Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Những sai lầm “chết người” khi ăn nội tạng động vật

Những sai lầm “chết người” khi ăn nội tạng động vật
Đã từ lâu, nội tạng động vật là món ăn khoái khẩu không chỉ cho dân nhậu mà còn trở thành thực phẩm ‘đại bổ’ cho các bà nội trợ. Quan niệm dân gian ‘ăn gì bổ nấy’ dường như đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người Việt Nam nên chúng ta cũng không mấy ngạc nhiên khi một bà mẹ mua óc lợn về để con thông minh hơn. Thực tế đã có nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi ăn nội tạng động vật không hợp vệ sinh nhưng dường như thói quen này vẫn thâm căn cố đế trong đầu óc một bộ phận không nhỏ người dân.
Nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Nội tạng động vật là một trong những thực phẩm được nhiều người Việt ưa thích. Nhiều món ngon được chế biến hấp dẫn như lòng luộc, gan xào, dạ dày nướng,…

Nội tạng động vật bao gồm ruột và cơ quan nội tạng của động vật, chứa chất béo bão hòa & lượng cholesterol cao, lượng muối vô cơ hay vitamin phong phú. Tuy nhiên, thực phẩm này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.
Chế biến không kỹ
Nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Vì vậy nếu chế biến không kỹ, những vi khuẩn ấy sẽ rất dễ tấn công đến sức khỏe của con người.
Điều duy nhất cần phải nhận thức rằng các thành phần dinh dưỡng của bộ phận nội tạng động vật chỉ cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho người ăn khi nó tuyệt đối an toàn.
Để qua đêm
Nội tạng nên được chế biến trong ngày, nếu không sẽ dẫn đến mùi tanh và rất dễ nhiễm khuẩn. Để tránh mùi hôi, tanh của tim, gan bầu dục nên cắt bỏ thành phần gây hôi rồi trần qua nước sôi trước khi sử dụng, và tránh mùi hôi của dạ dày, lòng cần bóp muối kỹ và trần qua nước sôi.
Ăn quá nhiều
Dù có yêu thích nội tạng động vật đến đâu cũng chỉ nên ăn vừa phải. Với người bình thường chỉ nên ăn tối đa từ 2 – 3 lần trong 1 tuần, mỗi lần đối với người lớn từ 50 – 70g/ 1 bữa, còn với trẻ nhỏ mỗi lần chỉ dùng từ 30 – 50g/ 1 lần.
Quan niệm sai lầm
Quan niệm “ăn óc bổ óc” là không đúng vì không có cơ sở khoa học. Trong óc lợn có hàm lượng chất đạm thấp, chỉ bằng một nửa gan hoặc thịt, cá nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao, chỉ cần ăn 100g óc lợn thì lượng cholesterol đã gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày.
Những người không nên sử dụng nội tạng động vật
Những người cao tuổi, thừa cân – béo phì nên hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, thận hư nhiễm mỡ, suy tim… thì không nên ăn các loại phủ tạng.
Cách chọn và sơ chế nội tạng động vật
Lựa chọn:
– Gan phải có màu nâu hoặc màu tím, tay chạm vào có tính đàn hồi, có cảm giác chắc tay và không có mùi lạ.
– Tim lợn tươi khi sờ vào phải có tính đàn hồi. Ấn tay vào quả tim sẽ có một chất dịch huyết hồng tươi chảy ra, không có dịch nhầy và không có mùi lạ.
– Lòng lợn tươi có màu hồng nhạt, bên ngoài có một màng mỏng, sáng bóng, có độ chắc, có tính đàn hồi, không biến sắc và không có mùi lạ.
– Dạ dày tươi có màu trắng hoặc vàng nhạt, có độ dày màu sáng, có tính đàn hồi, chất dịch nhiều, trong lòng dạ dày không có phần cứng hoặc hạt cứng.
Sơ chế:
Lòng lợn: Để luộc lòng lợn trắng, giòn, sau khi luộc chín, bạn vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội đã vắt thêm vài giọt chanh.
Dạ dày lợn: Cho dạ dày vào nồi đổ ngập nước, cho một thìa muối, một củ gừng đập dập, một thìa giấm, một ít rượu. Đậy vung đun khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được. Vớt ra ngâm vào nước lạnh (có thể cho thêm vài cục đá cho mát hơn), bạn sẽ có ngay thành quả dạ dày lợn giòn, ngon.
Để luộc lòng lợn trắng, giòn, sau khi luộc chín, bạn vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội đã vắt thêm vài giọt chanh.
Tim: Làm sạch tim lợn và bò bằng cách bổ đôi, rửa hết phần tiết đông bên trong dưới vòi nước sạch.
Gan: Cho một chút rượu vào nước và rửa cùng để bớt tanh. Khi chế biến gan lợn, quan trọng nhất là khâu ướp, nên cho vào gan ít giấm, gan sẽ giòn và không bị thấm máu ra ngoài.
Lưỡi: Cho một chút nước sôi vào nồi rồi nhúng phần mặt lưỡi có mảng bám xuống trong vòng khoảng hai phút, vớt ra cho ngay vào nước lạnh rồi dùng dao cạo mạnh. Sau cùng, để hạn chế mùi tanh, rửa lưỡi lại với ít nước pha giấm hoặc dùng muối hột chà xát vào phần mặt lưỡi rồi rửa lại.
Lời kết
Nội tạng động vật có thể chế biến thành rất nhiều món với hương vị thơm ngon, hấp dẫn nhưng trong nội tạng động vật chứa nhiều chất đạm, chất béo và đặc biệt là rất nhiều cholesterol nên nếu ăn nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Những người mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu, suy gan, thận, bệnh gout, tiểu đường tuyệt đối không nên ăn hoặc vô cùng hạn chế ăn nội tạng động vật để bảo vệ sức khỏe.
Nguồn: soha.vn
http://chuabenh.info/nhung-sai-lam-chet-nguoi-khi-noi-tang-dong-vat/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét