Tự do ngôn luận phải là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
Lại bị cảnh báo vi phạm tiêu chuẩn thối của FB. Đã 3 lần trong tuần vừa qua nên 3 bài không đăng được, dù nội dung rất bình thường. Tôi đã gửi tin tới FB phản đối các quyết định chặn đăng bài của FB mặc dù biết càng đấu tranh với FB thì càng bị FB tăng cường chặn. Tự do ngôn luận phải là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm ở mọi quốc gia.Trang BBC ngày 26/10 đã đăng bài tố cáo Mark Zuckerberg 'đích thân ký với VN để chặn bài "chống nhà nước"' vì cần lợi nhuận hơn là bảo vệ mục tiêu tự do ngôn luận. Nội dung chính của bài viết như sau:
The Washington Post hôm 25/10 viết rằng Mark Zuckerberg đã đích thân ký cam kết với "chính phủ độc tài của Việt Nam" để hạn chế những bài viết trên Facebook được gọi là "chống nhà nước".
Trả lời BBC hồi cuối năm 2020 về vấn đề này, Facebook thừa nhận phải chặn những nội dung 'bị chính phủ VN yêu cầu xóa', nhưng để cho người bên ngoài vẫn xem được.
Theo BBC News Tiếng Việt tìm hiểu thì đúng là đã có những trường hợp Facebook phải "hạn chế" nội dung tiếng Việt ở Việt Nam.
Vào tháng 4 năm 2020, Facebook đã đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn trong việc hạn chế nhiều nội dung hơn ở Việt Nam sau khi có thông tin rõ ràng rằng nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến "việc các dịch vụ của chúng tôi bị chính quyền Việt Nam đóng cửa hoàn toàn".
Tháng 8/2019, VietnamNet đăng tin "Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh việc trao đổi, yêu cầu Facebook, Google hợp tác ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin sai sự thật, trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước".
Tháng 8/2018, báo Nhân Dân nói Facebook "đã gỡ bỏ hàng trăm tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam" trong lúc Facebook nói với BBC rằng họ "chỉ gỡ bỏ nội dung vi phạm chính sách của chúng tôi."
Facebook mới đây công bố lợi nhuận công ty trong quý gần đây đã tăng lên hơn 9 tỷ đôla - tức tăng 17% - và số người dùng Facebook tăng lên 2,91 tỷ.
Công bố của Facebook được đưa ra hôm 25/10, chỉ vài giờ sau khi một nhóm gồm 17 công ty truyền thông Mỹ tung ra một loạt các báo cáo cho thấy Facebook đã ưu tiên tăng trưởng hơn sự an toàn của người dùng.
Báo cáo mới công bố của họ dựa trên các tài liệu nội bộ của Facebook bị rò rỉ, được gọi là Facebook Papers, do người tố giác Frances Haugen thu được.
Các báo cáo đổ lỗi cho Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã phục tùng chính quyền Việt Nam để kiểm duyệt các tiếng nói bất đồng trên Facebook. Đồng thời lưu ý rằng Facebook cho phép đăng các lời lẽ kích động thù địch trên toàn thế giới do thuật toán còn thiếu sót, góp phần thúc đẩy sự phân cực độc hại trên mạng, theo Bangkok Post.
Chính cá nhân Zuckerberg là người quyết định rằng Facebook sẽ cúi đầu trước áp lực từ chính phủ Việt Nam để kiểm duyệt những tiếng nói bất đồng chính kiến, ba nguồn tin nói với The Washington Post.
"Những tài liệu này nhấn mạnh rằng ban lãnh đạo Facebook thường xuyên phớt lờ những cảnh báo nội bộ nghiêm trọng, chọn đặt lợi nhuận lên trên con người", Thượng nghị sĩ Mỹ Richard Blumentha được Bangkok Post trích lời.
The New York Times, The Washington Post và Wired là một trong số những hãng tin có quyền truy cập vào bộ tài liệu nội bộ của Facebook mà Haugen ban đầu tiết lộ cho chính quyền Hoa Kỳ, và là cơ sở của một loạt bài trên Wall Street Journal.
Facebook công nhận báo cáo này là công bố có chọn lọc từ một số nghiên cứu nội bộ của mình, với mục đích khiến mạng xã hội được hàng tỷ người sử dụng này bị nhìn nhận một cách sai lệch.
Ân xá Quốc tế: Facebook và Google 'đồng lõa' với việc kiểm duyệt tại Việt Nam
Haugen, người làm chứng trên mạng xã hội trước các nhà lập pháp Vương quốc Anh hôm 25/10, đã nhiều lần nói rằng Facebook đặt sự tăng trưởng và lợi nhuận lên trên sức khỏe và sự an toàn của người dùng.
Bà nói với các nhà lập pháp rằng "Facebook không sẵn lòng chấp nhận dù chỉ hy sinh một ít lợi nhuận vì sự an toàn, và điều đó là không thể chấp nhận được," và rằng nội dung tức giận hoặc kích động thù địch "là cách dễ nhất để phát triển" nền tảng truyền thông xã hội.
Frances Haugen: ‘Facebook đặt lợi nhuận khổng lồ lên trên con người’
Facebook từng bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng lớn trước đây, nhưng quan điểm hoạt động hiện tại của họ đã thúc đẩy việc các hãng tin tiến hành một loạt các báo cáo gay gắt và sự điều tra của các nhà lập pháp Hoa Kỳ.
Một báo cáo từ Politico tiết lộ các cuộc trò chuyện nội bộ của nhân viên về sự thống trị toàn cầu của Facebook.
Facebook vừa phục hồi sau các vụ bê bối khác như vụ liên quan đến Cambridge Analytica, một công ty tư vấn của Anh đã sử dụng dữ liệu cá nhân của hàng triệu người dùng Facebook cho mục đích quảng cáo chính trị.
Zuckerberg đã phải đến Washington để xin lỗi và Facebook đã đồng ý một thỏa thuận trị giá 5 tỷ đôla với các cơ quan quản lý của Mỹ.
Mark Zuckerberg 'bị cô lập'?
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã trở nên cô lập hơn trong chính công ty của mình, The Washington Post đưa tin các nhân viên cũ cho biết, khi ông vật lộn với những lời chỉ trích ngày càng tăng và thất bại từ Facebook Papers.
Các cựu nhân viên nói rằng Zuckerberg chủ yếu truyền đạt các quyết định cho một nhóm nội bộ gọi là "Nhóm nhỏ" và một nhóm lớn hơn một chút của các nhà lãnh đạo công ty được gọi là "M-Team" hoặc "Mark's Team".
Báo cáo của The Washington Post đã phác thảo phong cách quản lý của Zuckerberg dựa trên các cuộc phỏng vấn với các nhân viên cũ của Facebook và thông tin thu thập được từ Facebook Papers. The Post cho biết, công ty kiểm soát chặt chẽ thông tin về Zuckerberg cũng như thông tin mà anh ta nhận được.
Facebook phản đối việc Zuckerberg bị cô lập, The Washington Post cho biết.
Các cựu nhân viên nói với The Washington Post rằng Zuckerberg có tầm ảnh hưởng lớn tại công ty, vượt xa những gì được công chúng biết đến.
Ngoài việc thống trị việc ra quyết định ở cấp cao, Zuckerberg dường như vẫn còn thời gian để quản lý cấp vi mô. The Washington Post đưa tin hai nguồn tin nói rằng ông ta đã tự tay thiết kế bảng màu và bố cục cho khung hình "Tôi đã tiêm phòng" của Facebook mà người dùng có thể sử dụng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-59047127
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét