Những đề xuất lạ
Nguyễn Đăng Quang - Ngày 29/12/2014, trong Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 của Chính phủ, nhiều người lấy làm ngạc nhiên là Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đưa ra một số đề xuất “hơi lạ”! Nếu chỉ điểm qua tên gọi các đề xuất này, không nói danh tính người đề xuất là ai, tôi cam đoan là rất ít bạn đọc ( nếu không nói là không có ai ) có thể đoán được người đưa ra những đề xuất này lại là một vị tướng có cấp hàm cao nhất trong QĐNDVN ta hiện nay.
Vâng, đó là Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh! Theo phóng viên Bảo Quyên của báo VnEconomy, tại Hội nghi Tổng kết nói trên, Đại tướng Phùng Quang Thanh đưa ra đề xuất: Chính phủ cần:
- Bỏ lệ phí cấp sổ đỏ cho người dân,
- Xem xét kỹ lưỡng các Dự án nước ngoài trước khi cấp phép,
- Giảm tỷ lệ nộp Ngân sách Nhà nước cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL.
1/. Qua đề xuất “ Chính phủ cần bỏ lệ phí cấp sổ đỏ cho người dân”- cho dù lệ phí cấp “sổ đỏ” đất thổ cư đối với người dân lâu nay nói chung không cao, nhất là đối với người nông dân ở nông thôn, trung bình chỉ từ trên một trăm cho đến hai,ba trăm ngàn đồng mỗi sổ đỏ – cá nhân tôi thấy đồng chí Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng thật sự có tấm lòng quan tâm đến các hộ gia đình nông dân nghèo ở miền quê! Đây quả là điều đáng trân quý của một đồng chí lãnh đạo cao cấp! Song -theo tôi- nếu đây là đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường thì tôi tin Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét kỹ và đáp ứng thỏa đáng!
2/. Về đề xuất “ Chính phủ cần xem xét kỹ lưỡng các Dự án nước ngoài trước khi cấp phép” thì tôi hơi giật mình! Lâu nay tôi những tưởng việc ta sơ xuất cấp phép hoặc cấp phép mà không xem xet kỹ lưỡng cho các dự án nước ngoài là chỉ xảy ra ở cấp độ địa phương (tỉnh hay huyện) mà thôi, như sự việc đã xảy ra vừa qua ở Cửa Khẻm trên đèo Hải Vân (ThừaThiên-Huế) hoặc cho thuê vài trăm ngàn hectares rừng đầu nguồn với thời hạn 50-70 năm ở các tỉnh biên giới phía Bắc cách đây 2 năm, hoặc các dự án cho người Trung Quốc vào thả bè nuôi cá sát cạnh quân cảng Cam Ranh, v.v…
- Bỏ lệ phí cấp sổ đỏ cho người dân,
- Xem xét kỹ lưỡng các Dự án nước ngoài trước khi cấp phép,
- Giảm tỷ lệ nộp Ngân sách Nhà nước cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL.
1/. Qua đề xuất “ Chính phủ cần bỏ lệ phí cấp sổ đỏ cho người dân”- cho dù lệ phí cấp “sổ đỏ” đất thổ cư đối với người dân lâu nay nói chung không cao, nhất là đối với người nông dân ở nông thôn, trung bình chỉ từ trên một trăm cho đến hai,ba trăm ngàn đồng mỗi sổ đỏ – cá nhân tôi thấy đồng chí Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng thật sự có tấm lòng quan tâm đến các hộ gia đình nông dân nghèo ở miền quê! Đây quả là điều đáng trân quý của một đồng chí lãnh đạo cao cấp! Song -theo tôi- nếu đây là đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường thì tôi tin Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét kỹ và đáp ứng thỏa đáng!
2/. Về đề xuất “ Chính phủ cần xem xét kỹ lưỡng các Dự án nước ngoài trước khi cấp phép” thì tôi hơi giật mình! Lâu nay tôi những tưởng việc ta sơ xuất cấp phép hoặc cấp phép mà không xem xet kỹ lưỡng cho các dự án nước ngoài là chỉ xảy ra ở cấp độ địa phương (tỉnh hay huyện) mà thôi, như sự việc đã xảy ra vừa qua ở Cửa Khẻm trên đèo Hải Vân (ThừaThiên-Huế) hoặc cho thuê vài trăm ngàn hectares rừng đầu nguồn với thời hạn 50-70 năm ở các tỉnh biên giới phía Bắc cách đây 2 năm, hoặc các dự án cho người Trung Quốc vào thả bè nuôi cá sát cạnh quân cảng Cam Ranh, v.v…
Nay, qua đề xuất của Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng nêu lên tại Hội nghị của Chính phủ ngày 29/12/2014 vừa qua ở Hà Nội, tôi giật mình nhận thấy lâu nay việc cấp phép cho các Dự án nước ngoài mà không hoặc chưa xem xét kỹ không phải chỉ có xảy ra ở cấp địa phương ! Giá như đồng chí Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng đưa ra đề xuất này cách đây 5-10 năm về trước thì hẳn ta đã tránh được nhiều thiệt hại, rủi ro và nguy hiểm nhiều mặt như đối với Dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên mà cố Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng hàng ngàn nhà khoa học và nhân sỹ trí thức đã nhiều lần ra sức can ngăn và kiến nghị dừng khai thác để tránh những hậu họa khôn lường về an ninh-quốc phòng, kinh tế-xã hội và môi trường mà nhân dân và đất nước ta đã, đang và sẽ còn phải gánh chịu trong vài chục năm nữa! Nhưng dù sao muộn cũng còn hơn không, tôi xin cảm ơn Đại tướng đã có tầm nhìn chiến lược và sự quan tâm đúng mức giữa phát triển kinh tế (mời gọi ngoại quốc đầu tư) với việc chú trọng đảm bảo quốc phòng-an ninh của đất nước!
3/. Riêng về đề xuất “ Chính phủ cần giảm tỷ lệ nộp ngân sách cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL” thì thú thực tôi hơi khó hiểu, vì tôi vốn không phải là nhà quản lý, càng không phải là người am tường về kinh tế, chỉ là một viên chức quèn đã nghỉ hưu, kiến thức về kinh tế-tài chính thì mù tịt, bởi thế nên tôi không hiểu!
Dưới nhan đề “ Bộ trưởng Quốc phòng xin giảm nộp ngân sách cho Viettel”, phóng viên Bảo Quyên của VnEconomy viết: ”Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cho biết, hiện Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel mỗi năm có doanh thu và lợi nhuận khá lớn, trong đó năm 2014 doanh thu đạt trên 196 ngàn tỷ VNĐ, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 42 ngàn tỷ VNĐ. Tuy nhiên, theo quy định chung, 70% lợi nhuận sau thuế của Viettel phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, đây là con số quá cao.
“Chính phủ nên giảm tỷ lệ nộp Ngân sách của Viettel để có thể dùng khoản đó đầu tư cho một số đơn vị mua sắm trang thiết bị, vũ khí, số còn lại để đầu tư ra nước ngoài”, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh kiến nghị.”
Tôi thực sự vui mừng vì Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một trong số ít ỏi doanh nghiệp kinh tế quốc doanh làm ăn có lãi. Đây thực sự là quả đấm thép! Nếu mọi doanh nghiệp kinh tế nhà nước làm ăn có lãi như Vietel thì nền kinh tế nước ta đã vững mạnh. Nhưng có điều tôi chưa rõ là tỷ suất 70% lợi nhuận sau thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước là áp dụng chung cho mọi doanh nghiệp kinh tế nhà nước hay chỉ áp dụng riêng đối với Viettel mà thôi? Vì không rõ cho nên tôi không dám có lời bình gì!
3/. Riêng về đề xuất “ Chính phủ cần giảm tỷ lệ nộp ngân sách cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL” thì thú thực tôi hơi khó hiểu, vì tôi vốn không phải là nhà quản lý, càng không phải là người am tường về kinh tế, chỉ là một viên chức quèn đã nghỉ hưu, kiến thức về kinh tế-tài chính thì mù tịt, bởi thế nên tôi không hiểu!
Dưới nhan đề “ Bộ trưởng Quốc phòng xin giảm nộp ngân sách cho Viettel”, phóng viên Bảo Quyên của VnEconomy viết: ”Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng cho biết, hiện Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel mỗi năm có doanh thu và lợi nhuận khá lớn, trong đó năm 2014 doanh thu đạt trên 196 ngàn tỷ VNĐ, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 42 ngàn tỷ VNĐ. Tuy nhiên, theo quy định chung, 70% lợi nhuận sau thuế của Viettel phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, đây là con số quá cao.
“Chính phủ nên giảm tỷ lệ nộp Ngân sách của Viettel để có thể dùng khoản đó đầu tư cho một số đơn vị mua sắm trang thiết bị, vũ khí, số còn lại để đầu tư ra nước ngoài”, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh kiến nghị.”
Tôi thực sự vui mừng vì Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một trong số ít ỏi doanh nghiệp kinh tế quốc doanh làm ăn có lãi. Đây thực sự là quả đấm thép! Nếu mọi doanh nghiệp kinh tế nhà nước làm ăn có lãi như Vietel thì nền kinh tế nước ta đã vững mạnh. Nhưng có điều tôi chưa rõ là tỷ suất 70% lợi nhuận sau thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước là áp dụng chung cho mọi doanh nghiệp kinh tế nhà nước hay chỉ áp dụng riêng đối với Viettel mà thôi? Vì không rõ cho nên tôi không dám có lời bình gì!
Song có điều rất rõ là Bộ trưởng Quốc phòng xin giảm tỷ lệ nộp Ngân sách của Viettel là “để họ có thể dùng khoản đó đầu tư cho một số đơn vị mua sắm trang thiết bị, vũ khí, số còn lại để đầu tư ra nước ngoài”. Như vậy, ngoài Ngân sách Quốc phòng hàng năm mà Nhà nước cấp cho Quân đội, thì Bộ Quốc phòng cũng muốn Tập đoàn Viettel có ngân sách quân sự riêng để mua sắm vũ khí, trang thiết bị cho một số đơn vị. Chắc đây phải là “mật quỹ” riêng của Viettel và nó là “bất khả xâm phạm”, không chịu sự kiểm soát của Kiểm toán Nhà nước? Nếu cách hiểu của tôi như vừa trình bày là không đúng thì xin Phùng Đại tướng bỏ quá vì như đã nói tôi vốn mù tịt về kiến thức kinh-tài, bởi vậy tôi không dám cam đoan cách hiểu của tôi là đúng. Một lần nữa mong sự cảm thông của Bộ trưởng!
4/. Bài báo của phóng viên Bảo Quyên nói trên viết tiếp: “ Trong phần cuối phát biểu của mình, người đứng đầu Bộ Quốc phòng cũng lưu ý, hiện nay trong dư luận xã hội, từ người trẻ đến người già, đang hình thành một xu thế “GHÉT TRUNG QUỐC”. Theo ông, đây là một việc nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước, cũng như quan hệ giữa 2 quốc gia.
“ Đành rằng, Trung Quốc vừa qua có những hành động sai trái, nhưng chúng ta sẽ đấu tranh bằng những con đường hợp pháp khác. Song song với đó, thì cũng phải hợp tác, vì họ là láng giềng của chúng ta, không thể thay đổi được.”
Đây không phải là đề xuất của Đại tướng Bộ trưởng PQT như 3 đề xuất vừa đề cập ở trên, mà nó là một nhận xét tổng quát về mặt NHÂN TÌNH trong xã hội ta đối với người láng giềng khổng lồ ngàn năm duyên nợ Trung Hoa ! Trước hết, cần phải hoan nghênh Đại tướng Bộ trưởng PQT là đã có một đánh giá đúng khi ông nói rằng “ Trung Quốc vừa qua có những hành động sai trái.” Song các nhận định, đánh giá còn lại trong phát biểu của ông, tôi không thể đồng tình! Vì bài viết này cũng đã khá dài, tôi xin dừng tại đây để nhường lời cho các bạn đọc quan tâm có ý kiến bình luận, đánh giá về sự lưu ý, nhận định về xu thế “GHÉT TRUNG QUỐC” trong dư luận xã hội nước ta cũng như giải pháp mà Đại tướng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã sơ bộ đề cập. Mong có sự tham gia góp ý, bình luận của đông đảo quý vị độc giả trong và ngoài nước. Xin rất cảm ơn và kính chúc quý vị Năm mới 2015 Hạnh phúc và An bình!
Hà Nội, Đêm Giao thừa 2014-2015.
Nguyễn Đăng Quang
(Blog Nguyễn Tường Thụy)
4/. Bài báo của phóng viên Bảo Quyên nói trên viết tiếp: “ Trong phần cuối phát biểu của mình, người đứng đầu Bộ Quốc phòng cũng lưu ý, hiện nay trong dư luận xã hội, từ người trẻ đến người già, đang hình thành một xu thế “GHÉT TRUNG QUỐC”. Theo ông, đây là một việc nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước, cũng như quan hệ giữa 2 quốc gia.
“ Đành rằng, Trung Quốc vừa qua có những hành động sai trái, nhưng chúng ta sẽ đấu tranh bằng những con đường hợp pháp khác. Song song với đó, thì cũng phải hợp tác, vì họ là láng giềng của chúng ta, không thể thay đổi được.”
Đây không phải là đề xuất của Đại tướng Bộ trưởng PQT như 3 đề xuất vừa đề cập ở trên, mà nó là một nhận xét tổng quát về mặt NHÂN TÌNH trong xã hội ta đối với người láng giềng khổng lồ ngàn năm duyên nợ Trung Hoa ! Trước hết, cần phải hoan nghênh Đại tướng Bộ trưởng PQT là đã có một đánh giá đúng khi ông nói rằng “ Trung Quốc vừa qua có những hành động sai trái.” Song các nhận định, đánh giá còn lại trong phát biểu của ông, tôi không thể đồng tình! Vì bài viết này cũng đã khá dài, tôi xin dừng tại đây để nhường lời cho các bạn đọc quan tâm có ý kiến bình luận, đánh giá về sự lưu ý, nhận định về xu thế “GHÉT TRUNG QUỐC” trong dư luận xã hội nước ta cũng như giải pháp mà Đại tướng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã sơ bộ đề cập. Mong có sự tham gia góp ý, bình luận của đông đảo quý vị độc giả trong và ngoài nước. Xin rất cảm ơn và kính chúc quý vị Năm mới 2015 Hạnh phúc và An bình!
Hà Nội, Đêm Giao thừa 2014-2015.
Nguyễn Đăng Quang
(Blog Nguyễn Tường Thụy)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét