Victor Hugo: Tiêu diệt đói nghèo
(Diễn văn của Victor Hugo ở Quốc hội, ngày
9 tháng 7 năm 1849, Phan Thành Đạt dịch)
Thưa quý vị, tôi không phải là người tin rằng, ta có thể xoá bỏ khổ đau trên thế giới này khi mà khổ đau là điều luật của trời, nhưng tôi suy nghĩ và khẳng định chắc chắn rằng chúng ta có thể tiêu diệt đói nghèo. (Những tiếng phản ứng khác nhau trong Nghị viện).
Tiêu diệt đói nghèo! Vâng, điều đó có thể làm được. (Những tiếng rì rầm, một vài nghị sĩ hỏi: Làm thế nào? Làm thế nào?). Những người làm luật và những người thi hành luật phải luôn nghĩ đến điều này vì chừng nào đói nghèo không được xoá bỏ thì trách nhiệm của chúng ta không thể hoàn thành. (Rất đúng! Rất đúng!)
Thưa quý vị, tôi đề cập vấn đề nóng bỏng này, các ngài có biết đói nghèo đang diễn ra ở đâu không? Ở mức độ nào không? Tôi không nói đến đói nghèo ở Iceland, tôi không nói đến đói nghèo thời Trung cổ, tôi nói đến đói nghèo ở Pháp, ở Paris, thời chúng ta đang sống. Các ngài có muốn biết những gì diễn ra trong thực tế không?
Có ở Paris… (Diễn giả ngừng lại)
Victor Hugo, đại biểu quốc hội. Ảnh trên mạng
Thưa quý vị, ta hãy nhìn nhận thật rõ điều này, tôi không nói làm giảm đói nghèo, giới hạn đói nghèo, hay khoanh vùng đói nghèo, tôi nói tiêu diệt đói nghèo (những tiếng rì rầm ở phía bên phải Nghị viện). Đói nghèo là một căn bệnh trong cơ thể xã hội như hủi là căn bệnh trong cơ thể con người; đói nghèo có thể biến mất như bệnh hủi đã biến mất (Đúng! Đúng! lời khẳng định ở bên trái Nghị viện).Tiêu diệt đói nghèo! Vâng, điều đó có thể làm được. (Những tiếng rì rầm, một vài nghị sĩ hỏi: Làm thế nào? Làm thế nào?). Những người làm luật và những người thi hành luật phải luôn nghĩ đến điều này vì chừng nào đói nghèo không được xoá bỏ thì trách nhiệm của chúng ta không thể hoàn thành. (Rất đúng! Rất đúng!)
Thưa quý vị, tôi đề cập vấn đề nóng bỏng này, các ngài có biết đói nghèo đang diễn ra ở đâu không? Ở mức độ nào không? Tôi không nói đến đói nghèo ở Iceland, tôi không nói đến đói nghèo thời Trung cổ, tôi nói đến đói nghèo ở Pháp, ở Paris, thời chúng ta đang sống. Các ngài có muốn biết những gì diễn ra trong thực tế không?
Có ở Paris… (Diễn giả ngừng lại)
Chúa ơi, tôi không thể không kể những sự việc này, những sự việc thật buồn, nhưng cần phải nêu ra ở đây. Nếu như cần phải nói ra tất cả suy nghĩ của mình, tôi mong sau phiên họp này, nếu cần, tôi sẽ có văn bản chính thức để Quốc hội mở một cuộc điều tra về tình cảnh của những người thuộc tầng lớp cần lao ở Pháp. Tôi muốn mọi việc sáng tỏ như ban ngày. Chúng ta có thể trị bệnh thế nào nếu không biết làm lành những vết thương? (Rất đúng! Rất đúng!)
Đây là những vụ việc cụ thể:
Ở Paris, trong những khu phố nơi cơn gió bạo động nổi lên, ở đó có những con đường, những ngôi nhà, những vũng nước tù đọng, nơi đó những gia đình, những gia đình đông đúc đang sống lộn xộn, đàn ông, đàn bà, những người con gái trẻ và cả trẻ em, họ không có giường nằm, không có chăn, họ gần như không có quần áo lành lặn, họ quấn trên người những mớ giẻ rách bẩn thỉu, hôi mốc, nhặt được ở góc phố, họ sống dưới đáy xã hội, họ vẫn phải sống như thế, họ tụ tập lại để tránh cái lạnh mùa đông. (Tiếng rì rầm trong Nghị viện).
Đó là vụ việc đầu tiên. Các ngài muốn biết thêm những vụ việc khác không? Trong những ngày này, có một người, Chúa ơi, đó là một người có chữ nghĩa và bất hạnh, đói nghèo không trừ những người làm nghề tự do hay những người lao động chân tay. Người này đã chết vì đói. Sau cái chết của ông ấy, người ta nhận ra rằng, trong suốt sáu ngày liên tiếp, ông ấy không có gì ăn. (Diễn giả ngừng phát biểu khá lâu).
Quý vị có muốn biết những điều đau khổ hơn không? Tháng trước, trong thời kỳ bệnh dịch tả hoành hành dữ dội, người ta đã nhìn thấy người mẹ và bốn đứa trẻ tìm kiếm thức ăn thừa trong đống rác bẩn thỉu, lúc nhúc giòi bọ ở Montfaucon, nơi có những hố chôn người tập thể.
(Nhiều người trong Nghị viện rùng mình)
Thưa quý vị, những việc tồi tệ như thế, tôi cho rằng những việc đó không thể để tiếp diễn; tôi thiết nghĩ cả xã hội cần huy động năng lực, trí tuệ của mình để những chuyện như thế không thể xảy ra. Những chuyện như vậy ở một nước văn minh khiến tất cả chúng ta phải suy nghĩ. Khi nói ra những điều này, tôi tự cảm thấy mình có lỗi. Tôi tự nguyện đứng về phía những người cùng khổ (tiếng rì rầm trong Quốc hội). Những việc như thế không chỉ sai trái đối với con người, mà còn là tội ác với chúa trời! (Tiếng nghẹn ngào và thầm thì trong Quốc hội).
Khi tôi thấu hiểu, chính tôi cũng muốn những người khác thấu hiểu, hãy nghe lời đề nghị của tôi gửi đến quý vị, lời đề nghị ấy quan trọng như thế nào. Đó là điều đầu tiên nhưng nó mang tính quyết định. Tôi mong Quốc hội gồm những đại biểu thuộc phe đa số, phe thiểu số và những người không đứng về phe nào, hãy có cùng tâm nguyện. Về phía mình, tôi không quan tâm mình ở phe thiểu số hay đa số. Tôi mong rằng Quốc hội có cùng một ý chí, một nguyện vọng để đạt được mục đích lớn lao, mục đích cao cả, mục đích tuyệt vời, đó là xoá bỏ đói nghèo! (Hoan hô! Hoan hô! Cả hội trường vỗ tay).
Thưa quý vị, tôi không chỉ bàn đến tính cách nghĩa hiệp của quý vị, tôi muốn đề cập đến những điều đáng chú ý hơn về cảm tính chính trị của các nhà lập pháp trong Quốc hội. Nói hết chủ đề này, tôi sẽ kết thúc bài diễn văn của mình.
Thưa quý vị, như tôi vừa bàn luận, quý vị có mặt ở đây với sự giúp sức của lực lượng vệ quốc, của quân đội, có sự hỗ trợ của các lực lượng khác, các vị đã củng cố và thiết lập một nhà nước có nhiều xáo trộn. Các vị không lùi bước trước bất kỳ gian nguy nào, các vị đã cứu vớt một xã hội để nó diễn biến bình thường như cũ, các vị giúp sức cho một chính phủ hợp pháp, bảo vệ thể chế, duy trì hoà bình và nền văn minh của một đất nước. Quý vị dường như đã làm được những điều đáng trân trọng…Tuy nhiên, các vị đã chẳng làm được gì hết! (Những lời rì rầm trong Quốc hội).
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, các vị đã chẳng làm được gì hết chừng nào trật tự xã hội được duy trì không dựa trên những giá trị đạo đức và tinh thần vững chắc! (Rất đúng! Rất đúng! Những lời nhận xét đồng lòng từ các nghị sĩ). Các vị chẳng làm được gì hết khi nhân dân còn đau khổ! (Những tiếng vỗ tay ở bên trái hội trường.)
Các vị chẳng làm được gì hết khi phía dưới các vị vẫn còn một bộ phận nhân dân sống trong tuyệt vọng!
Các vị chẳng làm được gì hết khi mà những người đang ở độ tuổi sung sức, họ làm việc nhưng vẫn không đủ miếng ăn, khi những người già không còn sức làm việc, họ không có mái nhà để ở! Các vị chẳng làm được gì hết khi điều kiện sống càng ngày càng tồi tệ ở vùng quê, còn ở thành phố thì có người chết đói.
Các vị chẳng làm được gì khi chưa đưa ra những đạo luật bác ái, những đạo luật giá trị như trong kinh thánh để giải quyết các vấn đề gai góc của xã hội, để giúp đỡ những gia đình nghèo khó, để bảo vệ những người nông dân, công nhân, những người lao động chân chính. (Những tiếng nói to trong Quốc hội).
Các vị chẳng làm được gì hết khi tinh thần cách mạng làm cho nhân dân thêm đau khổ. Các vị chẳng làm được gì khi khi sự hủy diệt và bóng tối tiếp tục tồn tại ngấm ngầm.
Quý vị thấy đấy, tôi kết thúc bằng cách nhắc lại rằng, tôi không chỉ bàn về tính nghĩa hiệp của quý vị mà còn đề cập đến sự khôn ngoan của quý vị. Tôi mong quý vị hãy suy nghĩ kỹ điều này.
Quý vị thử nghĩ xem tình trạng vô chính phủ mở ra vực thẳm nhưng chính đói nghèo đã đào vực thẳm đó (Đúng thế! Đúng thế!) Quý vị đã làm ra những đạo luật chống vô chính phủ, bây giờ hãy làm ra những đạo luật tiêu diệt đói nghèo! (Những tiếng vỗ tay ở khắp hội trường, diễn giả rời bục và nhận được những lời chúc mừng của các đồng nghiệp.)
_____
Nguyên văn tiếng Pháp:
Détruire la misère
Discours à l’Assemblée nationale législative
Victor Hugo, 9 juillet 1849
Je ne suis pas, Messieurs, de ceux qui croient qu’on peut supprimer la souffrance en ce monde ; la souffrance est une loi divine ; mais je suis de ceux qui pensent et qui affirment qu’on peut détruire la misère. (Mouvements divers.)
Remarquez-le bien, Messieurs, je ne dis pas diminuer, amoindrir, limiter, circonscrire, je dis détruire. (Nouveaux murmures à droite.) La misère est une maladie du corps social comme la lèpre était une maladie du corps humain ; la misère peut disparaître comme la lèpre a disparu (Oui ! oui ! à gauche). Détruire la misère ! Oui, cela est possible. (Mouvement. — Quelques voix : Comment ? Comment ?) Les législateurs et les gouvernants doivent y songer sans cesse ; car, en pareille matière, tant que le possible n’est pas fait, le devoir n’est pas rempli. (Très bien ! très bien !)
La misère, Messieurs, j’aborde ici le vif de la question, voulez-vous savoir où elle en est, la misère ? Voulez-vous savoir jusqu’où elle peut aller, jusqu’où elle va, je ne dis pas en Irlande, je ne dis pas au moyen-âge, je dis en France, je dis à Paris, et au temps où nous vivons ? Voulez-vous des faits ?
Il y a dans Paris… (L’orateur s’interrompt.)
Mon Dieu, je n’hésite pas à les citer, ces faits. Ils sont tristes, mais nécessaires à révéler ; et tenez, s’il faut dire toute ma pensée, je voudrais qu’il sortît de cette Assemblée, et au besoin j’en ferai la proposition formelle, une grande et solennelle enquête sur la situation vraie des classes laborieuses et souffrantes en France. (Très bien !) Je voudrais que tous les faits éclatassent au grand jour. Comment veut-on guérir le mal si l’on ne sonde pas les plaies ? (Très bien ! très bien !)
Voici donc ces faits.
Il y a dans Paris, dans ces faubourgs de Paris que le vent de l’émeute soulevait naguère si aisément, il y a des rues, des maisons, des cloaques, où des familles, des familles entières, vivent pêle-mêle, hommes, femmes, jeunes filles, enfants, n’ayant pour lits, n’ayant pour couvertures, j’ai presque dit pour vêtements, que des monceaux infects de chiffons en fermentation, ramassés dans la fange du coin des bornes, espèce de fumier des villes, où des créatures s’enfouissent toutes vivantes pour échapper au froid de l’hiver. (Mouvement.)
Voilà un fait. En voulez-vous d’autres ? Ces jours-ci, un homme, mon Dieu, un malheureux homme de lettres, car la misère n’épargne pas plus les professions libérales que les professions manuelles, un malheureux homme est mort de faim, mort de faim à la lettre, et l’on a constaté, après sa mort, qu’il n’avait pas mangé depuis six jours. (Longue interruption.) Voulez-vous quelque chose de plus douloureux encore ? Le mois passé, pendant la recrudescence du choléra, on a trouvé une mère et ses quatre enfants qui cherchaient leur nourriture dans les débris immondes et pestilentiels des charniers de Montfaucon ! (Sensation.)
Eh bien, messieurs, je dis que ce sont là des choses qui ne doivent pas être ; je dis que la société doit dépenser toute sa force, toute sa sollicitude, toute son intelligence, toute sa volonté, pour que de telles choses ne soient pas ! Je dis que de tels faits, dans un pays civilisé, engagent la conscience de la société tout entière ; que je m’en sens, moi qui parle, complice et solidaire (mouvement), et que de tels faits ne sont pas seulement des torts envers l’homme, que ce sont des crimes envers Dieu ! (Sensation prolongée.)
Voilà pourquoi je suis pénétré, voilà pourquoi je voudrais pénétrer tous ceux qui m’écoutent de la haute importance de la proposition qui vous est soumise. Ce n’est qu’un premier pas, mais il est décisif. Je voudrais que cette Assemblée, majorité et minorité, n’importe, je ne connais pas, moi de majorité et de minorité en de telles questions ; je voudrais que cette Assemblée n’eût qu’une seule âme pour marcher à ce grand but, à ce but magnifique, à ce but sublime, l’abolition de la misère ! (Bravo ! — Applaudissements.)
Et, messieurs, je ne m’adresse pas seulement à votre générosité, je m’adresse à ce qu’il y a de plus sérieux dans le sentiment politique d’une assemblée de législateurs. Et, à ce sujet, un dernier mot : je terminerai par là.
Messieurs, comme je vous le disais tout à l’heure, vous venez, avec le concours de la garde nationale, de l’armée et de toute les forces vives du pays, vous venez de raffermir l’État ébranlé encore une fois. Vous n’avez reculé devant aucun péril, vous n’avez hésité devant aucun devoir. Vous avez sauvé la société régulière, le gouvernement légal, les institutions, la paix publique, la civilisation même. Vous avez fait une chose considérable… Eh bien ! Vous n’avez rien fait ! (Mouvement.)
Vous n’avez rien fait, j’insiste sur ce point, tant que l’ordre matériel raffermi n’a point pour base l’ordre moral consolidé ! (Très bien ! très bien ! — Vive et unanime adhésion.) Vous n’avez rien fait tant que le peuple souffre ! (Bravos à gauche.) Vous n’avez rien fait tant qu’il y a au-dessous de vous une partie du peuple qui désespère ! Vous n’avez rien fait, tant que ceux qui sont dans la force de l’âge et qui travaillent peuvent être sans pain ! tant que ceux qui sont vieux et qui ne peuvent plus travailler sont sans asile ! tant que l’usure dévore nos campagnes, tant qu’on meurt de faim dans nos villes (mouvement prolongé), tant qu’il n’y a pas des lois fraternelles, des lois évangéliques qui viennent de toutes parts en aide aux pauvres familles honnêtes, aux bons paysans, aux bons ouvriers, aux gens de cœur ! (Acclamation.) Vous n’avez rien fait, tant que l’esprit de révolution a pour auxiliaire la souffrance publique ! Vous n’avez rien fait, rien fait, tant que, dans cette œuvre de destruction et de ténèbres, qui se continue souterrainement, l’homme méchant a pour collaborateur fatal l’homme malheureux !
Vous le voyez, messieurs, je le répète en terminant, ce n’est pas seulement à votre générosité que je m’adresse, c’est à votre sagesse, et je vous conjure d’y réfléchir. Messieurs, songez-y, c’est l’anarchie qui ouvre les abîmes, mais c’est la misère qui les creuse. (C’est vrai ! c’est vrai !) Vous avez fait des lois contre l’anarchie, faites maintenant des lois contre la misère ! (Mouvement prolongé sur tous les bancs.
L’orateur descend de la tribune et reçoit les félicitations de ses collègues.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét