Gà vặt lông, con nào chả giống con nào
Một bức ảnh chụp tấm biển hiệu một cửa hàng ở Bát Tràng, quảng cáo rằng “Chuyên bán đĩa mài sừng tê giác”. Đĩa xếp kín kho. Mua bán công khai. Và chú thích bức ảnh, thật là đáng tự hào “Việt Nam là quốc gia trên thế giới mà đĩa mài sừng tê giác được sản xuất hàng loạt”
Dân Mỹ, trong hẳn hoi một liên minh, đã kiện ra tòa Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vì đã cho phép sử dụng một loại thuốc trừ sâu có thể gây hại cho…ong. Vâng, không hề có sự nhầm lẫn. Vụ kiện này là để bảo vệ ong, một loài côn trùng có cánh vẫn hay đốt trẻ con và khi ngâm với rượu sẽ cho một thức uống hơi bị phê cho các thần ẩm thực xứ ta.
Bạn sẽ mỉm cười và nghĩ ngay đến thú vui tao nhã là “đi kiện” của dân Mỹ với những câu chuyện hài hước về “lương tâm của các vị luật sư”.
Nhưng sau nụ cười, hẳn sẽ là sự ngậm ngùi.
Mấy hôm trước, câu chuyện gà lậu từ Trung Quốc vừa được một quan chức Bộ Nông nghiệp tái khẳng định. “Thông tin hai tuần nay cho thấy, số gia cầm nhập lậu lại tăng lên đặc biệt là con giống”, ông Nguyễn Đức Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi phát biểu. “Cách đây vài phút tôi nhận được tin tỉnh Cao Bằng, 6 chợ có số gà thịt và gà giống lậu khá nhiều, bán công khai. Họ thịt sẵn bên Trung Quốc, đưa xe khách giường nằm vận chuyển vào Việt Nam. Chợ Hà Vỹ, đều đều mỗi ngày 5 – 6 tấn vận chuyển bằng xe “Su cóc” (xe ô tô 7 chỗ), chở về thôn, xóm rồi đưa vào chợ”.
Chợ Hà Vỹ, cái tên rất quen, từng được nói tới trước Quốc hội. Đó là phiên họp ngày 14-11-2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhắc đến cái tên Hà Vỹ, địa điểm ông đã thân hành thị sát để phát hiện một thực tế là “lực lượng bảo vệ chỉ đủ chốt ¼ số cổng”.
“Lệnh vua” đã có. Chế tài, “phạt đến cả trăm triệu đồng” không thiếu. Quyết tâm có thừa khi hẳn hoi chính quyền Thủ đô ký hết cái liên tịch ngăn chặn này đến cái liên tịch gà sạch độc quyền kia. Và sau đó, 5-6 tấn gà lậu vẫn- báo chí dùng từ “nghênh ngang”- hoành hành ngay dưới chân tháp Rùa, giữa mùa dịch cúm.
Mà, thưa những con ong Mỹ, không phải chỉ có gà lậu “nghênh ngang” ở Việt Nam đâu. Cá tầm nữa. Đang chiếm lĩnh 80-90% thị trường thủ đô trong sự “thừa nhận” của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn thừa nhận, “Bộ Nông nghiệp cũng chưa có biện pháp gì khả thi hơn để tháo gỡ. Vì, ngành nông nghiệp không phụ trách chính về lĩnh vực ngăn chặn hàng lậu, muốn giải quyết dứt điểm cần sự vào cuộc của nhiều ngành chức năng”.
Thêm một ý kinh điển nữa “cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị”.
Một con gà, một con cá mà ngày ngày nhân dân cho vào mồm có bao nhiêu bộ “lo”?
5 bộ
Có mấy bộ chịu trách nhiệm?
0 bộ
Vì đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Vì đó là trách nhiệm của người dân khi không chịu xem Bộ Y tế hướng dẫn phân biệt gà, không chịu là “người tiêu dùng thông thái”.
Mới hôm qua, một tờ báo, nước ngoài tất nhiên, vừa cho chúng ta xem một bức ảnh chụp tấm biển hiệu một cửa hàng ở Bát Tràng, quảng cáo rằng “Chuyên bán đĩa mài sừng tê giác”. Đĩa xếp kín kho. Mua bán công khai. Và chú thích bức ảnh, thật là đáng tự hào “Việt Nam là quốc gia trên thế giới mà đĩa mài sừng tê giác được sản xuất hàng loạt”. Mở ngoặc cái là quốc gia nhiều tê giác nhất thế giới Nam Phi cũng từng thừa nhận tài thiện xạ của người Việt.
Ở Việt Nam, 138 triệu đồng là giá của một lạng sừng tê. Nhưng ngay cả trường hợp nó là đồ xịn, trong sự phân biệt với tình trạng 80% là đổ giả, thì thực ra nó cũng có “giá trị cao” ngang sừng trâu, sừng bò. Người ta phải bỏ ra số tiền khủng để thỏa mãn cơn khát sừng tê, vì trong thâm tâm, ai cũng tin sừng tê có tác dụng chữa trị ung thư.
Trong khi đó thì những người Việt, trong một quốc gia có tỷ lệ ung thu cao nhất thế giới hàng ngày buộc phải tự bảo vệ trước nào gà, nào cá, nào táo, nào bim bim, nào thú nhúm và cả…áo ngực “lạ”.
Mà gà, hay cá thì cứ qua biên giới, cứ vặt lông thì con nào cũng giống con nào.
Cũng còn may là những con lợn trên sông Hoàng Phố còn cách rất xa biên giới Việt- Trung.
Bạn sẽ mỉm cười và nghĩ ngay đến thú vui tao nhã là “đi kiện” của dân Mỹ với những câu chuyện hài hước về “lương tâm của các vị luật sư”.
Nhưng sau nụ cười, hẳn sẽ là sự ngậm ngùi.
Mấy hôm trước, câu chuyện gà lậu từ Trung Quốc vừa được một quan chức Bộ Nông nghiệp tái khẳng định. “Thông tin hai tuần nay cho thấy, số gia cầm nhập lậu lại tăng lên đặc biệt là con giống”, ông Nguyễn Đức Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi phát biểu. “Cách đây vài phút tôi nhận được tin tỉnh Cao Bằng, 6 chợ có số gà thịt và gà giống lậu khá nhiều, bán công khai. Họ thịt sẵn bên Trung Quốc, đưa xe khách giường nằm vận chuyển vào Việt Nam. Chợ Hà Vỹ, đều đều mỗi ngày 5 – 6 tấn vận chuyển bằng xe “Su cóc” (xe ô tô 7 chỗ), chở về thôn, xóm rồi đưa vào chợ”.
Chợ Hà Vỹ, cái tên rất quen, từng được nói tới trước Quốc hội. Đó là phiên họp ngày 14-11-2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhắc đến cái tên Hà Vỹ, địa điểm ông đã thân hành thị sát để phát hiện một thực tế là “lực lượng bảo vệ chỉ đủ chốt ¼ số cổng”.
“Lệnh vua” đã có. Chế tài, “phạt đến cả trăm triệu đồng” không thiếu. Quyết tâm có thừa khi hẳn hoi chính quyền Thủ đô ký hết cái liên tịch ngăn chặn này đến cái liên tịch gà sạch độc quyền kia. Và sau đó, 5-6 tấn gà lậu vẫn- báo chí dùng từ “nghênh ngang”- hoành hành ngay dưới chân tháp Rùa, giữa mùa dịch cúm.
Mà, thưa những con ong Mỹ, không phải chỉ có gà lậu “nghênh ngang” ở Việt Nam đâu. Cá tầm nữa. Đang chiếm lĩnh 80-90% thị trường thủ đô trong sự “thừa nhận” của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn thừa nhận, “Bộ Nông nghiệp cũng chưa có biện pháp gì khả thi hơn để tháo gỡ. Vì, ngành nông nghiệp không phụ trách chính về lĩnh vực ngăn chặn hàng lậu, muốn giải quyết dứt điểm cần sự vào cuộc của nhiều ngành chức năng”.
Thêm một ý kinh điển nữa “cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị”.
Một con gà, một con cá mà ngày ngày nhân dân cho vào mồm có bao nhiêu bộ “lo”?
5 bộ
Có mấy bộ chịu trách nhiệm?
0 bộ
Vì đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Vì đó là trách nhiệm của người dân khi không chịu xem Bộ Y tế hướng dẫn phân biệt gà, không chịu là “người tiêu dùng thông thái”.
Mới hôm qua, một tờ báo, nước ngoài tất nhiên, vừa cho chúng ta xem một bức ảnh chụp tấm biển hiệu một cửa hàng ở Bát Tràng, quảng cáo rằng “Chuyên bán đĩa mài sừng tê giác”. Đĩa xếp kín kho. Mua bán công khai. Và chú thích bức ảnh, thật là đáng tự hào “Việt Nam là quốc gia trên thế giới mà đĩa mài sừng tê giác được sản xuất hàng loạt”. Mở ngoặc cái là quốc gia nhiều tê giác nhất thế giới Nam Phi cũng từng thừa nhận tài thiện xạ của người Việt.
Ở Việt Nam, 138 triệu đồng là giá của một lạng sừng tê. Nhưng ngay cả trường hợp nó là đồ xịn, trong sự phân biệt với tình trạng 80% là đổ giả, thì thực ra nó cũng có “giá trị cao” ngang sừng trâu, sừng bò. Người ta phải bỏ ra số tiền khủng để thỏa mãn cơn khát sừng tê, vì trong thâm tâm, ai cũng tin sừng tê có tác dụng chữa trị ung thư.
Trong khi đó thì những người Việt, trong một quốc gia có tỷ lệ ung thu cao nhất thế giới hàng ngày buộc phải tự bảo vệ trước nào gà, nào cá, nào táo, nào bim bim, nào thú nhúm và cả…áo ngực “lạ”.
Mà gà, hay cá thì cứ qua biên giới, cứ vặt lông thì con nào cũng giống con nào.
Cũng còn may là những con lợn trên sông Hoàng Phố còn cách rất xa biên giới Việt- Trung.
http://daotuanddk.wordpress.com/2013/03/26/ga-vat-long-con-nao-cha-giong-con-nao/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét