Bầu TT Mỹ: Quốc hội phải bỏ phiếu, Biden đang lo sợ
140 hạ nghị sĩ Cộng hòa sẽ chống kết quả bầu cử. CNN đưa tin, hai hạ nghị sĩ Mỹ nói với họ rằng ít nhất 140 hạ nghị sĩ Cộng hòa sẽ chống lại kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn ngày 6/1. Những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump và một số ít ỏi nghị sĩ nhằm đảo ngược kết quả gần như chắc chắn sẽ thất bại, và chỉ có thể trì hoãn thêm vài giờ việc xác nhận ông Biden thắng cử, theo CNN.Dù vậy, Tổng thống Trump vẫn nhất quyết không chấp nhận thất bại. Một số nghị sĩ đang đi theo nỗ lực lật ngược kết quả. Để chống lại kết quả của đại cử tri đoàn, cần một thành viên của Hạ viện và một của Thượng viện. Ngày 30/12, Thượng nghị sĩ Josh Hawley của bang Missouri tuyên bố sẽ chống lại kết quả, đủ để cả hai viện Quốc hội phải bỏ phiếu chấp nhận hay không chấp nhận chiến thắng của ông Biden.
Nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa đã hy vọng tránh được tranh cãi trong quá trình xác nhận kết quả, mà mọi năm chỉ là thủ tục. Nhưng nếu buộc phải bỏ phiếu, đây trở thành phép thử sự trung thành của từng nghị sĩ với tổng thống - người vẫn nắm quyền ảnh hưởng lớn trong đảng, theo Guardian. Họ buộc phải bỏ phiếu công khai: hoặc là phản đối kết quả, hoặc là phản bác lại Tổng thống Trump.
Tổng thống Trump đã thất bại trong việc lật ngược kết quả qua con đường pháp lý, khi tòa án các cấp bác bỏ khoảng 60 vụ kiện cáo buộc gian lận. Giờ đây, ông vẫn cố lật ngược thông qua con đường Quốc hội. Dư luận đang mong chờ kết quả bất ngờ có lợi cho ông. Chỉ cần Quốc hội không công nhận kết quả bỏ phiếu tại 4 bang tranh chấp thì ông Trump sẽ có cơ hội thắng cử.
Thượng nghị sĩ Nebraska Ben Sasse phản đối nỗ lực của ông Trump và điều mà ông cho là sự dung túng của nhiều nghị sĩ Cộng hòa.
“Tổng thống và các đồng minh của ông đang đùa với lửa”, ông viết. “Họ yêu cầu đảo ngược kết quả một cuộc bầu cử tổng thống - ban đầu qua tòa án, rồi qua hội đồng lập pháp các bang, giờ là Quốc hội”.
“Họ đã không kêu gọi được các thẩm phán, giờ lại kêu gọi những quan chức dân cử cấp liên bang bỏ đi lá phiếu của hàng triệu cử tri. Nếu cáo buộc lớn như vậy, nên có đủ bằng chứng. Nhưng tổng thống không có bằng chứng, và cả những nghị sĩ đang ‘phá hoại’ bằng cách chống đối kết quả kia cũng không có bằng chứng”, ông nói.
Các luật sư và nhân chứng đã trưng ra rất nhiều cáo buộc gian lận bầu cử trên diện rộng nhưng đều không được các cơ quan có thẩm quyền công nhận. Hàng chục thẩm phán, thống đốc bang, quan chức bầu cử, cùng các bộ Tư pháp, An ninh Nội địa, và cả Tòa án Tối cao Mỹ đều đã tuyên bố cuộc bầu cử an toàn và công bằng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét