Ông Nguyễn Văn Quảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, và rất nhiều quan chức cấp cao thường nói: "Việc áp dụng triệt để các biện pháp "ai ở đâu phải ở đó" sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân, rất mong nhân dân thông cảm, chia sẻ, đồng thuận với các biện pháp này của thành phố". Tôi hoàn toàn không thể thông cảm với các ông vì cách làm của các ông không giống đâu trên thế giới nên gây tổn thất quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế. Cách làm hiện nay đang đẩy xã hội và nền kinh tế tới khủng hoảng. Nhiều người dân đã lên tiếng "Ai ở đâu sẽ chết đói ở đó ! Ai ở đâu sẽ chết dịch ở đó !", các ông không biết sao ?
“Ai ở đâu thì ở đó” - dân sống làm sao?
Diễm Thi, RFA 2021-08-17 - Người Sài Gòn còn tiền cũng đói vì thiếu bầu không khí, thiếu nhịp thở sống sôi động của Sài Gòn. Đói vì thiếu hơi ấm người thân, bạn bè. Người Sài Gòn thiếu tiền thì trông ngóng từng ngày được đi làm, được mưu sinh sớm nhất. Người Sài Gòn sống nhờ con cá, gánh rau mỗi ngày mong có ngày được trở lại cuộc sống bình thường sớm nhất. “Người dân than quá trời. Chính phủ nói cho dân mỗi người một triệu rưởi mà hai đợt rồi có thấy đồng nào đâu. Tổ trưởng nói có gì thì dân cứ gửi kiến nghị đi chứ bây giờ Nhà nước lấy tiền mua vắc xin chích cho dân hết rồi đâu còn tiền mà cho dân.Trẻ em ở trong nhà trong ‘mùa giãn cách’.
Hôm 15 tháng 8, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ký công văn khẩn số 2718 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19.Công văn nêu rõ, TP.HCM sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng từ 0 giờ ngày 16 tháng 8 đến hết ngày 15 tháng 9 năm 2021 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.
TP.HCM bắt đầu giãn cách xã hội trong 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 9 tháng 7. Đến ngày 22 tháng 7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã ký Chỉ thị khẩn số 12 yêu cầu các khu phong tỏa, thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”. Một ngày sau, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong ký tiếp văn bản tiếp tục thực hiện giãn cách đến ngày 1 tháng 8. Sau đó, thành phố HCM tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội thêm 14 ngày, tức đến ngày 16 tháng 8.
Trong thời gian giãn cách, thành phố yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân thành phố an tâm “ai ở đâu ở đấy”.
Bà Th. Phó giám đốc một công ty dệt may ở TP.HCM chia sẻ suy nghĩ của bà qua Facebook:
“Người Sài Gòn còn tiền cũng đói vì thiếu bầu không khí, thiếu nhịp thở sống sôi động của Sài Gòn. Đói vì thiếu hơi ấm người thân, bạn bè.
Người Sài Gòn thiếu tiền thì trông ngóng từng ngày được đi làm, được mưu sinh sớm nhất. Người Sài Gòn sống nhờ con cá, gánh rau mỗi ngày mong có ngày được trở lại cuộc sống bình thường sớm nhất.
Sài Gòn, có một giờ sớm nhất trong ngày cho mọi người từ 6h-7h sáng, vừa qua giới nghiêm. Khắp những phố nhỏ, người buôn bán, treo đầy hàng trên xe máy: từ mớ rau, túi đậu, bịch bún, con cá lóc…cái gì cũng có. Mua bán nhanh gọn không lựa chọn nửa cân hay một lạng… gói sẵn, không trả giá.”
Bà giải thích thêm rằng, khoảng thời gian ‘tự do’ từ 6 giờ đến 7 giờ sáng là thời điểm giao ca của lực lượng quản lý. Do người dân không được ra đường từ 6 giờ chiều hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau nên nhóm “canh giữ” ban đêm hết giờ làm việc lúc 6 giờ sáng, trong khi nhóm tiếp theo 7 giờ mới bắt đầu làm việc.
Nhà nước nói hỗ trợ, dân nói không nhận được
Đầu tháng 7, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cũng cho hay, những người bị mất việc ở thành phố do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 sẽ nhận được 1.500.000 đồng, không cần phải có xác nhận thường trú.
Cô Tuyết, một người dân Tây Ninh lên TP.HCM thuê nhà làm công nhân nói với RFA:
“Người dân than quá trời. Chính phủ nói cho dân mỗi người một triệu rưởi mà hai đợt rồi có thấy đồng nào đâu. Tổ trưởng nói có gì thì dân cứ gửi kiến nghị đi chứ bây giờ Nhà nước lấy tiền mua vắc xin chích cho dân hết rồi đâu còn tiền mà cho dân.
Ông tổ trưởng nói là Nhà nước lo cho người dân vậy rồi, bây giờ từ từ, có gạo thì ăn, có gì thì ăn cái đó đi, đừng có đòi hỏi nữa. Trong khi đó người ta đi thuê nhà làm sao họ có tiền đóng tiền nhà?
Chủ nhà cũng khó khăn, họ cũng sống nhờ tiền nhà đó làm sao họ giảm nhiều cho mình được. Người lao động thì làm ngày nào ăn ngày đó.
Dân khu này kêu gào mà chẳng thấy chính quyền nói gì hết. Tổ trưởng thì nói vậy, chính phủ thì đâu cứu trợ gì cho dân chỉ trợ cấp rau, củ quả lâu lâu một lần. Mà khi chở đến thì rau củ nó bầm dập tan nát hết rồi.”
Bệnh nhân COVID-19 đang được thở oxy tại Bệnh viện dã chiến số 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh được chụp vào ngày 8 tháng 8 năm 2021. AFP
Để bảo đảm cho người dân không bị đói, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, thành phố đang nỗ lực cung cấp các gói hỗ trợ ngắn hạn và có gói hỗ trợ cho điều trị F0. Trước mắt các gói sẽ kéo dài ba, năm đến bảy ngày để đảm bảo người dân cho thể duy trì cuộc sống. Thành phố cố gắng chuẩn bị một triệu gói như vậy để hỗ trợ người dân. Trung tâm an sinh điều phối, ghi nhận nhu cầu và phối hợp với các quận huyện thực hiện cho phù hợp.
Bà Hạnh, tổ trưởng dân phố và cũng là thành viên của ‘tổ COVID cộng đồng’ ở một chung cư tại TP.HCM cho biết:
“Tất cả phải đăng ký qua tổ trưởng. Khi có thông báo của ủy ban đưa qua cho tổ trưởng thì mình sẽ thông báo lại qua Zalo. Nhưng cũng tùy tổ trưởng có tâm hay không. Trong thời điểm này quan trọng nhất là tổ trưởng vì họ là người liên lạc được với ủy ban và các đơn vị khác. Tôi có thông báo có gói cứu trợ nhưng không thấy ai đăng ký.
Chung cư của tôi bị phong tỏa, không có ai cứu trợ mà tự thân vận động. Những người dân có tiền thì họ lên app họ mua rồi giao tại nhà. Còn những người không có tiền do dịch bệnh không thể ra ngoài kiếm sống thì phải chịu thôi. Dân trong chung cư giúp nhau.”
Ngoài những tuyên bố cứu trợ dân về tài chánh, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã đề nghị các vị lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân tiếp tục chung tay, chung sức, chung lòng gánh vác cùng thành phố trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt trong điều trị, chăm sóc sức khoẻ người mắc COVID-19 để thành phố vượt qua giai đoạn rất khó khăn này.
Bác sĩ Quỳnh Kiều, Chủ tịch tổ chức Project Vietnam, đã hoạt động 27 năm qua giúp đỡ người Việt trong nước nêu quan điểm của bà:
“Tôi thấy “ai ở đâu ở đó” thì cũng hợp lý. Trên nguyên tắc họ làm vậy để dễ cho khoanh vùng nhưng thực tế là nó chỉ có hiệu quả nếu mình có những đội ngũ đã được chủng ngừa và có sự hiểu biết, có kiến thức y khoa để đi đến những nơi có nhu cầu một cách nhanh chóng. Như ở huyện Hóc Môn có năm đội phản ứng nhanh, mỗi đội năm người gồm một bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, kể cả sinh viên y khoa. Họ có một số trang thiết bị để giúp người bệnh thở trong vài tiếng đồng hồ trong lúc chờ xe cấp cứu đến.
Những người bệnh khi trở bệnh không kịp đến bệnh viện nên cần những đội ngũ phản ứng nhanh có thể đến nhà bệnh nhân nhanh nhất. Có những trường hợp gọi xe cấp cứu nhưng đợi mãi không ai tới vì bệnh viện tràn ngập bệnh nhân hết rồi, mà ai cũng đang trong tình trạng đợi để thở oxy, không có giường. Do đó, Bộ y tế nên đào tạo đội ngũ có thể đến chữa tại nhà.”
Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng cũng thực hiện bảy ngày "ai ở đâu thì ở đó" để cắt đứt các chuỗi lây nhiễm. Trả lời với truyền thông Nhà nước về những khó khăn người dân gặp phải, ông Nguyễn Văn Quảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nói: Việc áp dụng triệt để các biện pháp "ai ở đâu phải ở đó" sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân, rất mong nhân dân thông cảm, chia sẻ, đồng thuận với các biện pháp này; thành phố đã có phương án cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trong bảy ngày.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/everybody-must-stay-put-how-do-people-live-dt-08172021134339.html
Để bảo đảm cho người dân không bị đói, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, thành phố đang nỗ lực cung cấp các gói hỗ trợ ngắn hạn và có gói hỗ trợ cho điều trị F0. Trước mắt các gói sẽ kéo dài ba, năm đến bảy ngày để đảm bảo người dân cho thể duy trì cuộc sống. Thành phố cố gắng chuẩn bị một triệu gói như vậy để hỗ trợ người dân. Trung tâm an sinh điều phối, ghi nhận nhu cầu và phối hợp với các quận huyện thực hiện cho phù hợp.
Bà Hạnh, tổ trưởng dân phố và cũng là thành viên của ‘tổ COVID cộng đồng’ ở một chung cư tại TP.HCM cho biết:
“Tất cả phải đăng ký qua tổ trưởng. Khi có thông báo của ủy ban đưa qua cho tổ trưởng thì mình sẽ thông báo lại qua Zalo. Nhưng cũng tùy tổ trưởng có tâm hay không. Trong thời điểm này quan trọng nhất là tổ trưởng vì họ là người liên lạc được với ủy ban và các đơn vị khác. Tôi có thông báo có gói cứu trợ nhưng không thấy ai đăng ký.
Chung cư của tôi bị phong tỏa, không có ai cứu trợ mà tự thân vận động. Những người dân có tiền thì họ lên app họ mua rồi giao tại nhà. Còn những người không có tiền do dịch bệnh không thể ra ngoài kiếm sống thì phải chịu thôi. Dân trong chung cư giúp nhau.”
Ngoài những tuyên bố cứu trợ dân về tài chánh, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã đề nghị các vị lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân tiếp tục chung tay, chung sức, chung lòng gánh vác cùng thành phố trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt trong điều trị, chăm sóc sức khoẻ người mắc COVID-19 để thành phố vượt qua giai đoạn rất khó khăn này.
Bác sĩ Quỳnh Kiều, Chủ tịch tổ chức Project Vietnam, đã hoạt động 27 năm qua giúp đỡ người Việt trong nước nêu quan điểm của bà:
“Tôi thấy “ai ở đâu ở đó” thì cũng hợp lý. Trên nguyên tắc họ làm vậy để dễ cho khoanh vùng nhưng thực tế là nó chỉ có hiệu quả nếu mình có những đội ngũ đã được chủng ngừa và có sự hiểu biết, có kiến thức y khoa để đi đến những nơi có nhu cầu một cách nhanh chóng. Như ở huyện Hóc Môn có năm đội phản ứng nhanh, mỗi đội năm người gồm một bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, kể cả sinh viên y khoa. Họ có một số trang thiết bị để giúp người bệnh thở trong vài tiếng đồng hồ trong lúc chờ xe cấp cứu đến.
Những người bệnh khi trở bệnh không kịp đến bệnh viện nên cần những đội ngũ phản ứng nhanh có thể đến nhà bệnh nhân nhanh nhất. Có những trường hợp gọi xe cấp cứu nhưng đợi mãi không ai tới vì bệnh viện tràn ngập bệnh nhân hết rồi, mà ai cũng đang trong tình trạng đợi để thở oxy, không có giường. Do đó, Bộ y tế nên đào tạo đội ngũ có thể đến chữa tại nhà.”
Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng cũng thực hiện bảy ngày "ai ở đâu thì ở đó" để cắt đứt các chuỗi lây nhiễm. Trả lời với truyền thông Nhà nước về những khó khăn người dân gặp phải, ông Nguyễn Văn Quảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nói: Việc áp dụng triệt để các biện pháp "ai ở đâu phải ở đó" sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân, rất mong nhân dân thông cảm, chia sẻ, đồng thuận với các biện pháp này; thành phố đã có phương án cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trong bảy ngày.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/everybody-must-stay-put-how-do-people-live-dt-08172021134339.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét