Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2022

Đảng quyết ko để nền KT lặp lại chu kỳ ”thập kỷ mất mát”

Đảng quyết không để nền kinh tế lặp lại chu kỳ ”thập kỷ mất mát”
Bài phân tích của TS. Phạm Quý Thọ (RFA Blog) 07/04/2022 — Trong vòng chưa đầy một tháng nay một loạt các đại gia “bị tạm giam”. Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an, mới nhất, ngày 5-4 ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh bị bắt cùng với sáu lãnh đạo các công ty thuộc Tập đoàn dưới quyền về cùng tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Ngày 29-3 ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn FLC đã bị “truy cứu trách nhiệm hình sự” về tội Thao túng thị trường chứng khoán và, liên tiếp sau đó là hai người em gái của ông ta, những người có cương vị trong Tập đoàn này cũng bị bắt với cáo buộc giúp sức anh trai thao túng và che giấu thông tin chứng khoán; 

Ngày 24/3 bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam, bị “khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam” về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ngày 25/3 bà Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch và Dịch vụ hàng không An Bình bị bắt do liên quan vụ án Nhận hối lộ xảy ra ở Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao)…

Xóa kiến trúc lịch sử để xây nhôm kính 'hổ thẹn cho Hà Nội'

Văn hóa VN: Xóa kiến trúc lịch sử để xây đô thị nhôm kính 'thật hổ thẹn cho Hà Nội'
8 tháng 4 2022 - Trên thực tế việc phá dỡ toà nhà bốn mặt đã gần hoàn tất. 
Nếu dự án dự án công trình đa chức năng POSTEF vẫn tiếp tục được xây dựng với độ cao 11 tầng theo phong cách hiện đại toàn, sắt thép nhôm kính sáng loáng, thì đó thực sự là một thảm hỏa, một nỗi hổ thẹn với danh hiệu Thành phố Vì hòa Bình, Thành phố Sáng tạo.

Câu chuyện về tòa nhà ở 61 phố Trần Phú, Hà Nội đang bị dỡ bỏ để xây thương xá hiện tiếp tục được dư luận thủ đô Việt Nam quan tâm. BBC News Tiếng Việt phỏng vấn Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế, giảng viên ĐH Mỹ thuật Hà Nội, tác giả, nhà nghiên cứu di sản văn hóa, về đề tài này.

Câu hỏi đầu tiên là về giá trị của cảnh quan kiến trúc khu vực xung quanh tòa nhà 61 Trần Phú, quận Ba Đình:

Cao ốc 11 tầng cạnh quảng trường BĐ như ‘quái vật kiến trúc’

Tôi đồng ý với ý kiến của các chuyên gia, việc phá dỡ dãy nhà Pháp cổ 100 tuổi ở 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội là sai lầm, xây cao ốc cao tới 11 tầng ở đó thì đúng như xây thêm một “con quái vật về kiến trúc” trong khi xung quanh toàn là kiến trúc vừa và nhỏ... Tôi cho rằng Hà Nội không nên xây nhà cao quá 10-15 tầng, mà nên xây dưới 10 tầng, đồng thời cần mở rộng đô thị theo hướng Tây và hướng Tây Nam. Đáng tiếc là Hà Nội lại phát triển theo hướng Bắc và hướng Đông Bắc, lấy sông Hồng làm trung tâm, đồng thời co cụm bằng hàng nghìn khối nhà cao hàng chục tầng trông như bầy quái vật. Kết quả là gần chục triệu con người bị dồn vào một không gian rất nhỏ hẹp, dẫn tới vô vàn bất cập về giao thông, môi trường, văn hóa, xã hội và đời sống.
Cao ốc 11 tầng cạnh quảng trường Ba Đình như ‘quái vật kiến trúc’
Theo KTS Phạm Thanh Tùng việc phá dỡ dãy nhà Pháp cổ 100 tuổi ở 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội xây cao ốc cao tới 11 tầng như “con quái vật về kiến trúc” trong khi xung quanh là kiến trúc vừa và nhỏ.
Duyệt cao ốc 11 tầng sát nhà Quốc hội “đúng quy trình”
Liên quan đến công trình số 61 Trần Phú đang bị phá dỡ để xây dựng dự án gồm 11 tầng nổi và 6 tầng hầm, thông tin tại buổi họp báo mới đây, ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc (QH-KT) Hà Nội cho biết, xây dựng công trình khách sạn tại đây là phù hợp. Khu vực này không nằm trong danh mục bảo tồn của thành phố.

VN bỏ phiếu ủng hộ Nga ở Hội đồng Nhân quyền

LHQ tạm đình chỉ Nga ở Hội đồng Nhân quyền: Việt Nam cùng Lào và TQ chống lại
8 tháng 4 2022 - Kết quả bỏ phiếu đình chỉ tư cách của Liên bang Nga trong Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 07/04/2022. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm thứ Năm 07/04/2022 đã đình chỉ Nga tạm thời, đưa nước này ra khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ vì các tin tức về "các hành vi vi phạm và lạm dụng nhân quyền tổng thể và có hệ thống" của quân Nga trong cuộc xâm lăng Ukraine.

Có 93 nước bỏ phiếu ủng hộ, 58 bỏ phiếu trắng và 24 quốc gia bỏ phiếu chống, gồm CHXHCN Việt Nam. Việt Nam và Lào lại một lần nữa bỏ phiếu giống Trung Quốc, điều này khiến Hà Nội và Vientianne khác hẳn các nước còn lại trong khối Asean trong lựa chọn ngoại giao về Nga.

Nga đã cảnh báo các nước rằng lần này, ai bỏ phiếu đồng ý hoặc bỏ phiếu trắng sẽ bị Nga coi là một "cử chỉ không thân thiện", theo Reuters.

Mỹ: Trung Quốc vẫn quan trọng hơn Nga

Mỹ: Trung Quốc vẫn quan trọng hơn Nga
Brian Katulis - Thay vì rút lui khỏi thế giới, Mỹ cần tăng cường quan hệ với nhiều quốc gia hơn và xây dựng một cách tiếp cận thống nhất hơn ở trong nước

Sự kiện chính: Mỹ, Trung Quốc và Nga
Một loạt các hành động tàn bạo và tội ác chiến tranh đang diễn ra liên tục trong cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và phản ứng của phương Tây đối với các động thái của nước này có thể hiểu được đã chiếm ưu thế trên các tiêu đề trong vài tuần qua. Nhưng Trung Quốc có thể sẽ đóng một vai trò lớn hơn nhiều trong chính trị và chính sách đối ngoại của Mỹ về lâu dài, vì một loạt lý do:

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

Kẻ từng cưỡng hiếp tôi đang là Phó TBT báo Văn Nghệ

Một gã lái xe được đưa lên làm phóng viên và bây giờ đang là phó tổng biên tập của một tờ báo Văn Nghệ lớn. Rồi gã có thể trở thành tổng biên tập và cứ thế đi lên tiếp. Sợ rằng ở nước ta đang có rất nhiều gã như thế, chúng còn có thể nắm những chức vụ to hơn trong bộ máy đảng và nhà nước. Điều này giải thích tại sao văn hóa, xã hội của đất nước ngày càng đi xuống.
Kẻ từng cưỡng hiếp tôi đang là Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ
FB Dạ Thảo Phương - 
Ngày 3.4 là ngày sinh nhật tôi, ngày mẹ cha mang tôi đến với cuộc đời. Sinh nhật tôi năm nay, tôi muốn được sinh ra một lần nữa – Bằng việc mang ra ánh sáng một Sự Thật tôi đã phải chôn giấu trong im lặng thống khổ 23 năm nay. Có lẽ những gì tôi kể ra sẽ hơi dài với bạn. Nhưng đó là gần một nửa thời gian tôi đã sống trên mặt đất này, với rất nhiều khổ đau, mất mát, oan ức.

6-4-2022 Ảnh Nhà văn Khuất Quang Thụy (bên phải) trao quyết định Phó Tổng biên tập Báo Văn Nghệ cho nhà thơ Lương Ngọc An. Ảnh: Báo Văn Nghệ

Ngành giáo dục nên làm gì?

Ngành giáo dục nên làm gì?
FB Mạc Văn Trang - 7-4-2022 Học sinh lớp 4 học sách Cánh Buồm (chớ nhầm với Cánh Diều) trình bày và bảo vệ quan điểm của mình trước cử toạ. Ảnh: FB tác giả. Một cô giáo nhắn tin cho tôi, hỏi: Hiện tượng học sinh tự tử ngày càng đáng lo ngại, bây giờ giáo dục cần làm gì? Về vấn đề này trước đây tôi đã viết mấy bài rồi. Nhưng bây giờ đúng là một câu hỏi vẫn cấp thiết và quan trọng. Tôi xin trả lời chung đối với ngành Giáo dục mấy điều.

Sau vụ một nam học sinh lớp 10, 16 tuổi, học trường chuyên Amsterdam Hà Nội nhảy lầu tự vẫn ngày 2/4/2022, trên mạng xã hội tràn ngập những ý kiến thương xót, oán giận, phê phán, nhưng rồi không biết nên làm gì.

Vì sao lãnh đạo Tân Hoàng Minh vào lò?

Có lẽ việc bắt các đại gia THM và FLC là những thông tin tốt lành để nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì đầu cơ tài chính và bất động sản như hiện nay. Nhìn lại từ 2011 đến nay có thể thấy ngành Tài chính - Ngân hàng đã và đang được tập trung tái cơ cấu lại một bước khá mạnh, các hoạt động được đưa vào khuôn khổ giám sát chặt chẽ hơn nên phát triển lành mạnh hơn so với thời Tấn Dũng. Kết quả là nền tảng vĩ mô Việt Nam từ trạng thái bấp bênh và liên tục trải qua khủng hoảng thời Tấn Dũng đã ổn định trở lại. Lạm phát, lãi suất, tỷ giá, thâm hụt ngân sách... của Việt Nam trong 5 năm qua thuộc nhóm ổn định và lành mạnh trên thế giới. Năm nay, thị trường BĐS và chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) được đưa vào tầm ngắm để tái cơ cấu, dẹp bớt những đội nhóm lũng đoạn, thao túng, bớt dần tính đầu cơ cờ bạc, càng làm cho thị trường lành mạnh hơn. Dòng tiền của nhà đầu tư sẽ không còn bị cuốn vào các cuộc phát hành cổ phiếu và trái phiếu vô tội vạ của các DN yếu kém kèm theo các cuộc làm giá tưng bừng của các đội lái. Vai trò phân bổ vốn của thị trường tài chính sẽ được phát huy hiệu quả hơn. Trên một nền tảng vĩ mô ổn định, nguồn lực xã hội sẽ được phân bổ hiệu quả chắc chắn sẽ mang lại hiệu ứng cộng hưởng, giúp nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững hơn.
Vì sao lãnh đạo Tân Hoàng Minh vào lò?
Dương Quốc Chính - 6-4-2022 - Hiện tại, tội danh mà nhóm lãnh đạo Tân Hoàng Minh (THM) bị khổ tố là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Nghe thấy sai sai, vì chưa thấy có nạn nhân nào tố cáo cả! Mà công an thì lâu nay vẫn nói vậy mà chưa chắc vậy. Có thể họ bắt vì tội này, nhưng công bố tội khác, chuyện này khá phổ biến.
Mấy hôm nay mình theo dõi các động thái liên quan đến THM, thấy việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) hủy việc huy động khoảng 10 nghìn tỷ đồng qua việc bán trái phiếu của THM có điểm chưa rõ ràng. Có thể đằng sau đó còn nhiều chuyện KHÔNG TIỆN CÔNG KHAI.

Tình yêu của người mẹ

Tình yêu của người mẹ
Không ai muốn đến gần, nhưng tình yêu của cô bị bịnh aids đã khiến tôi bật khóc! Thông tin bệnh nhân AIDS chuẩn bị nhập viện sinh con đã khiến cả khoa sản náo loạn. Các y tá đồng thanh nói: “Ai sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp bị lây nhiễm?” Ngay cả một số bác sĩ cũng phản đối: “Nếu bệnh nhân khác bị lây nhiễm qua dụng cụ phẫu thuật và giường chiếu thì phải làm thế nào?”.

Sau một hồi tranh luận, cuối cùng bệnh nhân cũng được sắp xếp vào chiếc giường số 13, phòng cách ly đặc biệt của khoa sản. Khi trưởng khoa phân công trực ban, không ai muốn nhận vào trong đó. Cuối cùng chỉ còn lại tôi – một y tá vừa tốt nghiệp ba tháng, nơm nớp lo sợ bước vào căn phòng.

Lý do Nga xoay trục giao tranh tại miền đông Ukraine

Lý do Nga xoay trục giao tranh tại miền đông Ukraine
Nga chuyển trọng tâm vào Donbass sau hơn một tháng xung đột ở Ukraine, dường như muốn thu hẹp phạm vi chiến dịch để tìm kiếm chiến thắng chắc chắn. Nga ngày 29/3 tuyên bố thay đổi chiến lược ở Ukraine, khi nói rằng sẽ rút khỏi Kiev và Chernihiv để dồn lực "giải phóng" vùng Donbass, phía đông Ukraine.

Nói tới vùng Donbass, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đề cập tới khu vực từng là trung tâm sản xuất thép và than đá của Ukraine. Giới quan sát nhận định điều ông Putin thực sự muốn nói là toàn bộ hai khu vực lớn ở phía đông gồm Lugansk và Donetsk, kéo dài từ ngoại ô thành phố Mariupol tới biên giới phía bắc, theo Paul Kirby, nhà phân tích kỳ cựu của BBC.

Cuộc chiến Ukraine và triển vọng xoay trục của Việt Nam

Bài này cho rằng rất có thể Việt Nam sẽ đi theo tấm gương của Ấn Độ, tức là “xoay trục” về hướng mà "quyền lợi của đất nước phù hợp hơn với các giá trị mà thế giới đang ra sức bảo vệ". Giá trị đang được bảo vệ ở đây có 2 điểm căn bản: Thứ nhất, đây là giá trị hay trật tự thế giới của phương Tây, do các nước phương Tây xây dựng để phục vụ cho lợi ích ích kỷ của phương Tây nên không phải ai cũng muốn theo. Thứ hai, chỉ các nước phương Tây (khoảng 30 nước) ra sức bảo vệ. Thông tin trong bài cho thấy “hai phần ba dân số thế giới sống ở các quốc gia hoặc trung lập hoặc nghiêng về phía Nga trong cuộc chiến ở Ukraine” và chỉ có 36% dân số thế giới sống ở các quốc gia lên án Nga một cách mạnh mẽ và áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế Nga. Tôi cho rằng VN sẽ kiên định với lập trường trung lập hiện nay, tức là không xoay trục. Điều này rất đúng. Lịch sử hàng nghìn năm của đất nước cho chúng ta bài học nên ngoại giao kiên nhẫn, mềm dẻo với Trung Quốc hơn là theo phương Tây đối đầu TQ. Các nước khác có chung biên giới với Trung Quốc cũng đều hành xử như vậy; chúng ta không nên làm khác họ. Phương Tây không bao giờ bảo vệ các nước khác nếu việc bảo vệ đó không mang lại lợi ích cho phương Tây; Ukraine là con tốt điên cuồng chống Nga, rất phù hợp với mục tiêu chống Nga của phương Tây nên phương Tây mới ủng hộ, nhưng cũng chỉ trong giới hạn. Hậu quả đang rất rõ ràng và bi thảm, cả nước Ukraine bị tàn phá, một diện tích lãnh thổ rộng lớn rơi vào tay Nga trong khi hàng chục triệu người tha hương cầu bơ cầu bất.
Cuộc chiến Ukraine và triển vọng xoay trục của Việt Nam
April 5, 2022 Hiếu Chân/Người Việt - Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga vào Ukraine làm rung chuyển thế giới và có thể lập lại một trật tự quốc tế mới, hình thành một mặt trận dân chủ chống chế độ độc tài Trung Quốc. Việt Nam sẽ đứng ở đâu trong trật tự đó?

Trong cuộc chiến Ukraine, Việt Nam không lên án cuộc xâm lược của Nga, nhiều lần bỏ phiếu trắng tại Liên Hiệp Quốc, thậm chí từng cấm dân chúng trong nước bày tỏ sự đoàn kết với cuộc kháng chiến của nhân dân Ukraine. Trong hình, một phụ nữ Hà Nội đọc một tờ báo Việt Nam đưa tin trên trang nhất về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine hôm 25 Tháng Hai. Từ đó đến nay, truyền thông Việt Nam đều nói theo Nga, gọi cuộc xâm lược Ukraine là “chiến dịch quân sự đặc biệt.” (Hình minh họa: Nam Nguyen/AFP via Getty Images)

Tại sao giá căn hộ ở Sài Gòn đắt gấp 2-3 lần ở Hà Nội ?

Đọc những tin giá cả dưới đây thấy buồn vì báo chí và truyền hình nhà nước ngày nào cũng ra rả đưa tin kinh tế phục hồi mạnh mẽ, thu ngân sách tăng vọt..., nhưng thực tế thì dân khắp nơi đổ tiền vào đất đai, nhà cửa, trái phiếu..., tức là chẳng đầu tư làm ăn gì cả. Bạn bè, anh em họ hàng..., thậm chí đến vợ tôi có tý tiền cũng chạy khắp nơi lùng mua đất; đi đâu cũng thấy bàn chuyện mua đất. Bây giờ đang có trào lưu mua đất ở Tây Nguyên và Miền Trung. Người nhiều tiền thì mua hàng héc ta, người ít tiền thì mua vài trăm mét vuông. Rất nhiều người đang cắm sổ đỏ vay ngân hàng lấy tiền mua đất, mua trái phiếu hay gửi các quỹ tư nhân lấy lãi suất 20-30%... Nếu Nhà nước không có biện pháp khai thông sản xuất kinh doanh, cứ tự mình lừa dối mình cho rằng tình hình kinh tế xã hội đang tiến triển rất tốt đẹp..., thì xu hướng đầu tư phản kinh tế này sẽ càng ngày càng mạnh, sớm muộn gì cũng sẽ dẫn tới cuộc đại khủng hoảng kinh tế mới. Bài dưới đây đăng trên https://doanhnghieptiepthi.vn/ rất vui vì tiêu đề không gọi Sài Gòn là tp HCM mà vẫn dùng tên Sài Gòn. Tôi rất mong Sài Gòn quay trở lại cái tên lịch sử này của nó.
Giá căn hộ ở Sài Gòn đắt gấp 2-3 lần ở Hà Nội, người dân có xu hướng đổ ra Bắc mua nhà
06/04/2022 - Tại TP.HCM, chung cư quận 7 đã có giá 70-100 triệu đồng/m2. Trong khi đó, vị trí tương tự tại Hà Nội là khu vực Trung Hòa Nhân Chính (cách Hoàn Kiếm khoảng 5km) hiện mức giá căn hộ chung cư đâu đó chỉ 35-55 triệu đồng/m2.

“Giá bán căn hộ trung bình tại Tp.HCM đã tăng lên 64 triệu đồng/m2, tăng 9% theo quý; tại Hà Nội đã ở mức 45 triệu đồng/m2, tăng 5% theo quý”, đây là thông tin được ông Phạm Anh Khôi – Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng viện nghiên cứu thị trường Đất Xanh Services đưa ra trong buổi lễ Báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản quý 1/2022 vừa diễn ra.

CHÁY NHÀ RA MẶT MO Ở MARIUPOL

Bài này do một bạn đọc FB của tôi gửi tới. Thông tin bây giờ giả thật không biết đâu mà lần, nhưng tôi đoán vẫn còn các sĩ quan NATO bị mắc kẹt ở Mariupol.
CHÁY NHÀ RA MẶT MO Ở MARIUPOL
Cuộc chiến Nga - Ucraina đã diễn ra hơn bốn mươi ngày. Nga gọi là Chiến dịch quân sự đặc biệt, Mỹ và NATO không gọi là cuộc chiến tranh mà nói là cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraina, đây là một sự né tránh. Mỹ và NATO nhiều lần khẳng định không tham chiến mà chỉ gửi vũ khí và hỗ trợ về tài chính. 

Nga đang tiến công bao vây lực lượng tiểu đoàn Azov ở Mariupol. Đây là một mục tiêu rất quan trọng của chiến dich quân sự. Nga đưa ra tối hậu thư phải đầu hàng nhưng quân Ucraina quyết kháng cự. Đến thời điểm thích hợp, nồi hầm Nga sẽ châm lửa nếu Azov ngoan cố. 

Thông tin cũng cho biết có rất nhiều sĩ quan NATO bị mắc kẹt trong "vạc dầu" Mariupol. Họ đã cố gắng liên lạc với quân đội Nga yêu cầu một hành lang thoát ra ... trong khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố: "Cách duy nhất để binh lính đối phương cứu sống họ là đầu hàng". 

Thách thức và cơ hội sau Ukraine

Thách thức và cơ hội sau Ukraine
Nguyễn Quang Dy - Thế giới vẫn chưa thoát khỏi đại dịch Covid-19 thì cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine đã ập tới như một thảm họa kép, với những hệ quả khó lường. Sau hơn một tháng chiến tranh đẫm máu, nhiều thành phố Ukraine đã bị hủy diệt, làm hàng vạn người chết và vài triệu người phải chạy ra nước ngoài tị nạn. Nhưng chính phủ Zelensky vẫn dũng cảm chiến đấu và đứng vững trước một đổi thủ mạnh hơn nhiều lần, làm thế giới phải khâm phục. Mỹ và các đồng minh NATO gắn kết hơn bao giờ hết, đang cấm vận Nga và viện trợ cho Ukraine.

Nga và Trung Quốc

Theo Richard Haass (Foreign Affairs) trên thực tế có hai cuộc chiến tranh: một cuộc chiến tranh của Nga chủ yếu nhằm hủy diệt các thành phố Ukraine, và một cuộc chiến tranh của quân đội Ukraine chống lại quân đội Nga. Nếu Nga thắng cuộc chiến thứ nhất, thì Ukraine đang thắng cuộc chiến thứ hai. Tất cả phụ thuộc vào liệu Putin có thắng được canh bạc này hay không, và liệu cái giá mà Putin phải trả có vượt quá cái mà ông thu được hay không. (The early winners and losers in Putin’s war, Richard Haass, ASPI, April 1, 2022).

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

Bất chấp Nga cảnh báo, Phần Lan bắt đầu lộ trình gia nhập NATO

Bất chấp Nga cảnh báo, Phần Lan vẫn bắt đầu lộ trình gia nhập NATO
Chính phủ Phần Lan sẽ trình quốc hội kế hoạch gia nhập NATO vào giữa tháng. Theo ông Pekka Haavisto, xung đột Nga – Ukraine. Khiến Phần Lan phải tăng cường thảo luận về tiến trình gia nhập NATO một cách nhanh chóng.

“Các nhà lãnh đạo Phần Lan đã thảo luận vấn đề này với hầu hết thành viên NATO”, ông Haavisto tiết lộ và nói thêm rằng, Thụy Điển cũng đang cân nhắc gia nhập NATO cùng Helsinki.

“Phần Lan đã chuẩn bị cho sự đáp trả từ Nga và cũng lắng nghe các nước thành viên NATO về những thách thức gặp phải”, ông Haavisto nói thêm.

Theo Ngoại trưởng Phần Lan, quyết định gia nhập NATO có thể khiến Helsinki trở thành “mục tiêu của sự can thiệp từ nước ngoài”.

Những quốc gia châu Âu vượt sóng gió nhờ trung lập

Những quốc gia châu Âu vượt sóng gió nhờ trung lập
Mô hình trung lập, không liên minh với bất cứ khối quân sự đã được một số nước châu Âu áp dụng để vượt qua sóng gió thời Chiến tranh Lạnh.

Khi tuyên bố độc lập vào năm 1991, Ukraine từng cam kết trở thành quốc gia "trung lập vĩnh viễn", không tham gia bất cứ khối quân sự nào. Tuy nhiên, sau phong trào Euromaidan lật đổ cựu tổng thống Viktor Yanukovych năm 2014, Kiev lại quyết định từ bỏ trạng thái này.

Quốc hội Ukraine năm 2019 thay đổi hiến pháp, bổ sung điều khoản quy định Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO và EU. Bước ngoặt này đẩy quan hệ Ukraine và Nga leo thang căng thẳng suốt nhiều năm qua, khi Điện Kremlin nhiều lần cảnh báo không chấp nhận NATO triển khai lực lượng, căn cứ trên lãnh thổ nước láng giềng. Đây được coi là một trong những nguyên nhân Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2.

Tổng thống Zelensky nói về tương lai Ukraine

Tôi cho rằng Tổng thống Zelensky rất ngu khi đòi hỏi các các quốc gia khác phải "sẵn sàng ủng hộ Ukraine 100% về đề xuất đảm bảo an ninh" và "sẵn lòng cung cấp cho Ukraine bất kỳ loại vũ khí nào chỉ trong vòng 24 giờ”. Tôi cho rằng chẳng có nước nào điên rồ sẵn sàng chấp nhận mang tài sản, tính mạng của người dân mình hi sinh cho ý đồ, tham vọng cá nhân của những ông quan chức Ukraine. Gọi là giúp Ukraine, nhưng thực chất là thỏa mãn yêu cầu cá nhân của những người cầm quyền Ukraine tại các thời điểm đó. Tôi cho rằng dân Ukraine cơ bản rất hiền lành (dân Nga và nhiều nước Đông Âu khác cũng vậy), nhưng lãnh đạo Ukraine và giới "tinh hoa" ở đó u mê bám theo phương Tây, tưởng khi mình chấp nhận là tên lính xung kích cho phương Tây chống Nga thì muốn gì cũng được phương Tây chiều ý. Sự thật, phương Tây chỉ quan tâm đến lợi ích của chính họ. Ukraine phát triển hay tan hoang đối với họ không quan trọng. Họ chỉ cần Ukraine đánh Nga đến người Ukraine cuối cùng là được. Do đó, họ sẵn sàng bơm thêm vũ khí cho Ukraine nhưng họ kiên quyết không tham chiến. Ukraine cần đàm phán và nhân nhượng với đầu gấu Nga để có hòa bình chứ không nên nghe theo kích động của phương Tây để rồi tiếp tục người chết, đất nước tan hoang thêm.
Tổng thống Zelensky nói về tương lai Ukraine
Phát biểu trên sóng truyền hình nhà nước. Tổng thống Zelensky cho biết. Đến nay, vẫn chưa có nước nào sẵn lòng đứng ra bảo đảm an ninh cho Ukraine. ''Chúng tôi cần những người nghiêm túc, những người sẵn sàng hành động. Chúng tôi cần một nhóm các quốc gia sẵn lòng cung cấp cho Ukraine bất kỳ loại vũ khí nào chỉ trong vòng 24 giờ”, ông Zelensky mô tả những gì Kiev trông đợi về một quốc gia đứng ra “bảo lãnh” thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine với Nga.

“Đó phải là những nước có ảnh hưởng thực sự và sẵn sàng huy động lực lượng bất cứ khi nào chúng tôi bị đe dọa”, ông Zelensy kỳ vọng.

Trước đó, trong cuộc đàm phán hôm 29.3 với Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine được cho là đã đồng ý trung lập và sẽ tìm kiếm bảo đảm an ninh từ nước ngoài.

Báo TQ: Mỹ đẩy Nga vào "3 cuộc đại chiến"

Mỹ đẩy Nga vào "3 cuộc đại chiến", kẻ thắng người thua vẫn chưa ngã ngũ!
Nam Anh | 06/04/2022 Viết trên tờ CGTN News, chuyên gia Andy Mok cho rằng, chính Mỹ đang đẩy Nga vào trong 3 "cuộc chiến", và việc này có những tác động lớn đối với trật tự toàn cầu do Washington lãnh đạo.

Theo chuyên gia Andy Mok, lý do duy nhất có thể khiến cuộc xung đột quân sự ở Ukraine xảy ra kéo dài là do có sự can thiệp của Washington.

Tòa nhà Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, Nga, ngày 31/1. Ảnh: CFP

Phương Tây "nhắm mắt, bịt tai" trước lập luận của Nga về Bucha

Điện Kremlin: Phương Tây "nhắm mắt, bịt tai" trước những lập luận của Nga về Bucha
Kiều Anh | 06/04/2022 
Nga đã giải thích một cách có hệ thống lập trường của mình về tình hình Bucha nhưng phương Tây đã "nhắm mắt, bịt tai" và không sẵn sàng lắng nghe những điều đó, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định với báo giới ngày 5/4.

Ông Peskov cho biết, trước đó, lập trường của Nga đã được Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasiliy Nebenzya và Bộ Quốc phòng Nga "giải thích một cách hệ thống". "Thông tin đã được đưa ra. Nhưng trái lại, có cảm giác rằng phương Tây chỉ đang nhắm mắt bịt tai và không lắng nghe bất kỳ điều gì. Đây là một thực tế đáng tiếc nhưng dù vậy, chúng tôi vẫn sẽ chủ động nêu ra những lập luận của mình", người phát ngôn điện Kremlin nói.

"Thảm sát Bucha": bằng chứng từ vệ tinh - Điện Kremlin nói gì?

Chiến tranh chắc chắn gây ảnh hưởng tới dân thường, trong đó có mạng người. Tôi luôn hy vọng người Nga đã và sẽ tìm mọi cách giảm tới mức tối thiểu thiệt hại về nhân mạng cho người Ukraine. Tuy nhiên, thông tin từ vụ Bucha đã làm tôi rất sốc và lo lắng. Hy vọng đây chỉ là những cảnh dàn dựng của chính quyền Ukraine với sự giúp đỡ của phương Tây. Người Ukraine chết là có thật, nhưng không biết những xác chết đó được mang từ đâu đến hay họ bị bắn trực tiếp ở đó ? Tôi không bao giờ tin vào tuyên truyền phương Tây vì phương Tây rất giỏi dàn dựng các sự kiện bịp bợm như trong phim ảnh.
"Thảm sát Bucha": CNN đăng tải loạt ảnh bằng chứng từ vệ tinh - Điện Kremlin nói gì?
Bách Tùng | 05/04/2022 Phía Nga đã kiên quyết bác bỏ các cáo buộc về cái gọi là "thảm sát Bucha". Đài CNN (Mỹ) đưa tin, các hình ảnh vệ tinh mới được Maxar Technologies công bố đã cho thấy thi thể của những thường dân thiệt mạng ở thành phố Bucha của Ukraine đã nằm la liệt trên đường phố trong vòng nhiều tuần, bao gồm cả giai đoạn quân đội Nga kiểm soát thành phố này.

Ảnh: MaxarTechnologies
Báo New York Times là đơn vị truyền thông đầu tiên đăng tải những hình ảnh nói trên hôm 4/4 vừa qua, trong bối cảnh những hình ảnh ở Bucha mà giới lãnh đạo phương Tây nói là "kinh hoàng" xuất hiện trên báo chí và mạng xã hội, còn Nga và Ukraine vẫn đang "đấu khẩu" về việc ai là người chịu trách nhiệm trong vụ việc này.

Chủ tịch THM Đỗ Anh Dũng có thể đối diện án chung thân

Sợ thật, kinh tế thị trường ở VN quá hoang dã; thông tin mù mờ, bịp bợm xảy ra khắp nơi nhưng không bị pháp luật trừng trị trong khi các nhà đầu tư không được pháp luật bảo vệ. Bây giờ có tiền không biết nên đầu tư vào đâu cho an toàn ngoài gửi ngân hàng dù lãi suất thực âm (không ai tin vào các con số lạm phát quá thấp của Tổng cục Thống kê). Bạn bè và người thân của tôi đang đua nhau tìm mua đất đai ở Tây Nguyên và Miền Trung vì cảm thấy vừa an toàn (có sổ đỏ), vừa chắc chắn sinh lời. Tôi cũng cho là như thế. Đáng nguy là không chỉ có tiền mới mua đất mà rất nhiều người đang cắm sổ đỏ vay tiền ngân hàng để đầu cơ vào đất.
Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng có thể đối diện án chung thân
Phương Anh | 06/04/2022 
Theo luật sư, với số tiền thu được từ việc lừa đảo lên đến 10.300 tỷ, ông Đỗ Anh Dũng và đồng phạm sẽ phải chịu mức án rất nặng, nhiều khả năng là tù chung thân. Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, ông Đỗ Anh Dũng, ngày 5/4 bị điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng tội danh này, Cơ quan CSĐT cũng bắt tạm giam với 6 đồng phạm khác.

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập Đoàn Tân Hoàng Minh khi bị bắt.

Trường thiên tiểu thuyết để làm gì?

Trường thiên tiểu thuyết để làm gì?
02/04/2022 - Năm 2003 nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng nói tha thiết trong bài tiểu luận "Thời của tiểu thuyết" rằng: "Tiểu thuyết. Trường thiên tiểu thuyết. Phải là tiểu thuyết. Đó là nhu cầu của thời hiện tại."!

Có lẽ đây là một nhận định khá chính xác của ông vua truyện ngắn khi chúng ta chứng kiến sự bung nở của tiểu thuyết những năm qua, trong số đó có những tác giả dấn thân với trường thiên tiểu thuyết, tạm hiểu là những tác phẩm dung lượng lớn, gồm nhiều tuyến nhân vật và sự kiện, bao quát không gian và thời gian rộng dài.

Vì sao lương không tăng, giá cả tăng, thu thuế lại tăng vọt?

Vì sao lương không tăng, giá cả tăng, thu thuế lại tăng vọt?
ANH ĐÀO - Chỉ mới một quý, số thuế thu nhập cá nhân đã ước đạt 43,3% kế hoạch, tăng tới 20,6%. Tại sao lương 2 năm không tăng, dịch bệnh, bão giá khiến dân càng nghèo đi mà thuế thì vẫn tăng... khủng như thế?
Chưa tính bão giá, dịch bệnh đã khiến hàng chục triệu người bị ảnh hưởng việc làm, thu nhập, trong khi đó thuế thu nhập cá nhân nằm nào cũng vượt thu. Ảnh: Một khu trọ của công nhân/Tường Minh

Ukraina – Cuộc chiến tranh định hình liên minh Nga-Trung

Cuộc xâm lăng Ukraina – Cuộc chiến tranh định hình liên minh Nga-Trung
Nguyễn Trung - 
Việt Nam cần phải trở thành một quốc gia độc lập, dân chủ, tự chủ, tự cường, có đủ trí tuệ, bản lĩnh và sức mạnh, để vĩnh viễn thoát khỏi quá khứ đau khổ và đẫm máu là nạn nhân của cái trật tự quốc tế “hai phe bốn mâu thuẫn” còn tác động mãi đến hôm nay, để không bao giờ một lần nữa quốc gia lại là nạn nhân của đối đầu 2 phe hay giữa các phe nào...

I. SẢN PHẨM ĐẦU TIÊN CỦA BẢN ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Cuộc chiến tranh xâm lược mang tính quy mô tổng lực ngày 24-02-2022 của Nga chống Ukraina gây ra nỗi kinh hoàng ở châu Âu và trên thế giới. Cuộc chiến tranh này vấp phải sự kháng chiến anh dũng vô song của nhân dân Ukraina, thức tỉnh sự phản ứng quyết liệt đồng nhất của Mỹ và phương Tây, tạo ra sự phản đối mạnh mẽ rộng khắp thế giới. Đồng thời cuộc chiến tranh này phá vỡ toàn cầu hoá, phân mảnh thị trường thế giới, đang bắt đầu gây ra những cuộc khủng hoảng nguy hiểm về lương thực, năng lượng, lạm phát.., những rối loạn tài chính tiền tệ, và nhiều đổ vỡ, đứt gẫy khác.

Lý do người dân Singapore giàu gấp 20 lần người Việt

Lý do người dân Singapore giàu gấp 20 lần người Việt
Lê Trang 04/04/2022 Năm 2020 là lần đầu tiên Việt Nam vượt Singapore để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á về GDP. Tuy nhiên, năm 2021, Singapore nhanh chóng lấy lại thứ hạng này nhờ tăng trưởng mạnh mẽ sau đại dịch. Một lý do nữa chứng minh tiềm lực của Singapore, đó là người dân Singapore giàu gấp 20 lần người Việt

So sánh GDP Việt Nam và Singapore. Nguồn WB
GDP Việt Nam đuổi kịp Singapore
Singapore là quốc gia có nền kinh tế tự do với mức độ phát triển cao và được xếp hạng mở nhất thế giới. Quốc đảo nhỏ bé này xếp thứ 114 thế giới về dân số với 5,8 triệu dân nhưng quy mô nền kinh tế ước đạt 340 tỷ USD, đứng thứ 39 thế giới và thu nhập bình quân đầu người ước đạt 58.000 USD, xếp thứ 7 thế giới.

VN trong “Tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Đông Nam Á”

Việt Nam trong “Tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Đông Nam Á”
04/04/2022 - Giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, Đại học Paul Valéry - Montpellier 3, giới thiệu với RFI Tiếng Việt cuốn Un triangle à l'épreuve. La Chine, les Etats-Unis et l'Asie du Sud-Est depuis 1947 (tạm dịch : Một tam giác chiến lược trải qua thử thách. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ 1947), ngày 19/04/2022. © RFI / Thu Hằng

Thu Hằng - Vị trí của Ukraina hiện nay giữa phương Tây và Nga làm liên tưởng đến vị trí của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới hiện nay, bắt đầu từ thời Chiến tranh lạnh, cũng như những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, gay gắt từ thập niên 1970, được phân tích trong một tác phẩm do Đại học Paul Valery Montpellier 3 phát thành vào tháng 03/2022.

RFI Tiếng Việt phỏng vấn giáo sư lịch sử đương đại Pierre Journoud, chủ biên cuốn Un triangle stratégique à l’épreuve. La Chine, les États-Unis et l’Asie du Sud-Est depuis 1947 (tạm dịch : Một tam giác chiến lược qua thử thách. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đông Nam Á từ năm 1947).

Putin đánh Ukraina để lấy lòng dân Nga ?




Văn hóa tôn sùng chiến tranh: Putin đánh Ukraina để lấy lòng dân Nga ?
04/04/2022 - 
Trọng Thành - Cuộc tấn công Ukraina của quân đội Nga mở màn ngày 24/02/2022, và chưa biết sẽ kéo dài đến khi nào, thường được coi là một quyết định độc đoán - liều lĩnh, của tổng thống Nga cùng với một vài cộng sự tin cẩn nhất. Để trả lời cho câu hỏi, cuộc chiến sẽ đi về đâu, nhiều chuyên gia thường đặt lên hàng đầu câu hỏi tổng thống Vladimir Putin thực sự muốn gì ?
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trương khôi phục ngày Kỷ niệm chiến thắng phát xít. Trong ảnh, ông Putin phát biểu trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Matxcơva, Nga, ngày 9/5/2019. © Reuters

Thai Vietjet quảng cáo đùa Cá tháng Tư xúc phạm nhà vua

Đúng là một quảng cáo đùa Cá tháng Tư xúc phạm nhà vua Thái; kiểu đùa này không chỉ thiếu văn hóa mà còn có nguy cơ chịu hình phạt hình sự. Vietjet có quá nhiều bê bối nhưng vẫn phát triển nên hơi lạ.
CEO của hàng không Thai Vietjet phải xin lỗi vì quảng cáo đùa Cá tháng Tư xúc phạm nhà vua
Ông Woranate Laprabang, CEO của hàng không Thai Vietjet vừa phải xin lỗi vì 'quảng cáo đùa ngày 1 tháng Tư' bị tố cáo đã 'xúc phạm' Quốc vương Thái Lan. Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đang xem xét có mở cuộc điều tra hình sự theo luật cấm khi quân của vương quốc Đông Nam Á này hay không, theo Reuters hôm 04/04/2022. Luật này có thể ra án tới 15 năm tù cho người bị kết tội.
Phi cơ của Thai Vietjet - hình minh họa
Trang The Diplomat cùng ngày có bài nói công ty hàng không từ Việt Nam, "phải xin lỗi vì đùa nhạo Vua của Thái Lan (Vietnamese Airline Apologizes for Tweet Poking Fun at Thailand's King).

Vỡ mộng xuất khẩu lao động

Vỡ mộng xuất khẩu lao động
05-04-2022 - Thời gian qua, tại tỉnh Quảng Bình có nhiều nạn nhân sập bẫy các đối tượng môi giới, lừa đảo xuất khẩu lao động. "Nhà cửa người ta đã xiết nợ rồi, vì trước đây bố mẹ có vay tiền để đóng cho tôi đi du học nhưng đã bị lừa. Giờ tôi phải đi bốc vác kiếm cơm qua ngày". Đó là tâm sự của anh Lê Hữu Nghị (SN 2000; ngụ xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), đang làm bốc vác thuê ở cảng cá Gianh - một trong những nạn nhân bị lừa khi có nhu cầu đi du học hoặc xuất khẩu lao động (XKLĐ).
Chị Nguyễn Thị Hoa bị lừa xuất khẩu lao động hơn 300 triệu đồng
Rửa bát, bốc vác thuê để trả nợ
Anh Nghị sinh ra trong một gia đình nghèo, khi học hết THPT, anh muốn được sang nước ngoài du học hoặc làm việc với hy vọng đổi đời. Tháng 3-2020, qua người thân, anh quen một người đàn ông tên Hiền (ngụ ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) - người chuyên môi giới XKLĐ cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ DVC (địa chỉ ở quận 3, TP HCM). Tại đây, anh Nghị nộp hồ sơ xin đi du học tại Úc và được thông báo phải nộp lệ phí 313 triệu đồng.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2022

Khối nợ khổng lồ đến kỳ thanh toán, tiền đâu để trả ?

Khối nợ khổng lồ 260 nghìn tỷ đến kỳ thanh toán, nỗi lo tiền đâu để trả
Trần Thủy (vietnamnet.vn) 01/04/2022 — Số lượng trái phiếu DN đến kỳ thanh toán trong năm 2022 ước tính vào khoảng 266.000 tỷ đồng, chiếm 19% tổng lượng lưu hành. Đại dịch Covid đã khiến nhiều DN gặp khó khăn, dòng tiền suy kiệt, vỡ nợ có thể xảy ra.

Tăng trưởng “nóng”

Báo cáo thị trường trái phiếu mới đây của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy, năm 2021 các DN đã phát hành tổng cộng 722,7 nghìn tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2020. Trong đó, phát hành riêng lẻ vẫn là hình thức chủ đạo, chiếm tới 91% tổng lượng phát hành trái phiếu DN. Thị trường trái phiếu DN đã tăng trưởng nóng, với quy mô từ 4,93% GDP năm 2017, lên tới 16,6% GDP năm 2021.

Việt Nam trước ngã ba đường và các bài học lịch sử

Thực hiện chiến lược đổi thù thành bạn, năm 1972 Mỹ đã hòa hoãn với TQ. Chủ mưu của sự thay đổi chiến lược này chính là Cố Vấn Henry Kissinger. Ngày nay thì Mỹ rất hối tiếc về sự việc là Kissinger đã giúp TQ phát triển trong hơn bốn thập niên qua. TQ đã ru ngủ nước Mỹ. Bây giờ thì hùng mạnh đến mức ra mặt thách đố Hoa Kỳ. Tuy nhiên hiện nay Mỹ đã thức tỉnh và đang tìm mọi cách ngăn chặn Trung Quốc. Một trong những cách quan trọng là đổi thù thành bạn với Việt Nam để dùng VN làm lá chắn ngăn chặn TQ. Tuy nhiên, VN khác với Hàn Quốc và Nhật Bản vì VN tiếp giáp trực tiếp với TQ và không có lực lượng Mỹ đóng quân, mặt khác, TQ thời nay đã trở nên hùng mạnh chứ không yếu như cách đây nửa thế kỷ. Do đó, TQ tấn công VN lúc nào cũng được và nếu VN dựa hẳn vào Mỹ lúc này thì sẽ rất nguy hiểm như Ukraine hiện nay. Nhưng điều đó không có nghĩa là VN không thể tận dụng sức mạnh kinh tế, khoa học, và kỹ thuật của Mỹ để đưa kinh tế Việt Nam trở thành một nước đã phát triển (developed country), như Nhật Bản và Đại Hàn đã làm thành công.
Việt Nam trước ngã ba đường và các bài học lịch sử
TS Nguyễn Tiến Hưng, Virginia, Hoa Kỳ (BBC) 02/04/2022 — Việt Nam nằm cạnh Trung Quốc (TQ) như Ukraine nằm cạnh Nga. Nguy cơ bị láng giềng kiểm soát, thậm chí tấn công luôn tồn tại. Đầu tiên, tôi xin giới thiệu lại cuộc họp lịch sử giữa Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlan Nehru vào năm 1954:
Hình minh họa lái xe Việt Nam mặc đồ bảo hộ và lấy giấy tờ kiểm tra dịch trước khi qua cửa khẩu Hữu Nghị vào ngày 27/2/2020.