Thư gửi đại gia
Trần Hữu Dũng
Thưa ông/bà (mà tôi chưa được hân hạnh gặp). Tôi xin phép dùng chữ "đại gia" để gọi ông/bà trong thư này. Dù rằng danh hiệu này rất phổ thông ở Việt Nam (và có lẽ ông/bà cũng hãnh diện được gọi như thế) nhưng theo cảm nhận của nhiều người thì danh hiệu “đại gia” có ngầm ý châm biếm.
Ảnh minh họa
Tôi chưa nghe ai dùng nó để gọi những người làm giàu nhờ phát minh, sáng tạo. “Đại gia” thường được dùng để gọi những người làm giàu do kinh doanh (kể cả bất động sản, chứng khoán, ngân hàng). Ai cũng nhìn nhận Warren Buffett là đại gia, nhưng ít ai gọi Bill Gates là đại gia (dù tài sản của hai người này xấp xỉ bằng nhau). Tuy nhiên, để xưng hô cho ngắn gọn, tôi xin gọi ông/bà là đại gia chỉ vì khối tài sản “khủng” của ông/bà, mà không hàm ý phân loại hay phê phán gì cả.
Thưa ông/bà,
Trước hết, tôi thành thực cám ơn ông/bà. Phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông/bà đã đóng góp không ít vào sự phát triển của nước ta từ những ngày đầu Đổi Mới. Nhờ ông/bà mà hàng triệu người Việt Nam có công ăn việc làm. Những đóng góp ấy, dù ông/bà làm chỉ vì lợi ích của chính ông/bà, cần được xã hội công nhận.
Tôi cũng xin chúc mừng ông/bà đã tích tụ được khối lượng tài sản khổng lồ. Phải thú nhận rằng, như nhiều người khác, đôi khi tôi cũng thắc mắc về nguồn gốc tài sản ấy, nhất là khi nó được tạo dựng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, chỉ trong 10, 20 năm gần đây. Lắm tiếng thị phi cho rằng tài sản của ông/bà là do kinh doanh bất chính, thậm chí phi pháp, hoặc dựa vào thế lực (mờ ám?) của bạn bè, thân tộc. Nếu có là như thế thì, tôi nghĩ, cũng là tình trạng thường thấy ở các quốc gia mới phát triển hoặc vừa chuyển đổi (kể cả Nga, Trung Quốc). Ngay ở Mỹ, cho đến đầu thế kỷ 20 thì đâu phải tài sản của đại gia nào cũng do tích cốc dành dụm, kinh doanh hợp pháp?
Dù sự thật là thế nào thì cũng phải nhìn nhận rằng ông/bà có khả năng kinh doanh hơn người, phát hiện cơ hội làm ăn ít ai thấy, và có tài khai thác những cơ hội ấy, nhanh chóng nhân tài sản của ông/bà lên hàng trăm, hàng nghìn lần. Hiển nhiên, ông/bà có nhiều biệt tài mà bọn dân đen chúng tôi không có, hoặc/và được may mắn ở vào những vị trí thuận lợi hơn hẳn chúng tôi.
Một sự thực nữa: trừ các bậc chân tu, hầu hết mọi người trên thế gian đều mong ước có những khối lượng tài sản như của ông/bà. Tiếc thay, tuyệt đại đa số đều không thực hiện được ước mơ ấy vì thiếu khả năng kinh doanh, hoặc kém may mắn, hay vì chọn lựa một ngành nghề mà dù có cực kỳ xuất chúng cũng không thể làm giàu được. Như vậy, khách quan mà nói, đến chừng mực nhất định, về phương diện nào đó, ông/bà đáng được khâm phục. Tôi thực tình nghĩ như thế.
Song, thưa ông/bà, mục đích của thư này không phải để làm rõ con đường tích tụ tài sản của ông/bà (việc ấy sẽ có những người khác làm, nếu họ thấy cần) mà để xin phép ông/bà cho tôi bày tỏ vài điều mà tôi hằng “tâm tư” (một chữ khá “thời thượng” hiện nay!) về vai trò và trách nhiệm của ông/bà đối với đất nước chúng ta trong giai đoạn hiện tại.
Là đại gia, hẳn ông/bà là thành phần cốt cán của một (hay nhiều) nhóm lợi ích, và nhóm lợi ích của ông/bà hẳn vận dụng các thế lực kinh tài hoặc quan hệ cá nhân để nhà nước ra những luật lệ thuận lợi cho nhóm lợi ích của ông/bà. Quốc gia nào cũng có hiện tượng này. Đòi hỏi Việt Nam là biệt lệ là hoàn toàn không thực tế. Tuy nhiên, ở những nước có một nền dân chủ lâu đời thì có những thể chế để chặn bớt hiện tượng ấy (ví dụ, công khai hóa các hoạt động “lobby”), và cũng có nhiều nhóm lợi ích với sức mạnh tương đương nhưng đối nghịch nhau nên phần nào có thể trung hòa ảnh hưởng chính trị của nhau.
Như vậy, phải thực tế mà nhìn nhận rằng khám phá và khai thác những lỗ hổng của luật pháp để làm giàu là chuyện xảy ra ở mọi quốc gia, ở mọi thời kỳ. Tuy nhiên, dùng thế lực của mình để cố tình ngăn cản những chính sách hoàn thiện nền kinh tế, làm toạc thêm những lỗ hổng, bóp méo thêm các cơ chế vốn còn non trẻ, chưa kiện toàn, thì tôi nghĩ không một xã hội nào có thể chấp nhận.
Tôi không muốn đi sâu vào chi tiết lãnh vực nào là cần sự lưu ý của ông/bà (theo tôi, đó là sản xuất, xuất khẩu, những công nghiệp mới...) và lãnh vực nào là không (theo tôi, đó là bất động sản). Quý ông/bà mong muốn làm giàu và xã hội phải tôn trọng quyền tự do ấy (dù theo tôi, làm giàu cho bản thân mà có lợi cho xã hội thì đáng khuyến khích hơn là làm giàu trong những ngành không có lợi, thậm chí có hại, cho xã hội). Làm thế nào để hướng toàn bộ nguồn lực quốc gia, qua đòn bẩy của đầu tư, của sản xuất, công lẫn tư, vào những ngành có ích cho sự phát triển bền vững của quốc gia là trách nhiệm của nhà nước, tôi chỉ mong ông/bà không cản ngăn hoặc bẻ lạc hướng những chính sách ấy vì lợi ích riêng, thậm chí ngắn hạn, nhất thời.
Tôi cũng mong ông/bà hằng tâm nghĩ đến đời sống của những công nhân đang làm việc cho ông/bà. Từ lý thuyết (như nhà kinh tế Stiglitz đã chứng minh) đến thực hành (như kinh nghiệm các công ty Costco, Google ở Mỹ cho thấy), khi lao động được ưu đãi (trên mức tối thiểu của thị trường) thì năng suất của họ sẽ cao hơn, và họ sẽ “trung thành” hơn với chủ doanh nghiệp, tăng lợi nhuận của công ty lên một cách rõ rệt. Liên hệ, tôi cũng mong ông/bà đóng góp nâng cao kỹ năng lao động của nước ta, bắt đầu từ giáo dục cơ sở. Trước mắt, chất lượng lao động càng cao thì càng đóng góp nhiều hơn vào lợi nhuận kinh doanh của ông/bà; xa hơn, một nền giáo dục tốt sẽ tạo nên những công nhân tốt cho công ty của con cháu ông/bà. Đó cũng là một cách ông/bà để lại gia tài cho thế hệ kế nghiệp ông/bà.
Thưa ông/bà,
Tôi cũng hi vọng ông/bà sẽ có ý thức nhiều hơn về trách nhiệm xã hội của ông/bà. Theo phỏng đoán của tôi thì đa số ông/bà còn quá trẻ để cầm súng chiến đấu trước 1975 (thậm chí nhiều ông/bà lúc ấy chưa chào đời) song hầu hết ông/bà đều xuất thân từ gia đình đã đóng góp nhiều vào cuộc chiến tranh giành độc lập của tổ quốc, thậm chí nhiều ông/bà có cha mẹ là liệt sĩ. Đành rằng quá khứ cùng nhau nằm gai nếm mật ấy ngày càng lùi xa trong tâm tưởng nhưng tôi nghĩ ông/bà vẫn chưa quên. Nói thẳng ra, trách nhiệm xã hội của ông/bà chính là trách nhiệm đối với con cháu những người đã từng là đồng chí của cha mẹ của ông/bà, chung vai sát cánh với cha mẹ của ông/bà trong những giai đoạn khó khăn của đất nước
Tôi không cho rằng tôi đòi hỏi quá nhiều ở ông/bà khi ước mong rằng ông/bà ý thức những trọng trách của một doanh nhân Việt Nam, những trọng trách mà doanh nhân nước khác hoặc là không có đối với nước họ, hoặc là có, nhưng loại khác. Nói rõ hơn, doanh nhân Tây phương ít có tự hào dân tộc như doanh nhân Đông phương. Và chính trong giới doanh nhân Đông phương thì người Nhật, người Hàn, ngươi Hoa, người Ấn hẳn là khác với doanh nhân người Việt bởi vì, tôi nghĩ, đối với họ thì đó là lòng tự hào dân tộc, còn đối với chúng ta thì đó là một nghĩa vụ đối với đồng bào vì những lý do lịch sử mà tôi đã nói ở trên.
Đã có một tài sản khổng lồ (dù tôi biết đối vơi ông/bà, không bao nhiêu là đủ) ông/bà nên nghĩ nhiều hơn đến việc san sẻ với người khác, cho những thế hệ mai sau. Tôi nghĩ rằng ông/bà không khỏi đau đáu nhìn đồng bào mình còn quá nghèo. Tôi hi vọng ông/bà không chai đá đến nỗi khi thấy những người lam lũ ngoài đường thì ông/bà không chút gì thương cảm, hoặc tệ hơn nữa, cho rằng sở dĩ họ nghèo khổ như vậy hoàn toàn là lỗi của họ. Một số ông/bà đã xây những chùa chiền nguy nga, bố thí cho những người bạc phước. Chúng tôi rất cám ơn những nghĩa cử ấy, nhưng tôi tin là ông/bà có thể làm hơn thế nữa: lập bệnh viện, xây trường, tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo... Nhũng hành động ấy, theo tôi, sẽ tạo thiện cảm từ đông đảo đồng bào của ông/bà, củng cố sự ổn định xã hội và, tôi dám nói, góp phần ủng hộ chế độ này (mà tôi nghĩ hầu hết ông/bà đều muốn duy trì nó).
Thưa ông/bà,
Tất nhiên là ông/bà có quyền hưởng thụ, song phong cách tiêu dùng và hưởng thụ của ông/bà có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, nhất là khi phong cách ấy được báo chí phóng đại, “lá cải hóa”, để “câu khách”.
Dù đúng hay sai, một bộ phận không nhỏ trong xã hội rất ganh tỵ với tài sản và lối sống phô trương của ông/bà và gia đình, nhất là khi nguồn gốc những tài sản của ông/bà có nhiều khoảng tối. Một sự thực khó chối cãi là, xuyên suốt lịch sử, không chóng thì chày, bất bình đẳng thu nhập phát sinh từ bất công xã hội, luôn luôn là ngòi nổ hăm dọa sự bền vững của chế độ. Bằng cách sống ít phô trương, kín đáo, ít ra ông/bà cũng đóng góp vào sự ổn định một chế độ mà nhờ đó ông/bà đã thành đạt như hôm nay.
Được giáo dục và sinh sống trong nền kinh tế thị trường, xem cá nhân là chủ thể tối hậu, tôi tin ở nguyên tắc căn bản là mỗi người có toàn quyền sử dụng tiền bạc của mình, theo sở thích của chính người ấy. Những tín đồ cực đoan của chủ nghĩa thị trường còn khẳng định rằng không ai được quyền phán đoán sở thích của người khác là thấp hoặc cao, xấu hay tốt. Nhưng, nhìn kỹ thì nguyên tắc căn bản này (sở thích của người tiêu dùng là “tối thượng”) có vài điểm cần xét lại.
Thưa ông/bà,
Trước hết, tôi thành thực cám ơn ông/bà. Phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông/bà đã đóng góp không ít vào sự phát triển của nước ta từ những ngày đầu Đổi Mới. Nhờ ông/bà mà hàng triệu người Việt Nam có công ăn việc làm. Những đóng góp ấy, dù ông/bà làm chỉ vì lợi ích của chính ông/bà, cần được xã hội công nhận.
Tôi cũng xin chúc mừng ông/bà đã tích tụ được khối lượng tài sản khổng lồ. Phải thú nhận rằng, như nhiều người khác, đôi khi tôi cũng thắc mắc về nguồn gốc tài sản ấy, nhất là khi nó được tạo dựng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, chỉ trong 10, 20 năm gần đây. Lắm tiếng thị phi cho rằng tài sản của ông/bà là do kinh doanh bất chính, thậm chí phi pháp, hoặc dựa vào thế lực (mờ ám?) của bạn bè, thân tộc. Nếu có là như thế thì, tôi nghĩ, cũng là tình trạng thường thấy ở các quốc gia mới phát triển hoặc vừa chuyển đổi (kể cả Nga, Trung Quốc). Ngay ở Mỹ, cho đến đầu thế kỷ 20 thì đâu phải tài sản của đại gia nào cũng do tích cốc dành dụm, kinh doanh hợp pháp?
Dù sự thật là thế nào thì cũng phải nhìn nhận rằng ông/bà có khả năng kinh doanh hơn người, phát hiện cơ hội làm ăn ít ai thấy, và có tài khai thác những cơ hội ấy, nhanh chóng nhân tài sản của ông/bà lên hàng trăm, hàng nghìn lần. Hiển nhiên, ông/bà có nhiều biệt tài mà bọn dân đen chúng tôi không có, hoặc/và được may mắn ở vào những vị trí thuận lợi hơn hẳn chúng tôi.
Một sự thực nữa: trừ các bậc chân tu, hầu hết mọi người trên thế gian đều mong ước có những khối lượng tài sản như của ông/bà. Tiếc thay, tuyệt đại đa số đều không thực hiện được ước mơ ấy vì thiếu khả năng kinh doanh, hoặc kém may mắn, hay vì chọn lựa một ngành nghề mà dù có cực kỳ xuất chúng cũng không thể làm giàu được. Như vậy, khách quan mà nói, đến chừng mực nhất định, về phương diện nào đó, ông/bà đáng được khâm phục. Tôi thực tình nghĩ như thế.
Song, thưa ông/bà, mục đích của thư này không phải để làm rõ con đường tích tụ tài sản của ông/bà (việc ấy sẽ có những người khác làm, nếu họ thấy cần) mà để xin phép ông/bà cho tôi bày tỏ vài điều mà tôi hằng “tâm tư” (một chữ khá “thời thượng” hiện nay!) về vai trò và trách nhiệm của ông/bà đối với đất nước chúng ta trong giai đoạn hiện tại.
Là đại gia, hẳn ông/bà là thành phần cốt cán của một (hay nhiều) nhóm lợi ích, và nhóm lợi ích của ông/bà hẳn vận dụng các thế lực kinh tài hoặc quan hệ cá nhân để nhà nước ra những luật lệ thuận lợi cho nhóm lợi ích của ông/bà. Quốc gia nào cũng có hiện tượng này. Đòi hỏi Việt Nam là biệt lệ là hoàn toàn không thực tế. Tuy nhiên, ở những nước có một nền dân chủ lâu đời thì có những thể chế để chặn bớt hiện tượng ấy (ví dụ, công khai hóa các hoạt động “lobby”), và cũng có nhiều nhóm lợi ích với sức mạnh tương đương nhưng đối nghịch nhau nên phần nào có thể trung hòa ảnh hưởng chính trị của nhau.
Như vậy, phải thực tế mà nhìn nhận rằng khám phá và khai thác những lỗ hổng của luật pháp để làm giàu là chuyện xảy ra ở mọi quốc gia, ở mọi thời kỳ. Tuy nhiên, dùng thế lực của mình để cố tình ngăn cản những chính sách hoàn thiện nền kinh tế, làm toạc thêm những lỗ hổng, bóp méo thêm các cơ chế vốn còn non trẻ, chưa kiện toàn, thì tôi nghĩ không một xã hội nào có thể chấp nhận.
Tôi không muốn đi sâu vào chi tiết lãnh vực nào là cần sự lưu ý của ông/bà (theo tôi, đó là sản xuất, xuất khẩu, những công nghiệp mới...) và lãnh vực nào là không (theo tôi, đó là bất động sản). Quý ông/bà mong muốn làm giàu và xã hội phải tôn trọng quyền tự do ấy (dù theo tôi, làm giàu cho bản thân mà có lợi cho xã hội thì đáng khuyến khích hơn là làm giàu trong những ngành không có lợi, thậm chí có hại, cho xã hội). Làm thế nào để hướng toàn bộ nguồn lực quốc gia, qua đòn bẩy của đầu tư, của sản xuất, công lẫn tư, vào những ngành có ích cho sự phát triển bền vững của quốc gia là trách nhiệm của nhà nước, tôi chỉ mong ông/bà không cản ngăn hoặc bẻ lạc hướng những chính sách ấy vì lợi ích riêng, thậm chí ngắn hạn, nhất thời.
Tôi cũng mong ông/bà hằng tâm nghĩ đến đời sống của những công nhân đang làm việc cho ông/bà. Từ lý thuyết (như nhà kinh tế Stiglitz đã chứng minh) đến thực hành (như kinh nghiệm các công ty Costco, Google ở Mỹ cho thấy), khi lao động được ưu đãi (trên mức tối thiểu của thị trường) thì năng suất của họ sẽ cao hơn, và họ sẽ “trung thành” hơn với chủ doanh nghiệp, tăng lợi nhuận của công ty lên một cách rõ rệt. Liên hệ, tôi cũng mong ông/bà đóng góp nâng cao kỹ năng lao động của nước ta, bắt đầu từ giáo dục cơ sở. Trước mắt, chất lượng lao động càng cao thì càng đóng góp nhiều hơn vào lợi nhuận kinh doanh của ông/bà; xa hơn, một nền giáo dục tốt sẽ tạo nên những công nhân tốt cho công ty của con cháu ông/bà. Đó cũng là một cách ông/bà để lại gia tài cho thế hệ kế nghiệp ông/bà.
Thưa ông/bà,
Tôi cũng hi vọng ông/bà sẽ có ý thức nhiều hơn về trách nhiệm xã hội của ông/bà. Theo phỏng đoán của tôi thì đa số ông/bà còn quá trẻ để cầm súng chiến đấu trước 1975 (thậm chí nhiều ông/bà lúc ấy chưa chào đời) song hầu hết ông/bà đều xuất thân từ gia đình đã đóng góp nhiều vào cuộc chiến tranh giành độc lập của tổ quốc, thậm chí nhiều ông/bà có cha mẹ là liệt sĩ. Đành rằng quá khứ cùng nhau nằm gai nếm mật ấy ngày càng lùi xa trong tâm tưởng nhưng tôi nghĩ ông/bà vẫn chưa quên. Nói thẳng ra, trách nhiệm xã hội của ông/bà chính là trách nhiệm đối với con cháu những người đã từng là đồng chí của cha mẹ của ông/bà, chung vai sát cánh với cha mẹ của ông/bà trong những giai đoạn khó khăn của đất nước
Tôi không cho rằng tôi đòi hỏi quá nhiều ở ông/bà khi ước mong rằng ông/bà ý thức những trọng trách của một doanh nhân Việt Nam, những trọng trách mà doanh nhân nước khác hoặc là không có đối với nước họ, hoặc là có, nhưng loại khác. Nói rõ hơn, doanh nhân Tây phương ít có tự hào dân tộc như doanh nhân Đông phương. Và chính trong giới doanh nhân Đông phương thì người Nhật, người Hàn, ngươi Hoa, người Ấn hẳn là khác với doanh nhân người Việt bởi vì, tôi nghĩ, đối với họ thì đó là lòng tự hào dân tộc, còn đối với chúng ta thì đó là một nghĩa vụ đối với đồng bào vì những lý do lịch sử mà tôi đã nói ở trên.
Đã có một tài sản khổng lồ (dù tôi biết đối vơi ông/bà, không bao nhiêu là đủ) ông/bà nên nghĩ nhiều hơn đến việc san sẻ với người khác, cho những thế hệ mai sau. Tôi nghĩ rằng ông/bà không khỏi đau đáu nhìn đồng bào mình còn quá nghèo. Tôi hi vọng ông/bà không chai đá đến nỗi khi thấy những người lam lũ ngoài đường thì ông/bà không chút gì thương cảm, hoặc tệ hơn nữa, cho rằng sở dĩ họ nghèo khổ như vậy hoàn toàn là lỗi của họ. Một số ông/bà đã xây những chùa chiền nguy nga, bố thí cho những người bạc phước. Chúng tôi rất cám ơn những nghĩa cử ấy, nhưng tôi tin là ông/bà có thể làm hơn thế nữa: lập bệnh viện, xây trường, tặng học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo... Nhũng hành động ấy, theo tôi, sẽ tạo thiện cảm từ đông đảo đồng bào của ông/bà, củng cố sự ổn định xã hội và, tôi dám nói, góp phần ủng hộ chế độ này (mà tôi nghĩ hầu hết ông/bà đều muốn duy trì nó).
Thưa ông/bà,
Tất nhiên là ông/bà có quyền hưởng thụ, song phong cách tiêu dùng và hưởng thụ của ông/bà có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, nhất là khi phong cách ấy được báo chí phóng đại, “lá cải hóa”, để “câu khách”.
Dù đúng hay sai, một bộ phận không nhỏ trong xã hội rất ganh tỵ với tài sản và lối sống phô trương của ông/bà và gia đình, nhất là khi nguồn gốc những tài sản của ông/bà có nhiều khoảng tối. Một sự thực khó chối cãi là, xuyên suốt lịch sử, không chóng thì chày, bất bình đẳng thu nhập phát sinh từ bất công xã hội, luôn luôn là ngòi nổ hăm dọa sự bền vững của chế độ. Bằng cách sống ít phô trương, kín đáo, ít ra ông/bà cũng đóng góp vào sự ổn định một chế độ mà nhờ đó ông/bà đã thành đạt như hôm nay.
Được giáo dục và sinh sống trong nền kinh tế thị trường, xem cá nhân là chủ thể tối hậu, tôi tin ở nguyên tắc căn bản là mỗi người có toàn quyền sử dụng tiền bạc của mình, theo sở thích của chính người ấy. Những tín đồ cực đoan của chủ nghĩa thị trường còn khẳng định rằng không ai được quyền phán đoán sở thích của người khác là thấp hoặc cao, xấu hay tốt. Nhưng, nhìn kỹ thì nguyên tắc căn bản này (sở thích của người tiêu dùng là “tối thượng”) có vài điểm cần xét lại.
Một là khi ông/bà tiêu dùng với mục đích phô trương thì sự tiêu dùng ấy là một hành động mang tính xã hội (tác động đến những người mà ông/bà muốn phô trương), do đó xã hội có quyền phán đoán sự tiêu dùng ấy.
Hai là, sở thích của ông/bà chẳng phải luôn luôn là tối hảo cho chính ông/bà. Nếu ông/bà dùng tiền ấy để thỏa mãn sự nghiện ngập có hại cho sức khỏe, chẳng hạn, thì thiết nghĩ xã hội có quyền phán đoán, thậm chí cản ngăn.
Và ba là, ông/bà có chắc là sở thích của ông/bà có đủ rộng không? Có thể chăng có những thứ mà ông/bà không biết hoặc thiếu khả năng để thưởng thức (rồi cứ loanh quanh với dàn ôtô xịn, hàng hiệu, toa lết lát vàng (!))? Điểm này rõ ràng là tùy thuộc vào trình độ giáo dục và văn hoá. Nếu sở thích của ông/bà là hội họa, là văn chương, và ông/bà dùng tiền của mình để lập bảo tàng viện, gây quỹ cho các giải thưởng văn chương, nghệ thuật... thì chẳng những sự tiêu dùng ấy sẽ thỏa mãn sở thích của ông/bà mà còn có ích cho xã hội.
Tôi biết là mình khá hỗn hào khi đề nghị ông/bà mở rộng không gian thưởng ngoạn của ông/bà. Xin ông/bà tha thứ cho sự thiếu tế nhị này. Là đại gia, ông/bà hẳn có thể đi nghỉ dưỡng, du lịch bất cứ nơi nào trên thế giới (không kể những chuyến đi “làm ăn”), tôi mạo muội đề nghị với ông/bà rằng trong những chuyến đi ấy ông/bà nên nhín chút thời giờ để tiếp cận văn hóa địa phương: thăm viếng các bảo tàng viện, nghe những dàn nhạc đại hòa tấu, xem opera... và những dạng hình văn hóa cao cấp khác. Tôi tin rằng nếu có cơ hội tìm hiểu và chiêm ngưỡng các nền văn minh phong phú và đa dạng của nhân loại, ông/bà sẽ thấy sự nghèo nàn trong sinh hoạt văn hóa của Việt Nam và có những hổ trợ tích cực để chúng ta có một nền văn hóa tương xứng với chiều dài lịch sử và tinh thần sáng tạo của dân tộc.
Tất nhiên, doanh nhân không có trách nhiệm của nhà văn hóa (và, phải nhìn nhận, nhiều nhà văn hóa cũng chưa làm tròn nhiệm vụ của mình) song, với một “lối sống văn hóa”, tôi tin rằng ông/bà sẽ là tấm gương nhiều ảnh hưởng cho toàn xã hội, nhất là giới trẻ.
Sở hữu khối tài sản khổng lồ, ông/bà có đầy đủ phương tiện để thưởng thức những cái đẹp mà muốn tiếp cận cần phải cótiền (hiển nhiên, rất nhiều cái đẹp không cần tiền). Song, khả năng thưởng ngoạn văn hóa không phải bao giờ cũng là một năng khiếu bẩm sinh, nó thường đòi hỏi một trình độ văn hóa nhất định. Ai cũng có thể khen hoặc chê một bản nhạc thính phòng của Beethoven, một bức tranh của Dali hay một bức tượng của Giacometti.. Nhưng lời khen hoặc chê ấy có “chất lượng” hay không là tùy vào trình độ văn hoá của người thưởng ngoạn (và, tất nhiên, chúng ta cần đề phòng để tránh hợm hĩnh).
Thưa ông/bà,
Nói ngắn gọn, tôi không mong ước ở ông/bà điều gì hơn là trách nhiệm của một công dân Việt Nam, song trách nhiệm ấy của ông/bà là rất lớn hơn của bọn dân đen chúng tôi, bởi lẽ tôi nghĩ rằng tài sản “khủng” của ông/bà (mà tôi nhìn nhận cũng là nhờ tài kinh doanh của ông/bà) một phần nào đó (thậm chí không nhỏ) là do hoàn cảnh lịch sử của đất nước chúng ta, một đất nước mà bao nhiêu người (trong đó có thân nhân của chính ông/bà) đã hi sinh để được độc lập, thống nhất.
Nhân dịp đầu năm, tôi xin chúc ông/bà và quý quyến được nhiều may mắn trong năm mới, và mong ông/bà lượng thứ nếu vô tình mà tôi đã có những lời thất lễ trong thư này.
Kính thư,
Trần Hữu Dũng
Tháng 1, 2015
Đã đăng:
Thư cho một bạn trẻ (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Xuân Kỷ Sửu 2009)
Những bài khác của cùng một tác giả
Tôi biết là mình khá hỗn hào khi đề nghị ông/bà mở rộng không gian thưởng ngoạn của ông/bà. Xin ông/bà tha thứ cho sự thiếu tế nhị này. Là đại gia, ông/bà hẳn có thể đi nghỉ dưỡng, du lịch bất cứ nơi nào trên thế giới (không kể những chuyến đi “làm ăn”), tôi mạo muội đề nghị với ông/bà rằng trong những chuyến đi ấy ông/bà nên nhín chút thời giờ để tiếp cận văn hóa địa phương: thăm viếng các bảo tàng viện, nghe những dàn nhạc đại hòa tấu, xem opera... và những dạng hình văn hóa cao cấp khác. Tôi tin rằng nếu có cơ hội tìm hiểu và chiêm ngưỡng các nền văn minh phong phú và đa dạng của nhân loại, ông/bà sẽ thấy sự nghèo nàn trong sinh hoạt văn hóa của Việt Nam và có những hổ trợ tích cực để chúng ta có một nền văn hóa tương xứng với chiều dài lịch sử và tinh thần sáng tạo của dân tộc.
Tất nhiên, doanh nhân không có trách nhiệm của nhà văn hóa (và, phải nhìn nhận, nhiều nhà văn hóa cũng chưa làm tròn nhiệm vụ của mình) song, với một “lối sống văn hóa”, tôi tin rằng ông/bà sẽ là tấm gương nhiều ảnh hưởng cho toàn xã hội, nhất là giới trẻ.
Sở hữu khối tài sản khổng lồ, ông/bà có đầy đủ phương tiện để thưởng thức những cái đẹp mà muốn tiếp cận cần phải cótiền (hiển nhiên, rất nhiều cái đẹp không cần tiền). Song, khả năng thưởng ngoạn văn hóa không phải bao giờ cũng là một năng khiếu bẩm sinh, nó thường đòi hỏi một trình độ văn hóa nhất định. Ai cũng có thể khen hoặc chê một bản nhạc thính phòng của Beethoven, một bức tranh của Dali hay một bức tượng của Giacometti.. Nhưng lời khen hoặc chê ấy có “chất lượng” hay không là tùy vào trình độ văn hoá của người thưởng ngoạn (và, tất nhiên, chúng ta cần đề phòng để tránh hợm hĩnh).
Thưa ông/bà,
Nói ngắn gọn, tôi không mong ước ở ông/bà điều gì hơn là trách nhiệm của một công dân Việt Nam, song trách nhiệm ấy của ông/bà là rất lớn hơn của bọn dân đen chúng tôi, bởi lẽ tôi nghĩ rằng tài sản “khủng” của ông/bà (mà tôi nhìn nhận cũng là nhờ tài kinh doanh của ông/bà) một phần nào đó (thậm chí không nhỏ) là do hoàn cảnh lịch sử của đất nước chúng ta, một đất nước mà bao nhiêu người (trong đó có thân nhân của chính ông/bà) đã hi sinh để được độc lập, thống nhất.
Nhân dịp đầu năm, tôi xin chúc ông/bà và quý quyến được nhiều may mắn trong năm mới, và mong ông/bà lượng thứ nếu vô tình mà tôi đã có những lời thất lễ trong thư này.
Kính thư,
Trần Hữu Dũng
Tháng 1, 2015
Đã đăng:
Thư cho một bạn trẻ (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Xuân Kỷ Sửu 2009)
Những bài khác của cùng một tác giả
http://viet-studies.info/THDung/THDung_ThuGuiDaiGia.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét