Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

Lãnh đạo xấu thì Dân có quyền vạch mặt ?

Anh Văn viết rất đúng, báo Tuổi trẻ giật tít như vậy không ổn, tít như vậy dễ dẫn đến người dân hiểu nói xấu lãnh đạo là vi phạm pháp luật. Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế là đa số lãnh đạo VN chỉ thích được khen, không thích bị vạch ra cái xấu của mình. Khi còn công tác, đôi khi tôi nhận được danh sách đề nghị khen thưởng hàng năm của các tỉnh, thành và cơ quan khác gửi về Bộ, đọc thấy rất xấu hổ vì tuyệt đại đa số người trong được đề nghị khen thưởng đều là lãnh đạo; họ ký giấy đề nghị cấp trên khen thưởng cho chính mình. Tôi thường bảo lãnh đạo thường đã nhiều tuổi rồi, chức vụ cao bổng lộc nhiều rồi, tham làm gì mấy cái giấy khen, bằng khen; nhường cho anh em cán bộ trẻ để họ có thành tích và có động lực để phấn đấu tiếp, vừa thuận lợi để lên chức, vừa phục vụ tốt hơn cho nhân dân, đất nước... Đáng tiếc là hệ thống Đảng và Nhà nước ta lại được xây dựng dựa trên quan điểm phải bảo vệ uy tín lãnh đạo bằng mọi giá. Quan niệm phổ biến hiện nay là đã là lãnh đạo thì không bao giờ sai. Lãnh đạo là đại diện cho Đảng và Nhà nước; nói xấu lãnh đạo tức là nói xấu Đảng và Nhà nước...
Lãnh đạo xấu thì Dân có quyền vạch mặt ?
Lưu Trọng Văn - Báo Tuổi trẻ giật tít như vậy sẽ dẫn đến ngộ nhận về pháp luật. Luật đâu cấm công dân vạch ra cái xấu của lãnh đạo nếu đó là sự thật. Lãnh đạo xấu thì Dân có quyền vạch mặt. Đảng cũng khuyến khích Dân vạch mặt bọn xấu để đảng biết mà trừng trị cơ mà.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'f tuoitre tuời online PHÁP LUẬT Xét xử cựu nhà báo Phan Bùi Bảo Thy vì lập Facebook nói xấu bí thư, chủ t»ch tỉnh Quảng Trị 29/10/2021 10:58 GMT+7'
Vì vậy nếu công dân bị truy tố chỉ có thể là phạm tội vu khống người khác, trong trường hợp này người khác ấy là lãnh đạo.
Còn nếu xét xử, công dân đưa ra chứng cứ xác thực lãnh đạo làm điều xấu thật thì sao?
Chả lẽ thì chả... sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét