Cần có “Điện Biên Phủ về kinh tế”
TT - Năm 2013 sắp khép lại với một loạt chỉ tiêu mà nền kinh tế đạt được như tăng trưởng đạt 5,4%, lạm phát kiềm chế mức 6,04% song vẫn còn đó rất nhiều khó khăn. Giải pháp cho năm 2014 là gì?
Ông Trương Văn Phước
Ông Trương Văn Phước, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng bước sang năm 2014, chúng ta có những tiền đề để thực hiện một công cuộc chấn hưng nền kinh tế, có thể coi là chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế”.
Ông Trương Văn Phước: "Căn bệnh của VN hiện nay là tổng cầu yếu. Bây giờ phải đưa chất gì vào để cho nó mạnh lên, khởi động cho các thị trường, trong đó có thị trường bất động sản. Cái ấm áp của thị trường sẽ tạo ra sự lan tỏa rất lớn trong đời sống kinh tế"
* Ông nói có cơ sở để chúng ta tiến hành một “Điện Biên Phủ về kinh tế”. Cơ sở nào để ông đưa ra đề xuất này?
- Cách nay 60 năm, năm 1954, chúng ta đã lẫy lừng với chiến thắng Điện Biên Phủ. Tôi cho rằng năm 2014 tại sao chúng ta không kỷ niệm sự kiện đó trong tinh thần là “Điện Biên Phủ về kinh tế” để đưa đất nước vào một vận hội mới? Lịch sử nhiều khi cũng lặp lại những điều hết sức kỳ diệu như thế. Đó là cảm nhận hết sức cá nhân, nhưng tôi cho rằng những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn đây, nếu chúng ta khởi động một chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” thì có thể tạo ra một cú hích cho đất nước vượt qua khó khăn này.
Điều mà tôi đánh giá rằng tín hiệu chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” đã khá rõ là tại cuộc họp trực tuyến về kinh tế - xã hội cuối tuần qua, Chính phủ đã nhấn mạnh rằng chúng ta mở cửa tối đa cho người nước ngoài mua bất động sản. Chúng ta đã trải qua bao khó khăn trong suốt mấy năm qua, nhưng chúng ta rút ra một điều rằng chúng ta ngày càng trở nên nhạy bén hơn, linh hoạt hơn, khôn ngoan hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn. Hàng hóa tồn kho chất đầy, công nhân thất nghiệp, ngân hàng không cho vay được, nhân viên ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng đều bị cắt giảm... Đó là cái giá phải trả mà nhiều quốc gia cũng như vậy chứ không chỉ riêng VN.
Kinh nghiệm ngăn ngừa những rủi ro làm bất ổn nền kinh tế phải chăng là chúng ta có rồi? Đương nhiên chúng ta không chủ quan, nhưng cũng phải tự tin mà nói rằng những cái gì đạt được trong năm vừa qua cho thấy chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm rồi. Do đó, đề xuất thực hiện chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” cũng xuất phát từ thực tiễn đó.
* Ông có thể phác thảo qua về chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế”?
- Chính sách cho phép người nước ngoài mua bất động sản phải được tổ chức thực hiện một cách nhanh nhất, ngay từ đầu tháng 1-2014. Kể cả việc đầu tư công của Nhà nước cũng như tín dụng của ngân hàng phải được phối hợp hài hòa làm sao cho một lượng vốn ra ngoài thị trường nhanh nhất. Đương nhiên chúng ta cũng phải đo lường lượng vốn ra thị trường thì tác động đến chỉ số giá như thế nào? Đó là câu chuyện của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng về góc độ vĩ mô thì lượng vốn phải được ra nhanh nhất kể cả đầu tư của Nhà nước, kể cả đầu tư của tư nhân.
Bằng những đột phá trong chính sách đầu tư của Nhà nước sẽ góp phần tăng tổng cầu lên, tức là tăng trưởng kinh tế cao hơn trên nền chúng ta đảm bảo các điều kiện để lạm phát ở mức 6-7% như hai năm qua là hợp lý. Làm rất liều lượng, chặt chẽ giữa lượng tiền đưa ra thị trường thông qua tín dụng. Điều quan trọng là quá trình đầu tư của nền kinh tế phải diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn để tạo ra một kỳ vọng cao hơn cho nền kinh tế.
Nhìn lại chỉ tiêu kinh tế năm 2013, theo ông Trương Văn Phước, như lạm phát, không phải đơn giản để chúng ta kéo chỉ số này trong cả năm nay xuống 6,04%. Lạm phát cả năm vẫn thấp như vậy cho thấy đây là kết quả sự kết hợp hài hòa của nhiều chính sách khác. Đó là, thứ nhất: chính sách tiền tệ trong quá trình quản lý cung tiền tệ của nền kinh tế đạt 10%. Đây là con số khả quan trong bối cảnh tổng cầu của nền kinh tế thấp. Thứ hai: tỉ giá tăng 1% nhưng xuất khẩu vẫn tăng trên 15%, điều đó có thể thấy rằng ở khía cạnh nào đó chính sách điều hành tỉ giá như thế là phù hợp.
* Để kinh tế phát triển, doanh nghiệp và người dân phải tiếp cận tín dụng một cách bình thường. Thế nhưng điều này đang vô cùng khó khăn do nợ xấu. Ông đánh giá việc xử lý nợ xấu thời gian qua?
- Chúng ta thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) để mua bán và xử lý nợ xấu. Thực tế, VAMC không thể xử lý hết nợ xấu của nền kinh tế này một cách nhanh nhất, ít tốn tiền nhất. Việc chúng ta tạm thời chuyển dịch nợ xấu từ ngân hàng thương mại vào trong VAMC để rồi tiếp tục phân loại tài sản đảm bảo, thiết lập các điều kiện của thị trường. Có thể nói với cách xử lý nợ xấu mà VAMC đang làm là mua lại của các tổ chức tín dụng, đây là một lối thoát gần như duy nhất trong bối cảnh ngân sách của chúng ta còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán còn nhiều khó khăn.
* Cho tới nay, gần 30.000 tỉ đồng nợ xấu - một phần nhỏ tổng nợ xấu của nền kinh tế - được VAMC mua. Có tín hiệu nào cho thấy sẽ có sự đổi thay lớn trong việc xử lý nợ xấu không?
- Chính là thông điệp sẽ cho phép người nước ngoài mua các bất động sản. Tôi cho đó là cú hích rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Và tôi cũng mong rằng trong năm 2014, việc này cần phải triển khai sớm từ ý tưởng biến thành chính sách, từ chính sách đi vào trong đời sống kinh tế - xã hội. Nếu như người nước ngoài bỏ tiền vào mua với điều kiện giá nhà đất thấp như hiện nay thì sẽ kích thích bao nhiêu nhà đầu tư trong nước hiện đang có rất nhiều tiền cũng chung tay vào mua nhà đất. Khi đó thị trường bất động sản sẽ ấm áp hơn. Điều này sẽ tạo ra không khí hưng phấn, sức cầu mới cho thị trường. Đó mới là điều quan trọng.
Căn bệnh của VN hiện nay là tổng cầu yếu. Bây giờ phải đưa chất gì vào để cho nó mạnh lên, khởi động cho các thị trường, trong đó có thị trường bất động sản. Cái ấm áp của thị trường sẽ tạo ra sự lan tỏa rất lớn trong đời sống kinh tế. Mọi người có lẽ thấy rằng việc bỏ tiền vào đâu, tiết kiệm hay chứng khoán, hay bất động sản thì ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm để lựa chọn.
* Có nhiều ý kiến lo ngại rằng nếu bán bất động sản lúc này cho các nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ bị hớ vì giá xuống quá thấp so với vài năm trước?
- Đúng là có rất nhiều ý kiến nói rằng trong bối cảnh giá bất động sản xuống thấp, việc chúng ta bán cho người nước ngoài được xem là bán tài sản quốc gia với giá rẻ. Nhưng tôi cho rằng mấy chục năm nay, Nhà nước cho phép đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào thì họ lấy những gì của đất nước ta? Đương nhiên họ mang vốn liếng vào đây thì phải có mức sinh lời mang về đất nước họ. Đó là lẽ sòng phẳng. Không có gì được mà không mất và cũng chả có gì mất mà không được.
Qua việc bán bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài, điều lớn nhất mà chúng ta nhận được là nợ xấu của VN sẽ từng bước được xử lý. Thực tế chúng ta đang sở hữu một lượng tuy nợ là xấu nhưng lại có tài sản đảm bảo không xấu tí nào. Nếu có lượng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản sẽ kích thích các nhà đầu tư trong nước tham gia vào đây. Như thế đây là cú hích, cú đột phá quan trọng về mặt chính sách. Một tín hiệu rất rõ ràng, rất mạch lạc, rất thuyết phục với thị trường góp phần tăng tổng cầu lên. Tổng cầu tăng lên thì phục vụ nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, tăng trưởng cao hơn không phải là một khẩu hiệu suông mà cần có những chính sách để tạo ra một kỳ vọng của thị trường rất hợp lý.
Khi nợ xấu được xử lý, các ngân hàng mạnh dạn cho vay ra. Doanh nghiệp được vay vốn nhiều hơn và kinh doanh nhiều hơn, kinh doanh có lãi thì họ đóng thuế nhiều hơn. Thuế đóng nhiều hơn thì ngân sách thu được nhiều hơn. Ngân sách nhiều hơn thì đầu tư công nhiều hơn. Đầu tư công nhiều hơn thì tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. Khi đó, kỳ vọng của con người nhiều hơn và sẽ biến thành hành động kinh doanh nhiều hơn. Như vậy, phục hồi kinh tế nhanh hơn. Đó là vòng lan tỏa của chính sách đó.
LÊ THANH thực hiện
(Tuổi trẻ)
* Ông nói có cơ sở để chúng ta tiến hành một “Điện Biên Phủ về kinh tế”. Cơ sở nào để ông đưa ra đề xuất này?
- Cách nay 60 năm, năm 1954, chúng ta đã lẫy lừng với chiến thắng Điện Biên Phủ. Tôi cho rằng năm 2014 tại sao chúng ta không kỷ niệm sự kiện đó trong tinh thần là “Điện Biên Phủ về kinh tế” để đưa đất nước vào một vận hội mới? Lịch sử nhiều khi cũng lặp lại những điều hết sức kỳ diệu như thế. Đó là cảm nhận hết sức cá nhân, nhưng tôi cho rằng những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn đây, nếu chúng ta khởi động một chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” thì có thể tạo ra một cú hích cho đất nước vượt qua khó khăn này.
Điều mà tôi đánh giá rằng tín hiệu chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” đã khá rõ là tại cuộc họp trực tuyến về kinh tế - xã hội cuối tuần qua, Chính phủ đã nhấn mạnh rằng chúng ta mở cửa tối đa cho người nước ngoài mua bất động sản. Chúng ta đã trải qua bao khó khăn trong suốt mấy năm qua, nhưng chúng ta rút ra một điều rằng chúng ta ngày càng trở nên nhạy bén hơn, linh hoạt hơn, khôn ngoan hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn. Hàng hóa tồn kho chất đầy, công nhân thất nghiệp, ngân hàng không cho vay được, nhân viên ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng đều bị cắt giảm... Đó là cái giá phải trả mà nhiều quốc gia cũng như vậy chứ không chỉ riêng VN.
Kinh nghiệm ngăn ngừa những rủi ro làm bất ổn nền kinh tế phải chăng là chúng ta có rồi? Đương nhiên chúng ta không chủ quan, nhưng cũng phải tự tin mà nói rằng những cái gì đạt được trong năm vừa qua cho thấy chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm rồi. Do đó, đề xuất thực hiện chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế” cũng xuất phát từ thực tiễn đó.
* Ông có thể phác thảo qua về chiến dịch “Điện Biên Phủ về kinh tế”?
- Chính sách cho phép người nước ngoài mua bất động sản phải được tổ chức thực hiện một cách nhanh nhất, ngay từ đầu tháng 1-2014. Kể cả việc đầu tư công của Nhà nước cũng như tín dụng của ngân hàng phải được phối hợp hài hòa làm sao cho một lượng vốn ra ngoài thị trường nhanh nhất. Đương nhiên chúng ta cũng phải đo lường lượng vốn ra thị trường thì tác động đến chỉ số giá như thế nào? Đó là câu chuyện của Ngân hàng Nhà nước. Nhưng về góc độ vĩ mô thì lượng vốn phải được ra nhanh nhất kể cả đầu tư của Nhà nước, kể cả đầu tư của tư nhân.
Bằng những đột phá trong chính sách đầu tư của Nhà nước sẽ góp phần tăng tổng cầu lên, tức là tăng trưởng kinh tế cao hơn trên nền chúng ta đảm bảo các điều kiện để lạm phát ở mức 6-7% như hai năm qua là hợp lý. Làm rất liều lượng, chặt chẽ giữa lượng tiền đưa ra thị trường thông qua tín dụng. Điều quan trọng là quá trình đầu tư của nền kinh tế phải diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn để tạo ra một kỳ vọng cao hơn cho nền kinh tế.
Nhìn lại chỉ tiêu kinh tế năm 2013, theo ông Trương Văn Phước, như lạm phát, không phải đơn giản để chúng ta kéo chỉ số này trong cả năm nay xuống 6,04%. Lạm phát cả năm vẫn thấp như vậy cho thấy đây là kết quả sự kết hợp hài hòa của nhiều chính sách khác. Đó là, thứ nhất: chính sách tiền tệ trong quá trình quản lý cung tiền tệ của nền kinh tế đạt 10%. Đây là con số khả quan trong bối cảnh tổng cầu của nền kinh tế thấp. Thứ hai: tỉ giá tăng 1% nhưng xuất khẩu vẫn tăng trên 15%, điều đó có thể thấy rằng ở khía cạnh nào đó chính sách điều hành tỉ giá như thế là phù hợp.
* Để kinh tế phát triển, doanh nghiệp và người dân phải tiếp cận tín dụng một cách bình thường. Thế nhưng điều này đang vô cùng khó khăn do nợ xấu. Ông đánh giá việc xử lý nợ xấu thời gian qua?
- Chúng ta thành lập Công ty Quản lý tài sản (VAMC) để mua bán và xử lý nợ xấu. Thực tế, VAMC không thể xử lý hết nợ xấu của nền kinh tế này một cách nhanh nhất, ít tốn tiền nhất. Việc chúng ta tạm thời chuyển dịch nợ xấu từ ngân hàng thương mại vào trong VAMC để rồi tiếp tục phân loại tài sản đảm bảo, thiết lập các điều kiện của thị trường. Có thể nói với cách xử lý nợ xấu mà VAMC đang làm là mua lại của các tổ chức tín dụng, đây là một lối thoát gần như duy nhất trong bối cảnh ngân sách của chúng ta còn nhiều khó khăn, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán còn nhiều khó khăn.
* Cho tới nay, gần 30.000 tỉ đồng nợ xấu - một phần nhỏ tổng nợ xấu của nền kinh tế - được VAMC mua. Có tín hiệu nào cho thấy sẽ có sự đổi thay lớn trong việc xử lý nợ xấu không?
- Chính là thông điệp sẽ cho phép người nước ngoài mua các bất động sản. Tôi cho đó là cú hích rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Và tôi cũng mong rằng trong năm 2014, việc này cần phải triển khai sớm từ ý tưởng biến thành chính sách, từ chính sách đi vào trong đời sống kinh tế - xã hội. Nếu như người nước ngoài bỏ tiền vào mua với điều kiện giá nhà đất thấp như hiện nay thì sẽ kích thích bao nhiêu nhà đầu tư trong nước hiện đang có rất nhiều tiền cũng chung tay vào mua nhà đất. Khi đó thị trường bất động sản sẽ ấm áp hơn. Điều này sẽ tạo ra không khí hưng phấn, sức cầu mới cho thị trường. Đó mới là điều quan trọng.
Căn bệnh của VN hiện nay là tổng cầu yếu. Bây giờ phải đưa chất gì vào để cho nó mạnh lên, khởi động cho các thị trường, trong đó có thị trường bất động sản. Cái ấm áp của thị trường sẽ tạo ra sự lan tỏa rất lớn trong đời sống kinh tế. Mọi người có lẽ thấy rằng việc bỏ tiền vào đâu, tiết kiệm hay chứng khoán, hay bất động sản thì ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm để lựa chọn.
* Có nhiều ý kiến lo ngại rằng nếu bán bất động sản lúc này cho các nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ bị hớ vì giá xuống quá thấp so với vài năm trước?
- Đúng là có rất nhiều ý kiến nói rằng trong bối cảnh giá bất động sản xuống thấp, việc chúng ta bán cho người nước ngoài được xem là bán tài sản quốc gia với giá rẻ. Nhưng tôi cho rằng mấy chục năm nay, Nhà nước cho phép đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào thì họ lấy những gì của đất nước ta? Đương nhiên họ mang vốn liếng vào đây thì phải có mức sinh lời mang về đất nước họ. Đó là lẽ sòng phẳng. Không có gì được mà không mất và cũng chả có gì mất mà không được.
Qua việc bán bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài, điều lớn nhất mà chúng ta nhận được là nợ xấu của VN sẽ từng bước được xử lý. Thực tế chúng ta đang sở hữu một lượng tuy nợ là xấu nhưng lại có tài sản đảm bảo không xấu tí nào. Nếu có lượng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản sẽ kích thích các nhà đầu tư trong nước tham gia vào đây. Như thế đây là cú hích, cú đột phá quan trọng về mặt chính sách. Một tín hiệu rất rõ ràng, rất mạch lạc, rất thuyết phục với thị trường góp phần tăng tổng cầu lên. Tổng cầu tăng lên thì phục vụ nền kinh tế tăng trưởng cao hơn, tăng trưởng cao hơn không phải là một khẩu hiệu suông mà cần có những chính sách để tạo ra một kỳ vọng của thị trường rất hợp lý.
Khi nợ xấu được xử lý, các ngân hàng mạnh dạn cho vay ra. Doanh nghiệp được vay vốn nhiều hơn và kinh doanh nhiều hơn, kinh doanh có lãi thì họ đóng thuế nhiều hơn. Thuế đóng nhiều hơn thì ngân sách thu được nhiều hơn. Ngân sách nhiều hơn thì đầu tư công nhiều hơn. Đầu tư công nhiều hơn thì tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. Khi đó, kỳ vọng của con người nhiều hơn và sẽ biến thành hành động kinh doanh nhiều hơn. Như vậy, phục hồi kinh tế nhanh hơn. Đó là vòng lan tỏa của chính sách đó.
LÊ THANH thực hiện
(Tuổi trẻ)
Đọc từ đầu đến cuối ko có cái gì nghe đc cả.
Trả lờiXóaÔng này là môt CHIÊN RA CHÉM GIÓ....
Trả lờiXóaĐừng tưởng các nhà TB ngu hơn các nhà CSVN chịu mua giá bất động sản ở Bavì với giá ngang ở Tokio,Hồngkông,Dubai... để bơm tiền cứu các đại gia VN.Hãy chờ xem.
Trả lờiXóa