Dê Ơi Là Dê
Cứ đến năm thuộc con giáp nào, các tay ngứa ngáy viết lách lại cố đi tìm những chuyện liên quan đến con giáp đó để nói. Nhưng nói riết rồi cũng hết, chẳng lẽ xào đi xào lại hoài những điều đã cũ và hầu như ai cũng đã đều biết. Thiệt khổ ghê.
Năm ngoái gặp con ngựa cũng đỡ vì ngựa đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người hơn, gắn bó với tiến trình lịch sử nhân loại hơn nên có nhiều chuyện để viết hơn. Còn năm Ất Mùi này có gì về con dê để nói? Đối với dân Mít ta, nó chỉ nổi tiếng qua khả năng giao phối siêu đẳng của nó. Chính vì vậy mà giới đàn ông dê tôn nó làm sư phụ hay ông thầy, thiếu điều gọi nó là vua Minh Mạng.
Giáo sư tiến sĩ tâm lý học Steve Bearman ở Đại học California, Santa Cruz giải thích lý do tại sao đàn ông luôn bị tình dục ám ảnh. Ông nói tình dục thực sự là một nguồn tiềm năng của tình yêu và niềm vui, sự thân mật, sự hấp dẫn, và vẻ đẹp. Quan hệ tình dục đáp ứng được những nhu cầu này, mà nhu cầu chỉ được thực hiện bằng cách làm sao cho dương lực của người đàn ông trở nên mạnh mẽ. Đàn ông xem tình dục là con đường dẫn tới sự thân mật thực sự, sự gần gũi hoàn chỉnh để công khai hóa tình yêu, mang lại niềm vui và mong muốn, sức sống và sự phấn khích. Khi họ yêu, họ muốn thể hiện nó qua ngã tình dục. Đây là lý do tại sao những người đàn ông thường bị ám ảnh với tình dục. Nó nhanh chóng trở nên gây nghiện đối với hầu hết nam giới.
Ông nói dương lực là do lượng hormone và kích thích tố nam testosterone có nhiều trong cơ thể. Mà như chúng ta biết, tất cả thành chất trong cơ thể đều do thực phẩm hoặc dược phẩm chúng ta dùng, đúng với câu ăn gì bổ nấy (you are what you eat). Thịt dê có chứa các hợp chất tương tự như hormone sinh dục nam, đặc biệt trong thực phẩm chế biến từ dái dê. Do đó, chuyện thịt dê tăng khả năng tình dục của nam giới thì cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định có phần đúng. Dùng nhiều thực dược phẩm có chất kích thích thì sung và nghĩ đến chuyện tình dục là phải rồi. Theo Bearman, trung bình người đàn ông nghĩ đến chuyện tình dục khoảng 19 lần mỗi ngày. Để giải tỏa sự đòi hỏi, họ phải tán tỉnh, ve vãn đối tượng của họ giống như một con dê đực nên họ bị gọi là dê xồm, bất chấp họ có để râu dê như ông tướng Nguyễn Khánh hay không.
Chỉ cần nhìn thấy một phụ nữ trẻ đẹp có vài đường nét khiêu gợi như một cặp chân dài, giọng thỏ thẻ ngọt ngào quyến rũ, một mùi nước hoa nồng nàn, mái tóc dài dịu dàng cũng đủ để kích thích họ nghĩ về tình dục. Đối với họ, khả năng tình dục được họ xem là bản lĩnh đàn ông và là một niềm tự hào thầm kín. Bị giảm hay mất năng lực này sẽ giáng một đòn nặng vào lòng tự tôn của họ, ngay cả khi không nói ra thì không ai biết, nhiều quý ông vẫn cảm thấy bị mất mặt. Thế là họ tìm đủ mọi cách để tăng cường khả năng trận mạc giường chiếu. Họ chiếu cố đến dê, nhất là bộ phận chiến lược của nó: pín dê và dái dê. Ngay cả cà tím, chỉ vì hình thù nó trông giống dái dê, cũng được phe đàn ông ưa thích, nếu dái dê nấu lẩu với cà dái dê thì càng tốt.
Bài “Ăn thịt dê có bổ dương không?” của tác giả Minh Châu có đoạn “Nghe mấy tay nhậu kháo nhau về những món ăn từ dê, chỉ cần ăn thử một lần là trong người sẽ nóng lên rạo rực bừng bừng… Ai mà chẳng khoái. Nhất là quý ông lại thường rất quan tâm đến việc chọn thực phẩm có dính dáng đến chuyện ấy. Để đáp ứng nhu cầu cho quý ông, các quán chuyên thịt dê ở nước ta mọc lên ngày càng nhiều có dấu hiệu ngày càng đắt hàng hơn. Họ chế biến thịt dê thành đủ món hấp dẫn. Nhà hàng nào cũng quảng cáo về công dụng của thịt dê, coi đó như là cứu tinh của đàn ông.”
Khi nhắc đến món thịt dê, đặc biệt là dái dê, họ nghĩ ngay đến hành quân trên giường vì họ nghĩ món ăn đó có tác dụng bổ dương tráng khí. Chuyện đó đúng hay không, thực sự người viết không biết. Người viết nghe nói đến cả đống những món dê; tuy chưa ăn nhưng người viết nghĩ chắc cũng ngon. Vậy mà chẳng hiểu sao cả nhà người viết kể từ thời ông bà đến cha mẹ đến vợ con cũng chẳng ai nấu các món này cả.
Những người thuộc trường phái đi Nga (đa nghi) đưa ra nghi vấn việc ăn các món ăn từ dê -đặc biệt là tinh hoàn dê hay ngẩu pín dê- có thực sự bổ cho cậu nhỏ hay không. Chưa chắc, vì chưa được chứng minh một cách khoa học. Sự cho rằng ăn gì bổ ấy chỉ là sự suy luận theo kiểu người Tàu, báo hại tê giác thiếu điều bị diệt chủng. Cái gì tốt cho con dê chưa chắc đã tốt cho con người. Việc cơ thể có hấp thụ hay chuyển hoá các hormone đó hay không chưa có công trình nghiên cứu nào xác nhận.
Ấy vậy mà tại Mỹ, một bác sĩ đã từng dám ghép dái dê cho người đó bạn ạ. Bạn không nghe lầm đâu. Đây là một câu chuyện có thật đó, có tài liệu lưu giữ lại rất đầy đủ chi tiết. Nó từng được cho là câu chuyện hấp dẫn nhất trên nước Mỹ trong thế kỷ trước.
Giáo sư tiến sĩ tâm lý học Steve Bearman ở Đại học California, Santa Cruz giải thích lý do tại sao đàn ông luôn bị tình dục ám ảnh. Ông nói tình dục thực sự là một nguồn tiềm năng của tình yêu và niềm vui, sự thân mật, sự hấp dẫn, và vẻ đẹp. Quan hệ tình dục đáp ứng được những nhu cầu này, mà nhu cầu chỉ được thực hiện bằng cách làm sao cho dương lực của người đàn ông trở nên mạnh mẽ. Đàn ông xem tình dục là con đường dẫn tới sự thân mật thực sự, sự gần gũi hoàn chỉnh để công khai hóa tình yêu, mang lại niềm vui và mong muốn, sức sống và sự phấn khích. Khi họ yêu, họ muốn thể hiện nó qua ngã tình dục. Đây là lý do tại sao những người đàn ông thường bị ám ảnh với tình dục. Nó nhanh chóng trở nên gây nghiện đối với hầu hết nam giới.
Ông nói dương lực là do lượng hormone và kích thích tố nam testosterone có nhiều trong cơ thể. Mà như chúng ta biết, tất cả thành chất trong cơ thể đều do thực phẩm hoặc dược phẩm chúng ta dùng, đúng với câu ăn gì bổ nấy (you are what you eat). Thịt dê có chứa các hợp chất tương tự như hormone sinh dục nam, đặc biệt trong thực phẩm chế biến từ dái dê. Do đó, chuyện thịt dê tăng khả năng tình dục của nam giới thì cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định có phần đúng. Dùng nhiều thực dược phẩm có chất kích thích thì sung và nghĩ đến chuyện tình dục là phải rồi. Theo Bearman, trung bình người đàn ông nghĩ đến chuyện tình dục khoảng 19 lần mỗi ngày. Để giải tỏa sự đòi hỏi, họ phải tán tỉnh, ve vãn đối tượng của họ giống như một con dê đực nên họ bị gọi là dê xồm, bất chấp họ có để râu dê như ông tướng Nguyễn Khánh hay không.
Chỉ cần nhìn thấy một phụ nữ trẻ đẹp có vài đường nét khiêu gợi như một cặp chân dài, giọng thỏ thẻ ngọt ngào quyến rũ, một mùi nước hoa nồng nàn, mái tóc dài dịu dàng cũng đủ để kích thích họ nghĩ về tình dục. Đối với họ, khả năng tình dục được họ xem là bản lĩnh đàn ông và là một niềm tự hào thầm kín. Bị giảm hay mất năng lực này sẽ giáng một đòn nặng vào lòng tự tôn của họ, ngay cả khi không nói ra thì không ai biết, nhiều quý ông vẫn cảm thấy bị mất mặt. Thế là họ tìm đủ mọi cách để tăng cường khả năng trận mạc giường chiếu. Họ chiếu cố đến dê, nhất là bộ phận chiến lược của nó: pín dê và dái dê. Ngay cả cà tím, chỉ vì hình thù nó trông giống dái dê, cũng được phe đàn ông ưa thích, nếu dái dê nấu lẩu với cà dái dê thì càng tốt.
Tái dê chấm với tương bần
Ăn vào nó cứ bần bần như dê
Đêm về vợ lại tỉ tê
Tối mai ta lại tái dê tương bần.
Bài “Ăn thịt dê có bổ dương không?” của tác giả Minh Châu có đoạn “Nghe mấy tay nhậu kháo nhau về những món ăn từ dê, chỉ cần ăn thử một lần là trong người sẽ nóng lên rạo rực bừng bừng… Ai mà chẳng khoái. Nhất là quý ông lại thường rất quan tâm đến việc chọn thực phẩm có dính dáng đến chuyện ấy. Để đáp ứng nhu cầu cho quý ông, các quán chuyên thịt dê ở nước ta mọc lên ngày càng nhiều có dấu hiệu ngày càng đắt hàng hơn. Họ chế biến thịt dê thành đủ món hấp dẫn. Nhà hàng nào cũng quảng cáo về công dụng của thịt dê, coi đó như là cứu tinh của đàn ông.”
Khi nhắc đến món thịt dê, đặc biệt là dái dê, họ nghĩ ngay đến hành quân trên giường vì họ nghĩ món ăn đó có tác dụng bổ dương tráng khí. Chuyện đó đúng hay không, thực sự người viết không biết. Người viết nghe nói đến cả đống những món dê; tuy chưa ăn nhưng người viết nghĩ chắc cũng ngon. Vậy mà chẳng hiểu sao cả nhà người viết kể từ thời ông bà đến cha mẹ đến vợ con cũng chẳng ai nấu các món này cả.
Những người thuộc trường phái đi Nga (đa nghi) đưa ra nghi vấn việc ăn các món ăn từ dê -đặc biệt là tinh hoàn dê hay ngẩu pín dê- có thực sự bổ cho cậu nhỏ hay không. Chưa chắc, vì chưa được chứng minh một cách khoa học. Sự cho rằng ăn gì bổ ấy chỉ là sự suy luận theo kiểu người Tàu, báo hại tê giác thiếu điều bị diệt chủng. Cái gì tốt cho con dê chưa chắc đã tốt cho con người. Việc cơ thể có hấp thụ hay chuyển hoá các hormone đó hay không chưa có công trình nghiên cứu nào xác nhận.
Ấy vậy mà tại Mỹ, một bác sĩ đã từng dám ghép dái dê cho người đó bạn ạ. Bạn không nghe lầm đâu. Đây là một câu chuyện có thật đó, có tài liệu lưu giữ lại rất đầy đủ chi tiết. Nó từng được cho là câu chuyện hấp dẫn nhất trên nước Mỹ trong thế kỷ trước.
Đó là bác sĩ John Richard Brinkley, sinh ngày 8 tháng 7 năm 1885 tại vùng núi Great Smoky Mountains thuộc quận hạt Jackson, tiểu bang North Carolina trong một gia đình nghèo. Năm 17 tuổi, Brinkly vào văn phòng Viện Trưởng Trường Đại Học Y Khoa Johns Hopkins và nói chàng muốn học để trở thành bác sĩ. Viện trưởng nhìn cậu thiếu niên, không lấy gì làm tin tưởng, khuyên cậu ta nên quay về quê là hơn.
Trong suốt 15 năm, Brinkley đeo đuổi mộng bác sĩ, theo học Trường Cao Đẳng Y Khoa Bennett Medical College ở Chicago, Illinois. Năm 1905, Brinkley lại theo học một trường y không chính thống dạy trị liệu bằng phương pháp tự nhiên và dược thảo tên là Eclectic Medical University ở thành phố Kansas, bang Kansas. Năm 1017, Brinkley tốt nghiệp, tìm việc, và nhận lời về làm bác sĩ cho bệnh xá thị trấn Milford, tiểu bang Kansas thay thế cho một bác sĩ về hưu. Dù Milford chỉ là một thị trấn nhỏ với độ vài trăm dân cư, nhưng bác sĩ Brinkley quyết định chọn nơi này để khởi nghiệp.
Brinkley giành được cảm tình dân cư địa phương ngay lập tức do ông trả lương nhân viên hậu hỉ, tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế địa phương và chịu khó đến tận nhà bệnh nhân trong trận đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ. Vết nhơ tai tiếng lang băm trước đó của Brinkley dần dần mờ xóa. Công lao chữa lành các nạn nhân cúm và sự đối xử tận tâm của ông với họ đã gây được tiếng vang tích cực. Nhưng chính vụ cấy tinh hoàn dê cho chàng nông dân Bill Stittsworth mới đưa bác sĩ Brinkley lên đài danh vọng và nổi tiếng như cồn.
Một ngày đẹp trời nọ Stittsworth đến xin khám bệnh, bác sĩ Brinkley vui vẻ hỏi “Tôi có thể giúp gì cho ông không?” Stittsworth ngượng ngùng kể “Bác sĩ ơi, tôi bị chứng bịnh thằng lớn nói, thằng nhỏ không nghe” và hỏi có thể nào bác sĩ Brinkley chữa giúp cho bệnh bất lực sinh lý này hay không. Brinkley giải thích rằng bất chấp mọi tiến bộ y học gần đây vẫn chưa tìm ra phương cách chữa trị chứng bất lực. Stittsworth thất vọng thở dài. Tình cờ khi nhìn ra cửa sổ, chàng nông dân nhìn thấy một con dê đực đang hành sự mạnh mẽ trên một con dê cái. Chàng ta buộc miệng đùa: “Phải chi tôi có một cặp tinh hoàn như con dê kia hả bác sĩ?” Cả hai người, bệnh nhân và bác sĩ, cùng cười lên với ý tưởng ngộ nghĩnh đó. Thế rồi chàng nông dân can đảm gợi ý: “Hay là bác sĩ cứ thử cấy cho tôi cặp hòn của con dê xem sao. Chắc cũng dễ giống như tôi ghép táo ngọt với táo chua vậy thôi mà.”
Quá đỗi kinh ngạc, Brinkley chống chế, ai lại đi làm chuyện điên rồ ấy bao giờ! Cấy tinh hoàn dê cho người để chữa bệnh bất lực? Phi đạo đức quá!
Chàng nông dân cố năn nỉ: “Vâng, thưa bác sĩ, tôi biết. Nhưng điều gì cũng không thể tồi tệ hơn cặp ngọc hành vô dụng này. Bác sĩ chỉ thí nghiệm một lần thôi. Nếu nó không hiệu quả, tôi thề là tôi sẽ không tiết lộ với ai.”
Ông bác sĩ nghe xuôi tai và nghĩ thôi thì cứ giúp cho gã một lần. Sau đó cuộc giải phẫu được thực hiện với giá 150 đô. Rồi vợ Stittsworth có bầu, sinh ra một bé trai khỏe mạnh. Stittsworth đặt tên con là Billy, trong tiếng Anh có nghĩa là con dê đực. Sau này, Billy kể với phóng viên của tờ báo The Kansas City Star rằng thực ra chính bác sĩ Brinkley đã đề nghị cấy tinh hoàn dê miễn phí để thí nghiệm.
Stittsworth hớn hở đến phòng mạch vừa hát ư ử bài “Và con chim đã vui trở lại”, bác sĩ Brinkley mừng vô kể; ông không ngờ chuyện kỳ cục này lại có hiệu quả. Ông không thể che giấu một thành quả y khoa táo bạo như thế này. Ông nhận ra rằng ông phải công bố cho cả thế giới biết về phép lạ chữa bệnh này. Tuy nó chỉ là một phát hiện khá tình cờ nhưng nó đã chứng minh thành công với bệnh nhân bất lực do ông giải phẫu.
Khi các bác sĩ chính thống thách thức và nhất định cho rằng cách chữa trị đó không thể nào hữu hiệu, Brinkley nói, “Bằng chứng là kết quả sờ sờ đây này! Thật quá đơn giản! Quý vị chỉ cần hỏi bệnh nhân của tôi thì biết ngay!”
Tiếng lành đồn xa, tại bệnh xá Milford loại “walk-in clinic” không cần lấy hẹn trước, nhiều bệnh nhân đàn ông sồn sồn hơn đến gặp bác sĩ Brinkley với hy vọng khôi phục lại dương lực và khả năng truyền giống thông qua việc cấy ghép tuyến tinh hoàn dê. Bấy giờ bác sĩ Brinkley đã tăng giá mỗi ca giải phẫu lên thành US$750.00, tương đương với cả chục ngàn đô theo thời giá bây giờ.
Brinkley cấy ghép tinh hoàn dê cho tổng cộng 34 thân chủ, trong đó có một thẩm phán, một ông hội đồng thành phố, và một viện trưởng Đại học Luật Khoa Chicago, tất cả đều có sự theo dõi của báo chí. Sự chú ý của công chúng càng lớn, công việc kinh doanh cấy tuyến dê của ông tại Milford càng tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
Thật ra trước đó, một số bác sĩ khác cũng đã từng thử nghiệm cấy ghép tuyến rồi, trong đó có bác sĩ Serge Voronoff, người đầu tiên trở nên nổi tiếng ghép tinh hoàn khỉ cho người. Năm 1920 Voronoff chứng minh kỹ thuật của ông tại một bệnh viện ở Chicago trước sự chứng kiến của một số đồng nghiệp.
Năm 1922, Brinkley đã đến Los Angeles theo lời mời của Harry Chandler, chủ nhiệm của tờ Los Angeles Times. Chandler thách thức Brinkley hãy cấy ghép tinh hoàn dê cho một trong những biên tập viên của tờ báo. Chandler tuyên bố nếu cuộc giải phẫu thành công, ông sẽ tuyên dương Brinkley là “bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng nhất ở Mỹ”. Và nếu cuộc giải phẫu thất bại, ông sẽ xem mình như là thứ đồ chết tiệt.
Tiểu bang California không công nhận giấy phép hành nghề bác sĩ của Brinkley (do Trường Đại học Y Khoa Chiết Trung Kansas chuẩn cấp), nhưng Chandler đã khéo léo chạy chọt được cái giấy phép hành nghề tạm có hiệu lực trong 30 ngày cho Brinkley. Cuộc giải phẫu được đánh giá là một thành công, và Brinkley đã nhận được sự chú ý như đã hứa qua một bài báo của Chandler. Điều này khiến cho Brinkley có thêm nhiều khách hàng mới, trong đó có một số ngôi sao điện ảnh Hollywood.
Brinkley rất muốn dời phòng mạch về vùng Los Angeles vì bệnh nhân toàn thuộc hạng giàu có tiếng tăm. Nhưng hy vọng của Brinkley đã tiêu tan khi Ủy Ban Y Tế California thẳng thừng từ chối cấp cho ông giấy phép vĩnh viễn hành nghề y vì tìm thấy sơ yếu lý lịch của ông “đầy dẫy những dối trá và sai biệt”. Brinkley trở lại Kansas không hề nản chí và bắt đầu mở rộng phòng mạch của ông tại Milford.
Chuyện gì đến sẽ đến. Sau đó, do tham việc -hay đúng hơn là tham tiền và danh vọng-, Brinkley bận rộn hơn, căng thẳng hơn, gấp gáp cẩu thả hơn, phải dựa vào men rượu. May mắn không thể đến mãi cho một bác sĩ không có học khoa giải phẫu đàng hoàng như Brinkley, một số vụ nhiễm trùng và cơ thể con người nhất định từ chối không chịu nhận tuyến sinh dục lạ đã xảy ra đưa đến cái chết của bệnh nhân. Trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1941, Brinkley đã bị kiện hơn một chục lần vì giải phẫu sai quấy làm chết bệnh nhân. Brinkley bị tước bằng hành nghề bác sĩ, nhảy qua kinh doanh trong vài lãnh vực khác, trong đó làm đài phát thanh, bị xử thua trong nhiều vụ kiện và thân bại danh liệt.
Trong suốt 15 năm, Brinkley đeo đuổi mộng bác sĩ, theo học Trường Cao Đẳng Y Khoa Bennett Medical College ở Chicago, Illinois. Năm 1905, Brinkley lại theo học một trường y không chính thống dạy trị liệu bằng phương pháp tự nhiên và dược thảo tên là Eclectic Medical University ở thành phố Kansas, bang Kansas. Năm 1017, Brinkley tốt nghiệp, tìm việc, và nhận lời về làm bác sĩ cho bệnh xá thị trấn Milford, tiểu bang Kansas thay thế cho một bác sĩ về hưu. Dù Milford chỉ là một thị trấn nhỏ với độ vài trăm dân cư, nhưng bác sĩ Brinkley quyết định chọn nơi này để khởi nghiệp.
Brinkley giành được cảm tình dân cư địa phương ngay lập tức do ông trả lương nhân viên hậu hỉ, tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế địa phương và chịu khó đến tận nhà bệnh nhân trong trận đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ. Vết nhơ tai tiếng lang băm trước đó của Brinkley dần dần mờ xóa. Công lao chữa lành các nạn nhân cúm và sự đối xử tận tâm của ông với họ đã gây được tiếng vang tích cực. Nhưng chính vụ cấy tinh hoàn dê cho chàng nông dân Bill Stittsworth mới đưa bác sĩ Brinkley lên đài danh vọng và nổi tiếng như cồn.
Một ngày đẹp trời nọ Stittsworth đến xin khám bệnh, bác sĩ Brinkley vui vẻ hỏi “Tôi có thể giúp gì cho ông không?” Stittsworth ngượng ngùng kể “Bác sĩ ơi, tôi bị chứng bịnh thằng lớn nói, thằng nhỏ không nghe” và hỏi có thể nào bác sĩ Brinkley chữa giúp cho bệnh bất lực sinh lý này hay không. Brinkley giải thích rằng bất chấp mọi tiến bộ y học gần đây vẫn chưa tìm ra phương cách chữa trị chứng bất lực. Stittsworth thất vọng thở dài. Tình cờ khi nhìn ra cửa sổ, chàng nông dân nhìn thấy một con dê đực đang hành sự mạnh mẽ trên một con dê cái. Chàng ta buộc miệng đùa: “Phải chi tôi có một cặp tinh hoàn như con dê kia hả bác sĩ?” Cả hai người, bệnh nhân và bác sĩ, cùng cười lên với ý tưởng ngộ nghĩnh đó. Thế rồi chàng nông dân can đảm gợi ý: “Hay là bác sĩ cứ thử cấy cho tôi cặp hòn của con dê xem sao. Chắc cũng dễ giống như tôi ghép táo ngọt với táo chua vậy thôi mà.”
Quá đỗi kinh ngạc, Brinkley chống chế, ai lại đi làm chuyện điên rồ ấy bao giờ! Cấy tinh hoàn dê cho người để chữa bệnh bất lực? Phi đạo đức quá!
Chàng nông dân cố năn nỉ: “Vâng, thưa bác sĩ, tôi biết. Nhưng điều gì cũng không thể tồi tệ hơn cặp ngọc hành vô dụng này. Bác sĩ chỉ thí nghiệm một lần thôi. Nếu nó không hiệu quả, tôi thề là tôi sẽ không tiết lộ với ai.”
Ông bác sĩ nghe xuôi tai và nghĩ thôi thì cứ giúp cho gã một lần. Sau đó cuộc giải phẫu được thực hiện với giá 150 đô. Rồi vợ Stittsworth có bầu, sinh ra một bé trai khỏe mạnh. Stittsworth đặt tên con là Billy, trong tiếng Anh có nghĩa là con dê đực. Sau này, Billy kể với phóng viên của tờ báo The Kansas City Star rằng thực ra chính bác sĩ Brinkley đã đề nghị cấy tinh hoàn dê miễn phí để thí nghiệm.
Stittsworth hớn hở đến phòng mạch vừa hát ư ử bài “Và con chim đã vui trở lại”, bác sĩ Brinkley mừng vô kể; ông không ngờ chuyện kỳ cục này lại có hiệu quả. Ông không thể che giấu một thành quả y khoa táo bạo như thế này. Ông nhận ra rằng ông phải công bố cho cả thế giới biết về phép lạ chữa bệnh này. Tuy nó chỉ là một phát hiện khá tình cờ nhưng nó đã chứng minh thành công với bệnh nhân bất lực do ông giải phẫu.
Khi các bác sĩ chính thống thách thức và nhất định cho rằng cách chữa trị đó không thể nào hữu hiệu, Brinkley nói, “Bằng chứng là kết quả sờ sờ đây này! Thật quá đơn giản! Quý vị chỉ cần hỏi bệnh nhân của tôi thì biết ngay!”
Tiếng lành đồn xa, tại bệnh xá Milford loại “walk-in clinic” không cần lấy hẹn trước, nhiều bệnh nhân đàn ông sồn sồn hơn đến gặp bác sĩ Brinkley với hy vọng khôi phục lại dương lực và khả năng truyền giống thông qua việc cấy ghép tuyến tinh hoàn dê. Bấy giờ bác sĩ Brinkley đã tăng giá mỗi ca giải phẫu lên thành US$750.00, tương đương với cả chục ngàn đô theo thời giá bây giờ.
Brinkley cấy ghép tinh hoàn dê cho tổng cộng 34 thân chủ, trong đó có một thẩm phán, một ông hội đồng thành phố, và một viện trưởng Đại học Luật Khoa Chicago, tất cả đều có sự theo dõi của báo chí. Sự chú ý của công chúng càng lớn, công việc kinh doanh cấy tuyến dê của ông tại Milford càng tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
Thật ra trước đó, một số bác sĩ khác cũng đã từng thử nghiệm cấy ghép tuyến rồi, trong đó có bác sĩ Serge Voronoff, người đầu tiên trở nên nổi tiếng ghép tinh hoàn khỉ cho người. Năm 1920 Voronoff chứng minh kỹ thuật của ông tại một bệnh viện ở Chicago trước sự chứng kiến của một số đồng nghiệp.
Năm 1922, Brinkley đã đến Los Angeles theo lời mời của Harry Chandler, chủ nhiệm của tờ Los Angeles Times. Chandler thách thức Brinkley hãy cấy ghép tinh hoàn dê cho một trong những biên tập viên của tờ báo. Chandler tuyên bố nếu cuộc giải phẫu thành công, ông sẽ tuyên dương Brinkley là “bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng nhất ở Mỹ”. Và nếu cuộc giải phẫu thất bại, ông sẽ xem mình như là thứ đồ chết tiệt.
Tiểu bang California không công nhận giấy phép hành nghề bác sĩ của Brinkley (do Trường Đại học Y Khoa Chiết Trung Kansas chuẩn cấp), nhưng Chandler đã khéo léo chạy chọt được cái giấy phép hành nghề tạm có hiệu lực trong 30 ngày cho Brinkley. Cuộc giải phẫu được đánh giá là một thành công, và Brinkley đã nhận được sự chú ý như đã hứa qua một bài báo của Chandler. Điều này khiến cho Brinkley có thêm nhiều khách hàng mới, trong đó có một số ngôi sao điện ảnh Hollywood.
Brinkley rất muốn dời phòng mạch về vùng Los Angeles vì bệnh nhân toàn thuộc hạng giàu có tiếng tăm. Nhưng hy vọng của Brinkley đã tiêu tan khi Ủy Ban Y Tế California thẳng thừng từ chối cấp cho ông giấy phép vĩnh viễn hành nghề y vì tìm thấy sơ yếu lý lịch của ông “đầy dẫy những dối trá và sai biệt”. Brinkley trở lại Kansas không hề nản chí và bắt đầu mở rộng phòng mạch của ông tại Milford.
Chuyện gì đến sẽ đến. Sau đó, do tham việc -hay đúng hơn là tham tiền và danh vọng-, Brinkley bận rộn hơn, căng thẳng hơn, gấp gáp cẩu thả hơn, phải dựa vào men rượu. May mắn không thể đến mãi cho một bác sĩ không có học khoa giải phẫu đàng hoàng như Brinkley, một số vụ nhiễm trùng và cơ thể con người nhất định từ chối không chịu nhận tuyến sinh dục lạ đã xảy ra đưa đến cái chết của bệnh nhân. Trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1941, Brinkley đã bị kiện hơn một chục lần vì giải phẫu sai quấy làm chết bệnh nhân. Brinkley bị tước bằng hành nghề bác sĩ, nhảy qua kinh doanh trong vài lãnh vực khác, trong đó làm đài phát thanh, bị xử thua trong nhiều vụ kiện và thân bại danh liệt.
Ông tuyên bố phá sản vào năm 1941. Ngày 26 Tháng 5 năm 1942, Brinkley ngã ra chết vì biến chứng nghẽn mạch máu trong lúc những vụ kiện còn chờ đưa ra xét xử. Trong gần 57 năm của cuộc đời, Brinkley đã đạt được sự giàu có, quyền lực, và danh vọng. Tuy nhiên, điều mà ông mong mỏi nhất là sự kính trọng lại lảng tránh ông đến cùng. Cho dù ông thực sự tin tưởng vào hiệu quả của phương pháp chữa trị bệnh bất lực một cách quái gỡ đi ngược lại với qui luật của Hiệp Hội Y Học Hoa Kỳ (AMA), người đời sau thường nghĩ đến ông như là một lang băm điên rồ không hơn không kém.
Kể từ khi Brinkley chết rồi cho đến nay không còn bác sĩ nào dám cấy dái dê cho người nữa. Những ai muốn tăng cường khả năng tình dục đành trở về với các món ăn lẩu dê, dê nướng ngũ vị hương, dê xào lăn, dê xào sa tế, dê hấp cách thủy, gan dê hầm, tiết canh dê, dê con quay, rượu tiết dê, dê nấu rựa mận, xáo măng, sườn dê nướng, ngọc dương hầm thuốc Bắc, chân móng dê hầm thuốc, tái dê, dê tiềm thuốc Bắc… Nếu sợ ăn thịt dê nhiều lâu ngày cũng sẽ hôi như dê thì bạn chịu khó xin toa bác sĩ mua các loại thuốc trợ dương Viagra, Levitra, Cialis, Soma, Propecia, Acomplia, Xenical xài đỡ nhé.
Chúc bạn một năm Ất Mùi thật sung!
Kể từ khi Brinkley chết rồi cho đến nay không còn bác sĩ nào dám cấy dái dê cho người nữa. Những ai muốn tăng cường khả năng tình dục đành trở về với các món ăn lẩu dê, dê nướng ngũ vị hương, dê xào lăn, dê xào sa tế, dê hấp cách thủy, gan dê hầm, tiết canh dê, dê con quay, rượu tiết dê, dê nấu rựa mận, xáo măng, sườn dê nướng, ngọc dương hầm thuốc Bắc, chân móng dê hầm thuốc, tái dê, dê tiềm thuốc Bắc… Nếu sợ ăn thịt dê nhiều lâu ngày cũng sẽ hôi như dê thì bạn chịu khó xin toa bác sĩ mua các loại thuốc trợ dương Viagra, Levitra, Cialis, Soma, Propecia, Acomplia, Xenical xài đỡ nhé.
Chúc bạn một năm Ất Mùi thật sung!
Kính gởi quý vị để hưởng thức truyện DÊ ƠI LÀ DÊ của NV Phan Hạnh nhân dịp Tết Ất Mùi sắp đến. js
http://baomai.blogspot.com/2015/01/de-oi-la-de.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét