Môi trường sống ở phương Tây rất khác ở Việt Nam. Ở Tây, tự do đi đôi với trách nhiệm. Từ bé, trẻ đã được dạy nếu muốn tự do, làm theo ý mình, không cần nghe lời bố mẹ thì hãy tự đi ra ngoài mà kiếm sống, tự thuê nhà riêng mà ở; còn muốn tiếp tục sống với bố mẹ thì phải tôn trọng quy tắc sinh hoạt trong gia đình và nghe lời bố mẹ.
Đoạn này hay: "Đã là phụ nữ, trời cho thiên chức làm mẹ thì không thể lơ là trách nhiệm này bởi, phúc đức tại mẫu, con hư tại mẹ. Cho nên, tôi luôn dạy con, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào đàn bà vẫn phải học chữ nhẫn. Không thể phân chia rạch ròi việc nhà và cho rằng đó mới là bình đẳng. Dù thế nào, đàn bà vẫn phải nhẫn nhịn, giữ lửa hạnh phúc cho gia đình".
Chuyện dạy “dâu Tây” của mẹ chồng Việt
Tình cờ gặp bà Huỳnh Ngôn Trực nhân dịp bà về Việt Nam mới đây, câu chuyện của chúng tôi tập trung vào chủ đề vai trò giữ lửa của người phụ nữ trong gia đình cũng như giữ lửa truyền thống văn hóa Việt Nam nơi xứ người.
Bà Huỳnh Ngôn Trực
Tôi có hai cô con dâu người ngoại quốc (một cô người Anh, một người Pháp), con rể cũng không phải là người Việt, nhưng chúng tôi sinh hoạt theo nếp của người Việt. Tức là ăn cơm Việt, khi về đến nhà phải giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt.
Đối với các con ruột của bà, dù được sinh ra và lớn lên tại Pháp, ngôn ngữ dùng hàng ngày là tiếng Pháp nhưng bà luôn dặn đi dặn lại con rằng đã là người Việt Nam phải thấu hiểu văn hóa Việt, ngôn ngữ Việt và góp phần gìn giữ vốn văn hóa quý giá ấy. Xuất phát từ phương châm sống này nên dù sinh sống đã gần nửa thế kỷ (từ năm 1970) trên đất Pháp nhưng gia đình bà vẫn ngày ngày ăn cơm Việt, vẫn thờ cúng tổ tiên, cúng giao thừa, đón Tết nguyên đán… và luôn quan tâm tới cộng đồng người Việt định cư tại đây.
Bà Trực kể, tôi luôn nói chuyện một cách cởi mở với các cô con dâu: Các con đừng quên mình lấy chồng Việt. Đã là dâu Việt phải hiểu được truyền thống văn hóa Việt. Trước hết các con phải học ngôn ngữ Việt để khi về quê chồng có thể giao tiếp với mọi người. Thứ nữa các con phải nấu được món ăn Việt Nam. "Còn niềm hãnh diện nào hơn việc vợ mình dù không phải là người Việt mà lại tiếp đãi bạn bè của chồng bằng những món ăn rất Việt Nam. Việc nấu được món ăn Việt chính là sự thể hiện tình cảm mình với chồng, gia đình, quê hương của chồng. Bà Trực cho biết, từ những lần tâm sự nhỏ to với các nàng dâu như vậy mà giờ đây các con dâu của bà đã có thể tự tin thiết đãi nhà chồng, bạn bè của chồng những món ăn đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Không chỉ dạy con kỹ năng nấu món ăn Việt Nam, dạy giao tiếp bằng tiếng Việt, bà Trực cho biết, ngay cả việc thờ cúng tổ tiên của người Việt bà cũng truyền dạy cho các nàng dâu. Theo bà Trực, mỗi lần giỗ, chạp chính bản thân bà cũng không biết hết phải khấn làm sao cho đúng cách thức. Nhưng cái bà truyền cho các con chính là cái tâm, lòng thành. Mình đứng trước bàn thờ tổ tiên là để tưởng nhớ, biết ơn những người đi trước. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt.
Với cô con gái duy nhất của bà, giữ lửa hạnh phúc gia đình luôn được bà nhắc nhở. Bà bảo, người ta cứ nói chuyện bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt ở những nước phương Tây. Tôi cho rằng, bình đẳng chỉ đúng ở khía cạnh phụ nữ ở ngoài xã hội, còn trong gia đình thì không phải lúc nào cũng nhất nhất đòi quyền bình đẳng.
Bà Trực kể, tôi luôn nói chuyện một cách cởi mở với các cô con dâu: Các con đừng quên mình lấy chồng Việt. Đã là dâu Việt phải hiểu được truyền thống văn hóa Việt. Trước hết các con phải học ngôn ngữ Việt để khi về quê chồng có thể giao tiếp với mọi người. Thứ nữa các con phải nấu được món ăn Việt Nam. "Còn niềm hãnh diện nào hơn việc vợ mình dù không phải là người Việt mà lại tiếp đãi bạn bè của chồng bằng những món ăn rất Việt Nam. Việc nấu được món ăn Việt chính là sự thể hiện tình cảm mình với chồng, gia đình, quê hương của chồng. Bà Trực cho biết, từ những lần tâm sự nhỏ to với các nàng dâu như vậy mà giờ đây các con dâu của bà đã có thể tự tin thiết đãi nhà chồng, bạn bè của chồng những món ăn đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Không chỉ dạy con kỹ năng nấu món ăn Việt Nam, dạy giao tiếp bằng tiếng Việt, bà Trực cho biết, ngay cả việc thờ cúng tổ tiên của người Việt bà cũng truyền dạy cho các nàng dâu. Theo bà Trực, mỗi lần giỗ, chạp chính bản thân bà cũng không biết hết phải khấn làm sao cho đúng cách thức. Nhưng cái bà truyền cho các con chính là cái tâm, lòng thành. Mình đứng trước bàn thờ tổ tiên là để tưởng nhớ, biết ơn những người đi trước. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt.
Bà Trực vẫn dạy các con phải biết nấu những
món ăn truyền thống trong những ngày lễ Tết
Với cô con gái duy nhất của bà, giữ lửa hạnh phúc gia đình luôn được bà nhắc nhở. Bà bảo, người ta cứ nói chuyện bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt ở những nước phương Tây. Tôi cho rằng, bình đẳng chỉ đúng ở khía cạnh phụ nữ ở ngoài xã hội, còn trong gia đình thì không phải lúc nào cũng nhất nhất đòi quyền bình đẳng.
Đã là phụ nữ, trời cho thiên chức làm mẹ thì không thể lơ là trách nhiệm này bởi, phúc đức tại mẫu, con hư tại mẹ. Cho nên, tôi luôn dạy con, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời đại nào đàn bà vẫn phải học chữ nhẫn. Không thể phân chia rạch ròi việc nhà và cho rằng đó mới là bình đẳng. Dù thế nào, đàn bà vẫn phải nhẫn nhịn, giữ lửa hạnh phúc cho gia đình.
Không chỉ là người vợ, người mẹ mẫu mực, bà Trực còn có cách rất riêng để giữ lửa truyền thống, bản sắc văn hóa Việt tại Pháp. Hiện bà Chủ tịch Hội người về hưu và hợp tác an sinh tại Pháp. Công việc chính của bà là tìm hiểu những người Việt, nhất là những cháu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để trao học bổng, trợ cấp, giúp họ một khoản tiền để có thể tiếp tục theo con đường học hành. Đối với những người Việt nghèo khó, Hội cũng sẽ có khoản tiền vừa trợ cấp, vừa xét cho các hộ nghèo này vay không tính lãi để có thể sinh sống tốt nơi xứ người.
Không chỉ là người vợ, người mẹ mẫu mực, bà Trực còn có cách rất riêng để giữ lửa truyền thống, bản sắc văn hóa Việt tại Pháp. Hiện bà Chủ tịch Hội người về hưu và hợp tác an sinh tại Pháp. Công việc chính của bà là tìm hiểu những người Việt, nhất là những cháu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để trao học bổng, trợ cấp, giúp họ một khoản tiền để có thể tiếp tục theo con đường học hành. Đối với những người Việt nghèo khó, Hội cũng sẽ có khoản tiền vừa trợ cấp, vừa xét cho các hộ nghèo này vay không tính lãi để có thể sinh sống tốt nơi xứ người.
Bà Trực cũng là một trong những phụ nữ tiêu biểu luôn đi đầu trong các phong trào kết nối những người Việt tại Pháp trong công cuộc truyền dạy tiếng Việt, truyền thống văn hóa Việt đến với cộng đồng.
Lục Bình
http://daidoanket.vn/Index.aspx?Menu=1463&chitiet=74194&Style=1
Lục Bình
http://daidoanket.vn/Index.aspx?Menu=1463&chitiet=74194&Style=1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét