Hehe, ngày 12 Chính phủ ban hành Quy định “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để chấm dứt tình trạng cát cứ, cục bộ của các địa phương, thì ngày 13 các báo đưa tin nhiều địa phương liên kết với nhau phòng chống Covid-19, bảo vệ sức khoẻ người dân, phát triển sản xuất kinh doanh... theo cách của mình. Không biết các biện pháp của địa phương có trái với quy định của trung ương theo quy định không, nhưng tình hình vừa qua cho thấy đúng là mỗi vùng đã làm một cách riêng, trung ương không quản được địa phương, thực tế cứ như các "tiểu bang" ở Mỹ. Chẳng lẽ sau một hồi vật lộn với đại dịch và đối phó với những chỉ đạo trời ơi đất hỡi không phù hợp với thực tế của Trung ương, 7 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ đã liên kết trở thành một bang miền Tây VN ? Nếu vậy thì khả năng kết nghĩa anh em với bang miền Tây nước Mỹ dễ thành hiện thực lắm, vì ở bang miền Tây nước Mỹ đang có hàng triệu kiều bào ta đang sinh sống.
7 tỉnh, thành miền Tây liên kết chống dịch, phục hồi kinh tế
14/10/2021, TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau sẽ hợp tác phòng chống Covid-19, bảo vệ sức khoẻ người dân, phát triển sản xuất, kinh doanh.Cầu Quang Trung - cửa ngõ phía
Nam của TP Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long
Hồi tháng 8, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đề xuất các tỉnh, thành khu vực Nam Sông Hậu liên kết nhằm hợp tác, phát huy tiềm năng và thế mạnh từng địa phương, đảm bảo mục tiêu "vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế hiệu quả". TP Cần Thơ được đề nghị làm đầu mối kết nối các địa phương. Dự kiến phiên họp đầu tiên thống nhất kế hoạch hành động giữa 7 địa phương diễn ra ngày 19/10, theo hình thức trực tuyến.Trước mắt, các địa phương chọn 6 lĩnh vực trọng tâm để thực hiện hợp tác, gồm: y tế, nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, thông tin và truyền thông, giao thông vận tải, lao động việc làm.
Theo đó, lãnh đạo 7 tỉnh, thành sẽ thống nhất phương án phân loại, phân tuyến điều trị từ cơ sở đến các bệnh viện tuyến cuối; hỗ trợ điều trị cho các địa bàn nhiều người mắc Covid-19, chia sẻ vaccine, sinh phẩm y tế... Các địa phương thống nhất biện pháp phòng, chống dịch trong tổ chức sản xuất và vận chuyển hàng hoá nông sản của khu vực; kết nối nhà sản xuất, cung ứng với các đơn vị xúc tiến thương mại; đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử...
Về thương mại - dịch vụ, khu vực Nam Sông Hậu thường xuyên tổ chức các sự kiện giao thương trực tuyến; tiến tới thiết lập một thực thể kinh tế mới để tạo ra thị trường hàng hoá đa dạng; phối hợp quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch...
Trong lĩnh vực giao thông, các địa phương sẽ thống nhất tạo luồng ưu tiên cho các phương tiện vận chuyển dụng cụ, thiết bị y tế, hàng hoá, nhân sự phục vụ phòng chống dịch; hàng hoá nông - thuỷ sản; thiết bị, vật liệu xây dựng... Đồng thời chú trọng liên kết hợp tác phát triển các loại hình vận chuyển hành khách, hàng hoá, dịch vụ hậu cần logistics...
7 tỉnh, thành Nam sông Hậu tổng diện tích hơn 24.100 km 2; dân số 9,2 triệu người. Theo Bộ Y tế, từ khi đợt dịch lần 4 bùng phát đến hết 12/10, khu vực này ghi nhận 23.294 ca Covid-19, trong đó, nhiều nhất là An Giang 6.956 ca, ít nhất là Bạc Liêu 654 ca; 325 trường hợp tử vong.
Đến nay, các địa phương này đã kiểm soát được dịch bệnh, chuyển xuống áp dụng Chỉ thị 15 hoặc về trạng thái "bình thường mới".
https://vnexpress.net/7-tinh-thanh-mien-tay-lien-ket-chong-dich-phuc-hoi-kinh-te-4371349.html
-------------------
Quy định mới về phòng, chống dịch: Dừng thực hiện Chỉ thị 15,16, hết cát cứ, cục bộ
Quy định mới về phòng, chống dịch: Dừng thực hiện Chỉ thị 15,16, hết cát cứ, cục bộ
12/10/2021 TPO - Quy định “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” vừa được Chính phủ ban hành đã quyết định tạm dừng thực hiện Chỉ thị 15,16, đồng thời chấm dứt tình trạng cát cứ, cục bộ của các địa phương.
Lưu thông, vận chuyển hàng hóa được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch
Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (gọi tắt là Quy định) và được áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Quy định này cũng quyết định tạm dừng việc thực hiện các chỉ thị 15,16,19 trong công tác phòng, chống dịch.
Mục tiêu của Quy định trên là bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.
Đồng thời, với Quy định trên sẽ không để xảy ra tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.
Theo Quy định trên, lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh được hoạt động trong cả 4 cấp độ dịch là nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình, nguy cơ cao và nguy cơ rất cao. Đối với người vận chuyển hàng bằng xe máy sử dụng công nghệ có đăng ký, nếu ở vùng có nguy cơ rất cao thì trong trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh có thể quy định về số lượng tham gia lưu thông trong cùng một thời điểm
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn hoạt động vận tải hành khách công cộng đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
Địa phương không được làm trái quy định của Trung ương
Đối với việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau. Theo đó, ở cấp độ nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình thì không hạn chế; nguy cơ cao không hạn chế nhưng phải tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trường hợp ở vùng nguy cơ rất cao thì sẽ bị hạn chế theo hướng là phải tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng địa phương có địa điểm cách ly tập trung đảm bảo an toàn và được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà.
Quy định này được áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Căn cứ vào các hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố quyết định các biện pháp hành chính phù hợp bao gồm các quy định, hướng dẫn cụ thể về công suất, số lượng người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, văn hóa, văn nghệ, sự kiện tập trung đông người,... và có thể linh hoạt áp dụng các biện pháp bổ sung cụ thể nhưng không trái với quy định của trung ương, không gây ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất.
Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cao hơn các biện pháp tại Quy định này thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.
https://tienphong.vn/quy-dinh-moi-ve-phong-chong-dich-dung-thuc-hien-chi-thi-15-16-het-cat-cu-cuc-bo-post1384374.tpo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét