Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Tin khó tin: "Hàng chục triệu người dân đã được hỗ trợ"

Đúng là tin khó tin. Nói thật là trong chế độ độc tài thông tin thì chẳng có thông tin nào đáng tin hết ngoài thông tin của chính người dân viết ra trên mạng xã hội. Đào Ngọc Dung là ai ? Theo wiki, năm 18 tuổi (1980), Dung đã là Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Huyện đoàn Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh; sau đó y làm công tác đoàn đến tận năm 2006, tức là gần 30 năm làm nghề ăn theo nói leo và nịnh hót lãnh đạo. Sau đó Dung lần lượt làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Ngoài nước, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Cũng theo wiki, năm 2006 Dung bị bắt quả tang quay cóp, vi phạm quy chế thi. Với vi phạm này Dung đã bị lập biên bản và hội đồng tuyển sinh sau đại học của trường Học viện hành chính quốc gia trừ 50% số điểm môn thi, rồi bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X kỷ luật bằng hình thức khiển trách và phân công công tác khác... Một quan chức gian dối khi đi học và cả đời làm nghề ăn theo nói leo và nịnh hót lãnh đạo thì phát biểu của ông ta có đáng tin cậy không nhỉ ?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: "Hàng chục triệu người dân đã được hỗ trợ"
Dân trí - "Sau một tháng triển khai NQ 68/NQ-CP, cả nước có hàng chục triệu người dân, lao động được thụ hưởng chính sách và hỗ trợ tiền mặt. Hàng triệu người lao động tự do được tiếp cận thủ tục linh hoạt… ".

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến của Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ sáng 15/8 về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sơ kết một tháng thực hiện Chỉ thị 16 tại một số tỉnh thành.

Trợ giúp hiệu quả và rõ ràng

Theo Bộ trưởng, sau một tháng triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, điều đáng mừng là tất cả các địa phương đã tích cực vào cuộc đem lại hiệu quả và nhanh chóng.

Qua đó, cả nước có hàng chục triệu người dân được thụ hưởng chính sách, hàng triệu người lao động được hưởng hỗ trợ bằng tiền mặt. Đặc biệt vừa qua đã có hàng triệu lao động tự do được hưởng chính sách, thủ tục linh hoạt từ các địa phương.

Nhiều tỉnh, thành phố đã có cách làm sáng tạo, chủ động mở rộng đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt là công tác triển khai chính sách của TP.HCM, Hà Nội và một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai rất đúng hướng.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, ngày 14/8, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đánh giá: "Nghị quyết 68 lần này được triển khai rất thiết thực, cụ thể và rõ ràng".

"TP.HCM vừa qua đã triển khai xong gói hỗ trợ lần một có trị giá 886 tỷ đồng và đang tiếp tục hỗ trợ cho nhiều hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. TP Hà Nội vừa bổ sung thêm chính sách đặc thù hỗ trợ 10 nhóm đối tượng trong ngày hôm qua (14/8). Tỉnh Bình Dương hỗ trợ thêm tiền nhà trọ cho người lao động…" - Bộ trưởng đơn cử.

Không chỉ có vậy, sự vào cuộc của toàn xã hội, các nhà hảo tâm với tinh thần "ai có gì hỗ trợ đó" đã góp phần hiệu quả hơn trong quá trình hỗ trợ người dân. Bộ trưởng đánh giá các mô hình thực tế, hiệu quả và sáng tạo như: Cây gạo ATM, siêu thị 0 đồng… ở nhiều địa phương.

"Đặc biệt là mô hình "túi an sinh xã hội". Tôi cho rằng đây là cách làm thiết thực, đảm bảo dân không bị thiếu, không bị đói. Qua đó giúp người dân yên tâm thực hiện Chỉ thị 16 "ai ở đâu, ở yên ở đó" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.


Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắng chia sẻ một thực tế: Vẫn có tình trạng, những địa phương thực hiện giãn cách thì làm tốt, nhưng một số địa phương còn chưa quan tâm sâu sát đến vấn đề hỗ trợ người dân.

Bộ trưởng cho rằng đó là một nguyên nhân khiến việc hỗ trợ người dân, người lao động còn chậm: "tiếng kêu" của người dân, người lao động ở những địa phương không giãn cách lại nhiều hơn".

Trong khi công tác hỗ trợ lao động tự do khá tốt nhưng còn một bộ phận người lao động có hợp đồng lao động bị ngừng việc vẫn còn chậm được tiếp cận, nhất là công nhân ở các khu nhà trọ hay người lao động di chuyển về các địa phương.

Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hỗ trợ

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các địa phương thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 86/NQ-CP thông qua nhiều biện pháp đồng bộ và hiệu quả.

Đề xuất sửa Quyết định 23/2021/QĐ-TTg

"Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Thủ tướng cho sửa Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg theo hướng tháo gỡ những khó khăn và đơn giản hơn nữa các thủ tục hành chính. Đặc biệt là bỏ các quy định về thuế và nợ xấu của doanh nghiệp từ khi có bùng phát dịch tới nay. Qua đó nhằm giúp doanh nghiệp, người lao động tiếp cận vốn vay trả lương, cũng như phục hồi sản xuất sau dịch…" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Việc triển khai hỗ trợ cần nhanh, cụ thể và thiết thực hơn, hiệu quả. Trong đó cần ưu tiên quan tâm đến lực lượng lao động, công nhân bị mất việc, ngừng việc.

"Đồng thời cần chăm lo tốt tới các đối tượng của ngành LĐ-TB&XH, như: Người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… một cách thực chất hơn và quản lý tốt cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội" - Bộ trưởng cho biết.

Để tránh lây nhiễm chéo, Bộ LĐ-TB&XH đã có hướng dẫn trong thời gian giãn cách không tiếp nhận học viên cai nghiện vào cơ sở cai nghiện. Bởi thực tế cho thấy, hầu như các cai nghiện ma túy đang có nhiều F0, nếu đưa vào mà chưa thực hiện xét nghiệm có thể là nguồn lây vào trong các cơ sở này.

Trên cơ sở thành công bước đầu của mô hình "Túi an sinh" tại TPHCM, Bộ trưởng kiến nghị Thủ tướng cho phép TPHCM đẩy mạnh và thực hiện chủ trương "1 triệu túi an sinh". Đây là giải pháp giúp người dân an tâm ở trong nhà.

"Túi an sinh là sáng kiến rất quan trọng, qua đó giúp các gia đình có thể sử dụng trong một tuần. Các cấp, ngành cùng hỗ trợ TP.HCM…" - Bộ trưởng cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, trong ngày 16/8, Bộ sẽ trình Thủ tướng ký ban hành quyết định xuất cấp hỗ trợ gạo cho các địa phương trên toàn quốc gặp khó khăn do dịch Covid-19, nhất là các tỉnh đang thực hiện giãn cách.

Hơn 13 triệu người thụ hưởng chính sách sau một tháng triển khai

Theo Bộ LĐ-TB&XH, sau một tháng triển khai NQ 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, số lao động đã được hỗ trợ trên cả nước là hơn 13 triệu lượt người với tổng số tiền là gần 6.000 tỷ đồng. TPHCM đã tiếp nhận chi trả hỗ trợ tới người dân, người lao động 788 tỷ đồng, Bình Dương đã tiếp nhận 349 tỷ đồng, Hà Nội tiếp nhận 386,8 tỷ đồng, Bến Tre tiếp nhận hơn 32 tỷ đồng, Hậu Giang tiếp nhận 12,3 tỷ đồng…

Phúc Thanh - Hoàng Mạnh
https://dantri.com.vn/an-sinh/bo-truong-dao-ngoc-dung-hang-chuc-trieu-nguoi-dan-da-duoc-ho-tro-20210815182716327.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét