã có 3 năm gắn bó với nghề nhân tượng - cho biết, công việc này không quá khó và có thu nhập tương đối ổn định nên anh sẽ gắn bó lâu dài.
Trong lúc chờ đến giờ trình diễn, ê-kíp xem lại hình ảnh sau khi đã hoàn thiện để có điều chỉnh cho phù hợp. Trình Hải Đăng - trưởng nhóm Body Art chia sẻ, nhóm luôn kỹ lưỡng trong từng tác phẩm vì đó là sự tôn trọng chính mình cũng như tôn trọng người xem.
Diệu cho biết, trong quá trình trình diễn đôi khi hay bị ngứa hoặc bị côn trùng bò lên người nhưng cũng không dám nhúc nhích vì khán giả đang xem và chụp ảnh. Việc chuyển động sẽ làm họ mất tính bất ngờ và hào hứng, nên phải cố gắng chịu đựng.
"Làm nghề nhân tượng cũng có những vui buồn khác nhau. Bên cạnh những người yêu thích cũng có không ít người chê bai, đùa giỡn, không tôn trọng. Những lúc quá mệt mỏi, ngồi nghỉ ngơi tĩnh lặng lại thấy buồn. Cùng với thu nhập, động lực lớn để gắn bó với công việc này là tình cảm chân thành của các anh em đồng nghiệp" - Diệu tâm sự.
Sau mỗi buổi biểu diễn, công đoạn cực nhọc cuối cùng là tẩy trang. Nhiều khi màu dính quá chặt, tắm cả tiếng vẫn không hết, phải để nhiều ngày mới phai dần.
Khi được hỏi về sự gắn bó, cả hai bạn trẻ đều chia sẻ, đây là nghề bán thời gian, sẽ cố gắng kiếm một công việc khác ổn định hơn để xây dựng cuộc sống vững chắc trong tương lai.
http://news.zing.vn/Nghe-lam-nhan-tuong-cua-gioi-tre-Sai-Gon-post558858.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét