Tâm sự đứa trẻ mồ côi
Tuổi đời lên năm, tôi được một người vào cô nhi viện mồ côi, xin tôi về làm con, và gởi lại một món tiền nhớ ơn, để viện còn nuôi những đứa trẻ thơ khác. Cha mẹ nuôi tôi, là người ở vùng thôn quê làm nông, có ba trai và một gái đầy đủ, tuy rằng sống nơi quê mùa, nhưng cuộc sống vẫn ấm no hạnh phúc, tôi về nhà này thời gian không lâu lắm, ba mẹ cho tôi biết, tôi là đứa con lai Mỹ, và đặt tên cho tôi là thằng Lai, khi còn ở viện mồ côi, tôi chẳng hiểu vì sao tôi lại có mặt nơi này, và tôi chẳng bao giờ, có được cái hân hạnh, như những đứa trẻ thơ ngoài đời, có được hai tiếng cha và mẹ để gọi yêu thương.
Ba tôi, ông Mỹ tên Z tên A nào đó. Sau khi về nước biết đâu giờ này ông ta là thượng nghị sĩ, một dân biểu liên bang, hoặc tiểu bang, và cũng có thể là một thương gia, một chủ nông trại, ở đâu đó không biết chừng. Nhưng chắc rằng, ông ta không phải là một dân homeless, vì rằng các cựu chiến binh chính phủ Mỹ dành nhiều quyền lợi ưu tiên.
Vậy, tôi là đứa con, nếu có đủ tình thương cha mẹ thì giấy tờ khai sinh của tôi phải lấy họ của cha. Thế thì, tại sao tôi không được gọi là con Mỹ. Hai tiếng con mồ côi đã làm tôi mang nhiều mặc cảm, của một kiếp sống dư thừa. Dù cha mẹ nuôi hay cha mẹ ruột, bổn phận làm con, tôi vẫn kính yêu, đôi khi còn xem cha mẹ nuôi hơn cha mẹ ruột, vì sinh mà không dưỡng thì cũng vứt bỏ. Bổn phận của tôi khi về nhà, là đảm nhiệm chăn một bầy bò tám con, phụ giúp cha mẹ bón phân cày ruộng, ở mỗi một vụ mùa, để cho anh chị con ruột mẹ tôi rảnh rang đi học, tôi còn gánh vác thêm công việc, mỗi khi nhà hết củi, hết than, tôi phải vào rừng lên núi hái củi đốt than, đem về cung cấp đầy đủ cho gia đình thổi cơm đun bếp.
Thời gian qua đi rồi thời gian lại đến, tuổi đời tôi dần dần khôn lớn, tôi mới hiểu thêm tí nữa, thế nào là con ruột và một đứa con nuôi. Nhiệm vụ của tôi càng ngày càng gian khổ hơn lên, nói như người đời thường nói, “không xay lúa thì phải bồng em” tôi không chăn bò thì phải hái củi, có những lúc gánh củi về nhà quá trễ, buổi cơm chiều dành phần cho tôi, là vài chén cơm độn đầy ngô khoai sắn, nổi cộm lên trên là vài miếng cơm cháy vàng đen, và vài miếng cá kho khô bám đầy dưa muối, tôi gọi đó là chén cơm, miếng cá của tình người ban cho, nhưng tôi ăn vẫn ngon hơn bao giờ hết, ngon hơn các thứ cao lương mỹ vị ở những gia đình giàu có.
Hình minh họa. (Họa sĩ Nguyễn Thanh Vân/Người Việt)
Vậy, tôi là đứa con, nếu có đủ tình thương cha mẹ thì giấy tờ khai sinh của tôi phải lấy họ của cha. Thế thì, tại sao tôi không được gọi là con Mỹ. Hai tiếng con mồ côi đã làm tôi mang nhiều mặc cảm, của một kiếp sống dư thừa. Dù cha mẹ nuôi hay cha mẹ ruột, bổn phận làm con, tôi vẫn kính yêu, đôi khi còn xem cha mẹ nuôi hơn cha mẹ ruột, vì sinh mà không dưỡng thì cũng vứt bỏ. Bổn phận của tôi khi về nhà, là đảm nhiệm chăn một bầy bò tám con, phụ giúp cha mẹ bón phân cày ruộng, ở mỗi một vụ mùa, để cho anh chị con ruột mẹ tôi rảnh rang đi học, tôi còn gánh vác thêm công việc, mỗi khi nhà hết củi, hết than, tôi phải vào rừng lên núi hái củi đốt than, đem về cung cấp đầy đủ cho gia đình thổi cơm đun bếp.
Thời gian qua đi rồi thời gian lại đến, tuổi đời tôi dần dần khôn lớn, tôi mới hiểu thêm tí nữa, thế nào là con ruột và một đứa con nuôi. Nhiệm vụ của tôi càng ngày càng gian khổ hơn lên, nói như người đời thường nói, “không xay lúa thì phải bồng em” tôi không chăn bò thì phải hái củi, có những lúc gánh củi về nhà quá trễ, buổi cơm chiều dành phần cho tôi, là vài chén cơm độn đầy ngô khoai sắn, nổi cộm lên trên là vài miếng cơm cháy vàng đen, và vài miếng cá kho khô bám đầy dưa muối, tôi gọi đó là chén cơm, miếng cá của tình người ban cho, nhưng tôi ăn vẫn ngon hơn bao giờ hết, ngon hơn các thứ cao lương mỹ vị ở những gia đình giàu có.
Ngoài ra, công việc phụ, tôi phải làm vào mỗi chiều vào tối, đến bên nhà hàng xóm xách nước cơm thừa của những nhà không nuôi heo, đem về thêm thức ăn cho heo nhà. Năm tháng tôi không bao giờ quên, cái vết thẹo vẫn còn in nguyên hình trên gương mặt nơi tôi, tôi gọi đó là dấu ấn của tình đời. Nguyên nhân vì bóp quẹt thiếu đá, hết ga, lụn tiêm, tôi quẹt hoài không cháy để nhúm bếp nấu cháo heo, mẹ tôi xuống hỏi, sao lửa giờ này lửa chưa cháy, than chưa hừng, bà lấy thùng quẹt tôi đang cầm chọt vào mặt tôi, khiến bánh xe bóp quẹt, xẻ vào má tôi một vệt dài, máu chảy ra linh láng, mặt tôi lãnh thẹo từ đó. Tình đời có phải là vòng dây oan trái, khi tôi phải đi tìm chén cơm manh áo, bằng đánh đổi nước mắt lưng tròng, và tiếng rên đau thương, nơi giấc ngủ đêm về trong cơn đau mê sảng!
Ðến năm 1980, chương trình con lai được ra đi, người bên hàng xóm, nói với tôi rằng, “thằng Lai, mầy sắp sung sướng lắm rồi, nước Mỹ giàu có, mầy qua đó cũng không đến nỗi nào khổ như ở Việt Nam.”
Thế rồi cả gia đình tôi ra đi theo diện con lai, đã được đến Mỹ như ý muốn, các anh chị tôi bắt đầu vào trường High School, có xe đưa người đón, còn ba má nuôi và tôi đi học Anh Văn, chương trình dành cho người lớn (Adult ESL) nghe được gì thì nghe, nói được gì thì nói, bằng không, nói gà nghe vịt cũng OK! trong lớp học khá đông người Mỹ, và người di dân cũng nhiều, trong số đó có năm mười người VN, tôi tự hỏi, tại sao người Mỹ lại đi học tiếng Mỹ, sau này tôi mới hiểu họ cũng mù chữ như người VN, biết nói, nhưng viết không được.
Sau một thời gian ngắn, tôi không còn đến lớp, đi kiếm job phụ giúp ba má tôi trả tiền nhà, việc làm đầu tiên đến Mỹ, là công việc làm part time, đi bỏ báo, cho nhà báo Press Telegram thuộc City Long Beach, người ta đi phân phát báo bằng xe hơi, còn tôi đi bỏ báo bằng chiếc xe đạp, phía sau xe có túi để đựng vừa đủ 200 tờ báo. Tôi thức dậy lúc 3 giờ sáng, tới văn phòng xếp báo, khi sẵn sàng, bắt đầu đem báo ra xe đi phân phát, và phải hoàn tất trước 6 giờ sáng, để người nhận báo có thì giờ đọc, trước khi họ đi làm.
Nhà báo chỉ trả 6 cents nếu tôi bỏ lộn, người chủ mua báo khiếu nại, là hôm đó họ không có nhận báo, thì tôi bị trừ đi một dollar một tờ, dù có phải mưa gió bão táp phong ba, tháng 30 ngày tôi vẫn phải đi làm. Những đêm Ðông, tuy trời không mưa, nhưng sương mù bao phủ, gió lạnh như cắt không còn nhìn thấy đâu là con đường, xe đạp tôi tông phải trụ đèn rồi mới biết.
Người bỏ báo bằng xe, nhờ máy heat sưởi ấm, còn nơi tôi, vẫn biết mình là số phận không cùng một dòng máu mẹ, một đôi găng tay chưa có, thì làm gì có xe hơi để đi. Tôi đạp xe nhiệt độ trong người bốc ra, mồ hôi nhễ nhại, đã giúp tôi xua đuổi được cái lạnh của đất trời.
Nghề đầu đội vai mang, dù vất vả thế nào đi nữa, song vẫn có ít nhiều chút an ủi, người đi bỏ báo mỗi năm đến mùa Giáng Sinh, chủ mua báo, họ bỏ vào bì thơ, bằng check 5, 10, 15, hoặc 20 dollar tối đa, gởi đến địa chỉ người bỏ báo, là phần tiền tips trong ngày lễ Chúa sinh ra đời, tuy không là bao so với mồ hôi sau những ngày tháng vất vả, song tôi cũng cảm thấy ấm lòng đôi chút.
Dù là việc làm bán thời gian, lúc tay tôi cầm một tờ báo đem phân phát đặt đến tận tay người đọc. Người mua báo có bao giờ họ nghĩ rằng, một quyển sách, một tờ báo đang hiện hữu trước mắt người đọc, phải trải qua biết bao tiến trình trong đó đáng kể nhất là tim óc của người viết, những phóng viên săn tin, chi phí ấn loát, thêm vào đó với những giọt mồ hôi, của người mang báo đến tận nhà. Chắc rằng không! vì họ “có tiền mua tiên cũng được” không cần nhớ đến kẻ phục vụ làm gì!
Tôi chợt nhớ một câu nói của văn hào người Pháp C Baudelaire “nhật báo, từ hàng nhất đến hàng chót, nhật báo nào cũng chỉ là một tin tức, chiến tranh, tội ác, trộm cắp, dâm đãng, hình khổ, chính thứ khai vị này, người văn minh dùng theo bữa ăn buổi sáng.” Thật là hẹp hòi quá, đâu phải có người văn minh giàu có, mới đọc báo, chúng tôi là người bình dân, cũng cần báo và đọc báo, nó là món ăn tinh thần, để trông xa thấy rộng, và cái chính đáng sau cùng của chúng tôi, là đọc báo để biết tin tức và tìm việc làm.
Ngoài việc bỏ báo ban đêm 3 tiếng, ban ngày tôi phải đi làm toàn thời gian cho tiệm ăn, tiền lương ở nhà hàng không là bao, song nhờ tiền tips, con cá sống nhờ nước, người làm nhà hàng nhờ tiền khách cho, tôi cho đó là món tiền của sự bao dung, và lòng nhân ái của thực khách. Nhưng chủ nhân, không cho người bồi bàn được nhận tips, để họ trả chi phí điện nước gas.
Thế gian hôm nay, vẫn còn có những kẻ khô cạn tình người, kẻ hầu bàn nhờ tiền tips mua sữa cho con, riêng tôi cũng thế, nhờ tiền tips để dành bỏ heo đất, hy vọng thời gian sẽ mua được chiếc xe cũ đi làm.
Nhưng niềm hy vọng đó đã ngoài sự ước mơ. Thỉnh thoảng giới truyền thông nơi đây đã lên tiếng, và nói lên cảnh bất công, của những người “ăn cơm chim.”
Sau một thời gian làm nhà hàng, tôi cảm thấy như cây khô đang đứng giữa đồng, tôi rất thiết tha cần sự giúp đỡ tình người, nhưng lòng người đã hững hờ quay mặt làm ngơ, vì thế tôi xin nghỉ việc, và đi tìm việc làm khác.
Rồi trong một đêm, chuyện tình cờ, và cũng là ngẫu nhiên trong cuộc đời tôi. Nhưng đối với cha mẹ nuôi tôi, chỉ là một chuyện tính toán trước. Ông bà nuôi gọi tôi lại nói rằng “đối với nước Mỹ, mầy hôm nay đã đúng 18 tuổi, phải ra ngoài sống cuộc đời tự lập, không còn phụ thuộc gia đình phải nuôi mầy nữa.”
Ðến năm 1980, chương trình con lai được ra đi, người bên hàng xóm, nói với tôi rằng, “thằng Lai, mầy sắp sung sướng lắm rồi, nước Mỹ giàu có, mầy qua đó cũng không đến nỗi nào khổ như ở Việt Nam.”
Thế rồi cả gia đình tôi ra đi theo diện con lai, đã được đến Mỹ như ý muốn, các anh chị tôi bắt đầu vào trường High School, có xe đưa người đón, còn ba má nuôi và tôi đi học Anh Văn, chương trình dành cho người lớn (Adult ESL) nghe được gì thì nghe, nói được gì thì nói, bằng không, nói gà nghe vịt cũng OK! trong lớp học khá đông người Mỹ, và người di dân cũng nhiều, trong số đó có năm mười người VN, tôi tự hỏi, tại sao người Mỹ lại đi học tiếng Mỹ, sau này tôi mới hiểu họ cũng mù chữ như người VN, biết nói, nhưng viết không được.
Sau một thời gian ngắn, tôi không còn đến lớp, đi kiếm job phụ giúp ba má tôi trả tiền nhà, việc làm đầu tiên đến Mỹ, là công việc làm part time, đi bỏ báo, cho nhà báo Press Telegram thuộc City Long Beach, người ta đi phân phát báo bằng xe hơi, còn tôi đi bỏ báo bằng chiếc xe đạp, phía sau xe có túi để đựng vừa đủ 200 tờ báo. Tôi thức dậy lúc 3 giờ sáng, tới văn phòng xếp báo, khi sẵn sàng, bắt đầu đem báo ra xe đi phân phát, và phải hoàn tất trước 6 giờ sáng, để người nhận báo có thì giờ đọc, trước khi họ đi làm.
Nhà báo chỉ trả 6 cents nếu tôi bỏ lộn, người chủ mua báo khiếu nại, là hôm đó họ không có nhận báo, thì tôi bị trừ đi một dollar một tờ, dù có phải mưa gió bão táp phong ba, tháng 30 ngày tôi vẫn phải đi làm. Những đêm Ðông, tuy trời không mưa, nhưng sương mù bao phủ, gió lạnh như cắt không còn nhìn thấy đâu là con đường, xe đạp tôi tông phải trụ đèn rồi mới biết.
Người bỏ báo bằng xe, nhờ máy heat sưởi ấm, còn nơi tôi, vẫn biết mình là số phận không cùng một dòng máu mẹ, một đôi găng tay chưa có, thì làm gì có xe hơi để đi. Tôi đạp xe nhiệt độ trong người bốc ra, mồ hôi nhễ nhại, đã giúp tôi xua đuổi được cái lạnh của đất trời.
Nghề đầu đội vai mang, dù vất vả thế nào đi nữa, song vẫn có ít nhiều chút an ủi, người đi bỏ báo mỗi năm đến mùa Giáng Sinh, chủ mua báo, họ bỏ vào bì thơ, bằng check 5, 10, 15, hoặc 20 dollar tối đa, gởi đến địa chỉ người bỏ báo, là phần tiền tips trong ngày lễ Chúa sinh ra đời, tuy không là bao so với mồ hôi sau những ngày tháng vất vả, song tôi cũng cảm thấy ấm lòng đôi chút.
Dù là việc làm bán thời gian, lúc tay tôi cầm một tờ báo đem phân phát đặt đến tận tay người đọc. Người mua báo có bao giờ họ nghĩ rằng, một quyển sách, một tờ báo đang hiện hữu trước mắt người đọc, phải trải qua biết bao tiến trình trong đó đáng kể nhất là tim óc của người viết, những phóng viên săn tin, chi phí ấn loát, thêm vào đó với những giọt mồ hôi, của người mang báo đến tận nhà. Chắc rằng không! vì họ “có tiền mua tiên cũng được” không cần nhớ đến kẻ phục vụ làm gì!
Tôi chợt nhớ một câu nói của văn hào người Pháp C Baudelaire “nhật báo, từ hàng nhất đến hàng chót, nhật báo nào cũng chỉ là một tin tức, chiến tranh, tội ác, trộm cắp, dâm đãng, hình khổ, chính thứ khai vị này, người văn minh dùng theo bữa ăn buổi sáng.” Thật là hẹp hòi quá, đâu phải có người văn minh giàu có, mới đọc báo, chúng tôi là người bình dân, cũng cần báo và đọc báo, nó là món ăn tinh thần, để trông xa thấy rộng, và cái chính đáng sau cùng của chúng tôi, là đọc báo để biết tin tức và tìm việc làm.
Ngoài việc bỏ báo ban đêm 3 tiếng, ban ngày tôi phải đi làm toàn thời gian cho tiệm ăn, tiền lương ở nhà hàng không là bao, song nhờ tiền tips, con cá sống nhờ nước, người làm nhà hàng nhờ tiền khách cho, tôi cho đó là món tiền của sự bao dung, và lòng nhân ái của thực khách. Nhưng chủ nhân, không cho người bồi bàn được nhận tips, để họ trả chi phí điện nước gas.
Thế gian hôm nay, vẫn còn có những kẻ khô cạn tình người, kẻ hầu bàn nhờ tiền tips mua sữa cho con, riêng tôi cũng thế, nhờ tiền tips để dành bỏ heo đất, hy vọng thời gian sẽ mua được chiếc xe cũ đi làm.
Nhưng niềm hy vọng đó đã ngoài sự ước mơ. Thỉnh thoảng giới truyền thông nơi đây đã lên tiếng, và nói lên cảnh bất công, của những người “ăn cơm chim.”
Sau một thời gian làm nhà hàng, tôi cảm thấy như cây khô đang đứng giữa đồng, tôi rất thiết tha cần sự giúp đỡ tình người, nhưng lòng người đã hững hờ quay mặt làm ngơ, vì thế tôi xin nghỉ việc, và đi tìm việc làm khác.
Rồi trong một đêm, chuyện tình cờ, và cũng là ngẫu nhiên trong cuộc đời tôi. Nhưng đối với cha mẹ nuôi tôi, chỉ là một chuyện tính toán trước. Ông bà nuôi gọi tôi lại nói rằng “đối với nước Mỹ, mầy hôm nay đã đúng 18 tuổi, phải ra ngoài sống cuộc đời tự lập, không còn phụ thuộc gia đình phải nuôi mầy nữa.”
Tôi nghe như tiếng sét ngang tai, tôi cố lấy lại sự bình tĩnh, để lòng khỏi bật lên tiếng khóc. Thế là kể từ đêm nay, tôi đã trở thành người homeless, không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích. Tôi đi ngay đêm nay, không cần phải đợi đến ngày mai, cuộc đời tôi giờ phút này, chỉ vỏn vẹn ba bộ quần áo tính cả bộ áo quần đang mặc, và chiếc mền len cũ rách, tôi ôm gọn vào lòng làm hành trang ra đi của kẻ không nhà, mặc dầu bên ngoài trời vẫn đổ mưa. Tôi gói trọn tình người, để ôn lại chuyện xưa cũ, hình ảnh một đứa con lai Mỹ mồ côi, trong nỗi nhớ nhiều đắng cay.
Tôi muốn hỏi có phải vì đời xem tôi như một quả bóng trên sân cỏ, để cho kẻ đá tới người ném lui, lợi dụng tôi như một trái chanh khi vắt hết nước rồi liệng vỏ. Tôi đi, nhưng không biết đi về đâu trong đêm mưa gió này, tôi tạm chun dưới gầm cầu, của một cây cầu bắt qua một rạch nước lớn, rồi thiếp đi trong niềm đau trên những giọt mưa Ðông cuối mùa.
Những tháng ngày lang thang không nơi trú ẩn, tôi đến nơi công viên đợi tối, màn đêm buông xuống, tìm đến bụi cây rậm rạp, hay nơi nhà xí ở những khu đất công cộng làm nơi giải trí, không khóa cửa vào đó nằm ngủ tạm qua đêm. Vị trí ngủ thay đổi từng đêm, nếu không cảnh sát sẽ không cho yên. Kể từ ngày cha mẹ nuôi chối từ, hành trang lúc nào cũng sẵn sàng, một chai rượu mạnh loại Seven Crown, hay Voka, không phải tôi uống để quên đời, nhưng tôi chỉ dùng nó một ít, mượn hơi nóng rượu, cùng chung chiếc mền rách nát, ngăn bớt phần nào buốt giá của đêm Ðông không nhà. Túi tiền càng ngày càng vơi, tôi chưa tìm ra việc làm. Tôi chỉ ăn ngày một lần vào nửa trưa, bằng miếng Hambuger loại 99 cent.
Tôi là kẻ vô gia cư, tuổi đời còn non trẻ, nhưng tôi vẫn cố giữ lòng mình để khỏi sa ngã vào vòng tội phạm của xã hội. Tôi đang bơ vơ giữa chợ đời, chẳng biết tìm đâu và tìm ai an ủi.
Tôi đến các cơ sở từ thiện, và gặp được ông bà Mục Sư Fernando J Fena người Mỹ da đen, tôi kể hết ngọn nguồn đời tôi, ông bà mục sư rất thương cảm hoàn cảnh tôi. Mục sư nói anh em và người thân của ông bà, cách đây vài thập niên cũng bị phân biệt đối xử bất công tương tự thế, đời ông cũng gặp lắm nhiều gian khổ, ông rất thông cảm thương yêu tôi, và nhận tôi như một đứa con nuôi, cho tôi vào ở nơi hội thánh. Ông bà mục sư không con, lo cho tôi tạm đầy đủ, và tìm xin cho tôi công việc quét dọn các building làm toàn thời gian.
Một hôm, mục sư nhìn thấy trên mặt tôi có một vết thẹo lớn, ông hỏi lý do nào, tôi không nói do mẹ nuôi tôi đánh, mà chỉ nói đó là vết thẹo vì tôi bất cẩn. Tôi biết nói dối là tôi có tội, nhưng lương tâm tôi không cho phép đi tố cáo một người, đã không ít thì nhiều tôi đã được cưu mang bởi người nuôi tôi lúc trước.
Tôi tin tưởng vào câu nói người xưa “sông có khúc người có lúc” và chẳng lẽ “Trời đâu riêng khó cho ta mãi.” Giờ phút này, tôi được người mục sư giàu lòng vị tha với tấm lòng “rét thường cho mặc, đói thường cho ăn,” đã hết lòng giúp đỡ tôi có chỗ ở và công việc làm. Hôm nay tôi được ăn no mặc ấm, tôi không dám một đòi hỏi nào thêm nữa. Xin thành kính biết ơn ông bà mục sư đã đem lòng từ tâm cứu vớt tôi ra khỏi cảnh đời đen bạc. Tôi xin tạ ơn đời, tạ ơn người, những ân nghĩa mà nghìn trùng tôi xin khắc ghi.
Giờ phút này, cũng là lúc tôi đang nhớ về cội nguồn, là người mẹ sinh ra tôi, người mẹ ruột! đang xa tôi nửa quả địa cầu. Mẹ có còn nhớ con không! Song trong lòng con, lúc nào cũng nặng trĩu nhớ thương mẹ, dù rằng khi mẹ sinh con ra, mẹ đã bỏ con giữa chợ đời, để cho đời đá xuôi lật ngược, dùng con như vật để bán cho người làm nô lệ như cách đây hơn hai thế kỷ trên đất nước Mỹ này.
Con không oán hờn gì mẹ, vì phận làm con, con thông cảm nỗi xót đau của người mẹ, vì một hoàn cảnh nghiệt ngã nào đó, mẹ phải đành bỏ núm ruột của con mình, phó mặc cho nó đi đến đâu thì đến. Giờ này con đang nhớ về cội nguồn, con thiết tha muốn đi tìm mẹ. Có lẽ! Con nhờ phước đức mẹ. Mẹ ở hiền nên đời con gặp lành, con được cái hồng ân “con trai nhờ đức mẹ” không biết chừng!
Rồi một ngày nào đó không xa lắm, tôi sẽ trở về cố hương, tôi sẽ đi tìm trên khắp nẻo đường đất nước, đến từng lối hẻm ngõ cụt, tôi sẽ hỏi thăm, và nhờ nhà báo trong nước đăng tin, “Mục Con Tìm Mẹ” tôi mong được gặp mẹ bằng xương bằng thịt để vơi bớt nhớ mong. Và thêm bước nữa, tôi sẽ nhờ mẹ tìm ra manh mối người cha Mỹ của tôi, khi qua tham chiến ở VN. Nếu tôi được gặp cả mẹ lẫn cha, thì có hạnh phúc nào bằng.
Nếu đời, có dành nhiều bất hạnh cho một đứa trẻ mồ côi như tôi, đó cũng là chuyện thường tình, vì từ xưa đến nay, có sự nghiệp nào không ba đào gợn sóng, có đoạn đường nào bằng phẳng mà không chông gai, thế thì đường đời đâu có phải như mặt nước hồ thu. Vậy thì, “Trời đâu riêng khó cho ta mãi” và có đâu mãi mãi bất hạnh cho đứa trẻ mồ côi này.
Tôi muốn hỏi có phải vì đời xem tôi như một quả bóng trên sân cỏ, để cho kẻ đá tới người ném lui, lợi dụng tôi như một trái chanh khi vắt hết nước rồi liệng vỏ. Tôi đi, nhưng không biết đi về đâu trong đêm mưa gió này, tôi tạm chun dưới gầm cầu, của một cây cầu bắt qua một rạch nước lớn, rồi thiếp đi trong niềm đau trên những giọt mưa Ðông cuối mùa.
Những tháng ngày lang thang không nơi trú ẩn, tôi đến nơi công viên đợi tối, màn đêm buông xuống, tìm đến bụi cây rậm rạp, hay nơi nhà xí ở những khu đất công cộng làm nơi giải trí, không khóa cửa vào đó nằm ngủ tạm qua đêm. Vị trí ngủ thay đổi từng đêm, nếu không cảnh sát sẽ không cho yên. Kể từ ngày cha mẹ nuôi chối từ, hành trang lúc nào cũng sẵn sàng, một chai rượu mạnh loại Seven Crown, hay Voka, không phải tôi uống để quên đời, nhưng tôi chỉ dùng nó một ít, mượn hơi nóng rượu, cùng chung chiếc mền rách nát, ngăn bớt phần nào buốt giá của đêm Ðông không nhà. Túi tiền càng ngày càng vơi, tôi chưa tìm ra việc làm. Tôi chỉ ăn ngày một lần vào nửa trưa, bằng miếng Hambuger loại 99 cent.
Tôi là kẻ vô gia cư, tuổi đời còn non trẻ, nhưng tôi vẫn cố giữ lòng mình để khỏi sa ngã vào vòng tội phạm của xã hội. Tôi đang bơ vơ giữa chợ đời, chẳng biết tìm đâu và tìm ai an ủi.
Tôi đến các cơ sở từ thiện, và gặp được ông bà Mục Sư Fernando J Fena người Mỹ da đen, tôi kể hết ngọn nguồn đời tôi, ông bà mục sư rất thương cảm hoàn cảnh tôi. Mục sư nói anh em và người thân của ông bà, cách đây vài thập niên cũng bị phân biệt đối xử bất công tương tự thế, đời ông cũng gặp lắm nhiều gian khổ, ông rất thông cảm thương yêu tôi, và nhận tôi như một đứa con nuôi, cho tôi vào ở nơi hội thánh. Ông bà mục sư không con, lo cho tôi tạm đầy đủ, và tìm xin cho tôi công việc quét dọn các building làm toàn thời gian.
Một hôm, mục sư nhìn thấy trên mặt tôi có một vết thẹo lớn, ông hỏi lý do nào, tôi không nói do mẹ nuôi tôi đánh, mà chỉ nói đó là vết thẹo vì tôi bất cẩn. Tôi biết nói dối là tôi có tội, nhưng lương tâm tôi không cho phép đi tố cáo một người, đã không ít thì nhiều tôi đã được cưu mang bởi người nuôi tôi lúc trước.
Tôi tin tưởng vào câu nói người xưa “sông có khúc người có lúc” và chẳng lẽ “Trời đâu riêng khó cho ta mãi.” Giờ phút này, tôi được người mục sư giàu lòng vị tha với tấm lòng “rét thường cho mặc, đói thường cho ăn,” đã hết lòng giúp đỡ tôi có chỗ ở và công việc làm. Hôm nay tôi được ăn no mặc ấm, tôi không dám một đòi hỏi nào thêm nữa. Xin thành kính biết ơn ông bà mục sư đã đem lòng từ tâm cứu vớt tôi ra khỏi cảnh đời đen bạc. Tôi xin tạ ơn đời, tạ ơn người, những ân nghĩa mà nghìn trùng tôi xin khắc ghi.
Giờ phút này, cũng là lúc tôi đang nhớ về cội nguồn, là người mẹ sinh ra tôi, người mẹ ruột! đang xa tôi nửa quả địa cầu. Mẹ có còn nhớ con không! Song trong lòng con, lúc nào cũng nặng trĩu nhớ thương mẹ, dù rằng khi mẹ sinh con ra, mẹ đã bỏ con giữa chợ đời, để cho đời đá xuôi lật ngược, dùng con như vật để bán cho người làm nô lệ như cách đây hơn hai thế kỷ trên đất nước Mỹ này.
Con không oán hờn gì mẹ, vì phận làm con, con thông cảm nỗi xót đau của người mẹ, vì một hoàn cảnh nghiệt ngã nào đó, mẹ phải đành bỏ núm ruột của con mình, phó mặc cho nó đi đến đâu thì đến. Giờ này con đang nhớ về cội nguồn, con thiết tha muốn đi tìm mẹ. Có lẽ! Con nhờ phước đức mẹ. Mẹ ở hiền nên đời con gặp lành, con được cái hồng ân “con trai nhờ đức mẹ” không biết chừng!
Rồi một ngày nào đó không xa lắm, tôi sẽ trở về cố hương, tôi sẽ đi tìm trên khắp nẻo đường đất nước, đến từng lối hẻm ngõ cụt, tôi sẽ hỏi thăm, và nhờ nhà báo trong nước đăng tin, “Mục Con Tìm Mẹ” tôi mong được gặp mẹ bằng xương bằng thịt để vơi bớt nhớ mong. Và thêm bước nữa, tôi sẽ nhờ mẹ tìm ra manh mối người cha Mỹ của tôi, khi qua tham chiến ở VN. Nếu tôi được gặp cả mẹ lẫn cha, thì có hạnh phúc nào bằng.
Nếu đời, có dành nhiều bất hạnh cho một đứa trẻ mồ côi như tôi, đó cũng là chuyện thường tình, vì từ xưa đến nay, có sự nghiệp nào không ba đào gợn sóng, có đoạn đường nào bằng phẳng mà không chông gai, thế thì đường đời đâu có phải như mặt nước hồ thu. Vậy thì, “Trời đâu riêng khó cho ta mãi” và có đâu mãi mãi bất hạnh cho đứa trẻ mồ côi này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét