Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Phụ nữ Việt Nam không quan tâm đến tình dục?

ABS: Có thể do phụ nữ VN ngày càng quan tâm tới … chính trị, trong khi đàn ông thì ngược lại, ít quan tâm chính trị, mà quan tâm nhiều hơn tới tình dục?  - Hay lý do ở đây: NƯỚC MÁT BÀ NỘI TRỢ (Bùi Văn Bồng).


Việt Hà, phóng viên RFA, 2012-08-24
Một báo cáo mới được công bố gần đầy của viện nghiên cứu phát triển xã hội cho biết có đến hơn 50% số phụ nữ Việt được điều tra cho biết họ không hứng thú về tình dục, cao hơn rất nhiều so với con số 31% của nam giới. 

RFA - Thiếu nữ thành thị. (ảnh minh hoạ)
Kết quả này có cho thấy một đời sống tình dục nghèo nàn của người phụ nữ Việt Nam hay không? Hay còn điều gì ẩn chứa sau câu trả lời này của những người phụ nữ? Xin mời quý vị cùng  Việt Hà tìm hiểu chủ đề này trong trang tạp chí phụ nữ kỳ này.
Phụ nữ Việt vẫn e ngại, né tránh nói về tình dục
Lấy chồng đã gần 30 năm và đã có một con gái, chị Thu cho rằng mình có một cuộc sống hòan tòan hạnh phúc xét trên mọi khía cạnh, kể cả trong quan hệ tình dục với chồng. Tuy nhiên theo chị, quan hệ tình dục là phần không quan trọng và chỉ mang ý nghĩa bắt buộc trong đời sống vợ chồng.
Chị Thu: theo mình thấy thì trong cuộc sống thì cần phải có cái đấy nhưng mà để nói là hưởng thụ thì mình thấy là mình cũng không phải là người đòi hỏi nên mình nghĩ là quan hệ vợ chồng thì bắt buộc phải thế thôi chứ mình không thấy nó quan trọng lắm.
Quan điểm của chị Thu cũng là quan điểm của khoảng 54% số phụ nữ được hỏi trong một nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu phát triển xã hội. Nghiên cứu được tiến hành trên 5,300 người ở độ tuổi 18 đến 65 bao gồm cả nam lẫn nữ ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, Sài Gòn và Đà nẵng.
Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển xã hội, cho biết bà không ngạc nhiên với kết quả này.

Phong trào chuyên toán: chờ một cú hích “kiểu Ngô Bảo Châu”


SGTT.VN -  Nhân hội nghị Toán học phối hợp Việt – Pháp được tổ chức tại đại học Huế (20 – 24.8), chiều 22.8 dưới sự chủ trì của GS Ngô Bảo Châu, viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã tổ chức buổi toạ đàm giữa các nhà toán học, các nhà giáo dục, giáo viên chuyên toán và đại diện một số diễn đàn toán học để bàn về vấn đề bồi dưỡng giáo viên chuyên toán và học sinh giỏi toán. TS Trần Nam Dũng chia sẻ một số thông tin và suy nghĩ về nội dung buổi toạ đàm.
Dưới những góc nhìn khác nhau, khách mời của buổi toạ đàm đã chia sẻ những trăn trở của mình về thực trạng dạy và học toán ở các trường chuyên hiện nay, về động cơ học toán của học sinh và sự tiếp nối giữa các thế hệ.

GS Ngô Bảo Châu tại hội nghị Toán học phối hợp Việt – Pháp. Ảnh: dantri.com

Năm vấn đề lớn của nền kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với 5 vấn đề lớn. 
Đó là, tăng trưởng, lạm phát, nợ xấu, tồn kho và công ăn việc làm.

Tăng trưởng thấp, nhưng là hợp lý
Tăng trưởng GDP quý I đạt 4%, 6 tháng đầu năm đạt 4,38% là mức thấp nhất so với tốc độ tăng của cùng kỳ trong 3 năm trở lại đây. Mức thấp nhất không chỉ ở tốc độ chung, mà còn ở cả 3 nhóm ngành, trong đó đáng quan tâm nhất là tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp và xây dựng - động lực và đầu tầu tăng trưởng chung - đã giảm sâu hơn và thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia và cơ quan hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong nước, tăng trưởng kinh tế cả năm 2012 đều thống nhất ở mức cận trên 5,7%, mức cận dưới là 5,4%, hoặc từ 5,3% trở xuống. Nếu đạt trên 5,32%, tăng trưởng của năm 2012 chỉ là “đáy” từ năm 2010 đến nay; nếu đạt dưới 5,32%, tăng trưởng của năm 2012 sẽ là “đáy” tính từ năm 2000 đến nay (chỉ sau năm 1999).
Mặc dù tốc độ tăng trưởng năm 2012 được dự báo là thấp so với năm 2011 và so với mục tiêu đề ra cho năm nay, nhưng có thể được coi là hợp lý, vì nhiều lẽ.

TÔI MONG VIỆT NAM CÓ "SÓNG THẦN"

by kytrung

Tổng bí thư Nguyễn Phú  Trọng trong hội nghị TW 4
 
          Nhật Bản, nếu không có cơn sóng thần khủng khiếp, sẽ có bao nhiêu lỗi lầm về xây dựng, quản lý kinh tế, xã hội… không bị phát hiện.
             Trước hết đó là trách nhiệm của những người đứng đầu chính phủ. Nhờ sóng thần, người dân nước Nhật đã thấy trách nhiệm của những vị đứng đầu chính phủ, cũng là một dịp kiểm chứng nhìn nhận một cách trung thực tài năng, đức độ của những vị ấy đối với dân. Ai tốt? Ai xấu? . Cơn sóng thần với sức tàn phá đổ bộ vào Nhật Bản ngoài sức tưởng tượng con người, những ưu, khuyết điểm của những công trình lớn ví như nhà máy điện nguyên tử ở Nhật, mà trước đây, ai cũng tưởng là tốt, thì giờ đây, những nhà máy điện nguyên tử này lộ rõ những mặt hạn chế, đang đứng trước nguy cơ phải dẹp bỏ, nhân dân và dư luận Nhật Bản đòi chính quyền phải thay thế bằng nguồn nguyên liệu khác, an toàn hơn, giữ độ sạch của môi trường lớn hơn. 
           Cũng qua sự tàn phá ở mức độ vô hạn của sóng thần, việc khôi phục giao thông, nhà cửa, các công trình công cộng phục vụ dân sinh…ở Nhật Bản, mọi người đều nghĩ, rất khó khăn, thậm chí phải kéo dài hàng chục năm. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ sau một năm, sau cơn sóng thần, những trục đường giao thông quan trọng bị sóng thần phá nát ở Nhật Bản, chính quyền và người dân trên cơ bản, đã khôi phục xong, nhiều khu dân cư, chùa chiền…  sinh hoạt trở lại bình thường, bệnh viện, trường học mở cửa trở lại. Điều quan trọng nhất, chất lượng công trình này, người Nhật xây dựng tốt hơn hẳn những công trình đã bị sóng thần phá vỡ, khắc phục những sai lầm, đủ sức chịu đựng với những đợt sóng thần mạnh hơn.

Tháp Eiffel 'đắt giá' nhất châu Âu: 545 tỷ USD


Tháp Eiffel vừa được công bố là công trình giá trị nhất châu Âu và được định giá 545 tỷ USD đối với nền kinh tế Pháp. 

Ảnh: beautifulscenerys
"Người đàn bà thép", tháp Eiffel. Ảnh: beautifulscenerys
Đây là kết quả nghiên cứu của Phòng Thương mại Monza và Brianza của Ý, dựa trên "hình ảnh, thương hiệu và độ dễ thấy" của công trình, với 10 thông số được nhiều cơ quan phân tích và thống kê tham khảo chéo.
Công trình nổi tiếng nhất của Paris được định giá cao gần gấp 5 lần đối thủ liền kề, đấu trường La Mã, 114 tỷ USD.
Các tiêu chuẩn đánh giá bao gồm "chỉ số du lịch", được tính dựa trên "giá trị kinh tế của địa điểm công trình, sự nổi tiếng của công trình, các dòng khách du lịch tới khu vực và công trình đó". Ngoài ra còn có "chỉ số về độ hấp dẫn kinh tế", bao gồm các yếu tố như số lượng công việc công trình tạo ra và giá trị xuất khẩu của nó. Giá trị vật chất và tài sản của các công trình đều không được tính đến.

‘Nhân tai’ và... hiện tượng bầu Kiên!


Sống chung với thiên tai đã đành, người Việt giờ còn phải biết sống chung với "nhân tai"- thói vô cảm, vô trách nhiệm, thói tham nhũng, giẫm đạp lên luật pháp vì lợi ích riêng. Đó là thứ... tình khốn khổ, và cũng cay cực làm sao!
Hà Nội và nhiều tỉnh phía bắc vừa bị cơn bão số 5 "chạm" phải. Nói như dân gian là thiên tai. Mới chỉ "chạm" phải, bão số 5 tàn phá hàng ngàn ngôi nhà, hàng nghìn héc ta lúa và hoa màu hư hỏng. Thậm chí mang tang tóc đến cho nhiều gia đình. Thiên nhiên vĩ đại, kỳ thú và thiên nhiên cũng hung hãn, tàn bạo...
Con số 42 người chết, mất tích và bị thương, đặc biệt trong đó, có 1 người lái xe taxi tại Hà Nội chết ngay trong xe vì bị cây đổ bất ngờ, để lại người vợ trẻ và 2 đứa con thơ ngơ ngác đã khiến không ít người xót xa.
Nghìn năm và... tử thần?
Nhưng kinh hoàng nhất, tự dưng, trên dự án đường trục phát triển phía Bắc quận Hà Đông đột nhiên... ngoác ra đến hàng trăm mét vuông, như một "nụ cười" vô duyên,  diễu cợt, tàn nhẫn. Đến nỗi, ngay lập tức, "nụ cười" này được gọi đích danh hố tử thần.
Hố tử thần chẳng...hổ danh. Chỉ trong vài giờ, nó đã "nuốt trọn" cả cổng chào lớn làm bằng inox cũng được lắp đặt từ dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội (2010).

Hình ảnh hố tử thần cắt đôi đường Lê Văn Lương kéo dài. Ảnh: Anh Tuấn/ VNN

(17) Ảnh Salève lấy từ Google Earth

  Ảnh Salève lấy từ Google Earth