Các doanh nghiệp BĐS đang xếp hàng trước cửa tử
Con số mới công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, ước tính trong năm 2013 đã có 60.737 DN hấp hối, chết lâm sàng và chết hẳn, tăng 12% so với năm trước. Trong số đó, khu vực đối mặt với khó khăn chồng chất chính là nhóm bất động sản (BĐS).Tiếp tục đưa ra nhận định chắc nịch trên tờ Đất việt ngày 27/12, ông Nguyễn Văn Đực, Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành đánh giá thị trường bất động sản năm 2014 chắc chắn sẽ đổ vỡ kéo chìm 60-70% DN và để lại khoảng 20-30% DN có thể tồn tại. Dự đoán của ông Đực được coi là u ám hơn rất nhiều so với kết quả của các công ty nghiên cứu thị trường hay nhận định của Bộ Xây dựng khi tuyên đoán rất lạc quan về BĐS.
Ông Đực dự đoán, kịch bản cái chết hàng loạt này sẽ tiếp tục diễn ra bởi nếu cứu chữa thì phải cứu từ năm 2011 chứ giờ đây không có phương thuốc nào thổi lên được. Năm 2013 được đánh dấu với toa thuốc từ Nghị quyết 02 cùng liều thuốc 30.000 tỷ, nhưng cho đến nay chỉ tiết ra nhỏ giọt được 2% nên coi như là thuốc đã vô tác dụng!
Lời bình luận của ông Đực đưa ra sau khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng phản bác Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo về thực trạng giá BĐS đang rất tù mù. Theo ông Dũng các dự án bất động sản năm vừa qua đã giảm giá mạnh, có dự án giảm 50% về với giá trị thực nhằm tăng khả năng thanh khoản. Ông Đực cho biết, quả đúng là có những dự án đã giảm giá từ trực tiếp đến gián tiếp và con số 50% Bộ trưởng Dũng đưa ra là phù hợp, nhưng rất khó để nói là giá này đã phù hợp với thu nhập người dân hay chưa. Và bài toán cho cả nền kinh tế là giá BĐS đã về giá trị thực thì phải nâng thu nhập người dân lên.
Đúng như ông Đực nói thu nhập của dân là bài toán của cả nền kinh tế mà lời giải không thể chỉ bằng các phép tính GDP bình quân đầu người được Tổng cục thống kê đã biến hóa thông qua các thao tác kỹ thuật như thay đổi năm gốc và điều chỉnh con số tổng sản phẩm trong nước. Hiếm có chủ doanh nghiệp kinh doanh BĐS nào như ông Đực dũng cảm thừa nhận về sự “thất bại thảm hại” và cái chết báo trước của các dự án đắp chiếu, chết trôi nhan nhản.
Lời bình luận của ông Đực đưa ra sau khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng phản bác Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo về thực trạng giá BĐS đang rất tù mù. Theo ông Dũng các dự án bất động sản năm vừa qua đã giảm giá mạnh, có dự án giảm 50% về với giá trị thực nhằm tăng khả năng thanh khoản. Ông Đực cho biết, quả đúng là có những dự án đã giảm giá từ trực tiếp đến gián tiếp và con số 50% Bộ trưởng Dũng đưa ra là phù hợp, nhưng rất khó để nói là giá này đã phù hợp với thu nhập người dân hay chưa. Và bài toán cho cả nền kinh tế là giá BĐS đã về giá trị thực thì phải nâng thu nhập người dân lên.
Đúng như ông Đực nói thu nhập của dân là bài toán của cả nền kinh tế mà lời giải không thể chỉ bằng các phép tính GDP bình quân đầu người được Tổng cục thống kê đã biến hóa thông qua các thao tác kỹ thuật như thay đổi năm gốc và điều chỉnh con số tổng sản phẩm trong nước. Hiếm có chủ doanh nghiệp kinh doanh BĐS nào như ông Đực dũng cảm thừa nhận về sự “thất bại thảm hại” và cái chết báo trước của các dự án đắp chiếu, chết trôi nhan nhản.
Cách đây hơn 9 tháng tiến sĩ Alan Phan một nhà đầu tư Việt Kiều đã có tuyên bố “để thị trường BĐS rơi tự do” khiến 1.000 hội viên BĐS bất bình sùng sục. Các lời biện minh về giá trị nhà đất lý tưởng xứng đáng được tồn tại cùng với những kỳ vọng tốt đẹp về gói 30.000 tỷ sẽ cứu giúp cho lượng hàng tồn kho chồng chất của những DN BĐS.
Tuy nhiên, ảo tưởng về phao cứu hộ này lại chỉ khiến xuất hiện thêm những DN liều lĩnh cố gắng đào sâu quan hệ để chuyển dự án thương mại sang nhà ở xã hội với hy vọng sẽ vay được vài trăm, vài ngàn tỷ, “tạm sống” thêm vài năm nữa. Vậy là hàng tồn kho mới chồng lên hàng tồn kho cũ. Thời gian đang trả lời câu hỏi cho cuộc khủng hoảng thừa BĐS, thiếu nguồn tiền sạch sẽ từ người dân chảy qua khối nợ xấu ứ đọng, thâm đen hủy hoại ngân sách quốc gia và niềm tin trong thị trường - một nhân tố quyết định có thể xoay chuyển nền kinh tế.
Mạnh Kiên
Mạnh Kiên
Giá trị thực của bất động sản chỉ nên bao gồm: giá đất theo giá Nhà nước chuyển nhượng, chi phí xây dựng, thiết bị nội ngoại thất, lãi định mức của chủ đầu tư, chi phí lưu thông tài sản ở mức vừa phải. Nếu trong thực tế, giá trị thực của nhà đất theo công thức trên thì người dân có thể sở hữu được nhà ở bằng tiền tích lũy trong khoảng 20-30 năm nếu làm công chức. Cho nên, yêu cầu nâng thu nhập của người dân lên cho bằng với giá bất động sản hiện nay là một bài toán ngược, chỉ làm giàu cho những người hoạt động trong lĩnh vực bất động sản mà thôi.
Trả lờiXóa