Những lá cờ và banner trong cuộc nổi loạn đập phá Capitol Hill
Fb Thế Công Giang - Đập vào mắt tôi là lá cờ của miền Nam từ thời Cuốn theo chiều gió được một người biểu tình pro-Trump ngang nhiên đi vào sảnh của nhà QH Mỹ. Trong chiến trận, cắm được cờ nghĩa là chiến thắng mang tính biểu tượng. Thử hỏi một hôm nào đó người biểu tình phá cửa Trung Nam Hải và cắm cờ Tưởng Giới Thạch thì sự thể ra sao.Các bạn thử giải mã những lá cờ dưới đây....
Tin giờ chót, Trump đã nói những người đập phá Capitol đáng bị trừng phạt dù trước đó ông xúi giục chiếm nhà QH. Câu chuyện hôm qua sẽ để lại hậu quả khôn lường.
Trong một bài viết, tôi từng so sánh Elsin và Trump. Yeltsin từng thách đố với cả hệ thống ĐCS Liên Xô, vứt thẻ đảng vào sọt rác ngay trong thềm đại hội, đứng trước mũi xe tăng ngăn cản cuộc đảo chính, rồi chính ông ra lệnh bắn đại bác vào nhà QH khi thấy phe đối lập đòi đảo chính. Trong mấy năm làm TT, Yeltsin sa thải 6 thủ tướng.
Donald Trump có kiểu hành xử tương tự như Boris Yeltsin, sẵn sàng thách đố cả thế giới. Nếu quân đội nghe lời thì Trump nã pháo vào Capitol Hill để lật ngược bầu cử.
Xin kể thêm về lá cờ sao của Hoa Kỳ.
Anh bạn kể rằng, có bà gốc Mễ (Mexico) thi vào quốc tịch Mỹ. Phỏng vấn nhưng chẳng trả lời được câu nào. Tay “hỏi cung” chán quá liền hỏi “Bà có biết hát quốc ca Mỹ không?”. Cụ già 70 liền đứng lên, tay đặt vào tim, hát lầu lầu và được luôn quốc tịch Mỹ.
Như Tiến quân ca của Việt Nam, quốc ca Mỹ cũng có lời về cờ, sao, sa trường “Nhìn cờ bay với bao tự hào //Giữa sa trường đầy gian lao//Vẫn tung bay cờ sọc sao//Lồng lộng gió trên chiến hào//Hồn non sông hiên ngang vẫy chào”
Hồi mới sang Mỹ (2004), tôi ở trong khu Riverplace (Arlington, Virginia). Chiều chiều sau giờ làm việc, tôi thường dạo bước qua cầu Key bắc qua sông Potomac êm đềm. Tôi ngỡ cầu Key là cái “chìa khóa mở cửa” từ bang Virginia để vào thủ đô DC và rất tâm đắc với cách tự hiểu của mình.
Khi đọc lời giới thiệu tôi mới biết đây chính là cây cầu mang tên Francis Scott Key, một nhà thơ nghiệp dư, nhưng lại là tác giả lời quốc ca của Hoa Kỳ.
Chuyện kể rằng, vào tháng 9-1814, cách thời đại của Văn Cao hơn một thế kỷ và thật lạ kỳ cũng vào tháng 9, Francis Scott Key cùng với đồng đội là John Stuart Skinner đi từ Baltimore (tiểu bang Maryland) đến gặp đoàn thủy thủ của Anh trên tầu HMS Minden, lúc đó đang xâm lược nước Mỹ, để xin trao đổi tù nhân.
Khi hai người đến gặp đối phương đúng vào lúc hai tướng của Anh quốc đang bàn chuyện tấn công Baltimore của Mỹ. Sợ bị lộ kế hoạch tác chiến nên cả hai bị tạm giữ.
Chính đêm bị giam đó, Francis Scott Key đã chứng kiến pháo đài McHenry bị quân Anh oanh tạc. Cảnh chiến trận hiện lên trước mắt. Thật lạ lùng lá cờ với 15 ngôi sao và 15 sọc (đại diện cho 15 bang khi đó) vẫn hiên ngang chống đỡ oai hùng với bom đạn. Cờ còn nghĩa là pháo đài còn, nước Mỹ còn.
Chiến thắng đó giúp Francis Key viết bài thơ có tựa đề “Bảo vệ pháo đài McHenry” mà trong đó tả chiến trận khốc liệt “And the rocket’s red glare//the bombs bursting in air//Gave proof through the night that our flag was still there. – Đầy trời rền vang tiếng phá//Tiếng bom gào như xé gió//Hãy vững tin trong đêm dài//Nhìn lên lá cờ còn đây”.
Lá cờ này sau đó được gọi là “The Star Spangled Banner Flag” hiện được trưng bày ở Viện Bảo tàng Smithsonian tại Washington DC.
Lời thơ của Francis Scott Key được John Stafford Smith, một nhạc sỹ ở London, viết nhạc và phổ cập khắp nước Mỹ. Dù tên gốc được đặt là “Bảo vệ pháo đài McHenry” nhưng khi phát hành, nhà in ấn các tác phẩm âm nhạc Thomas Carr đã đổi thành “The Star Spangled Banner Flag – Cờ sao chói lọi” như ngày nay.
Bài hát này được hát trong những dịp lễ quan trọng, như quốc khánh Mỹ 4-7, lễ duyệt binh rồi các sự kiện thể thao hay văn hóa quan trọng, nhưng chưa bao giờ được công nhận là quốc ca.
Cho mãi tới tháng 11-1929, một nhà biếm họa vẽ tranh vui “Tin hay không thì tùy, nhưng Hoa Kỳ chưa có quốc ca”. Được dư luận đồng tình, Quốc hội Hoa Kỳ mới chuẩn y “The Star Spangled Banner Flag” là quốc ca chính thức sau đó hai năm.
Hôm qua, theo một nghĩa nào đó, Hoa Kỳ đã "mất nước" trong vài tiếng vì cờ Phương Nam đại diện cho phái Trump, có từ thời nội chiến đã phấp phới trong nhà Quốc hội.
Không nã đại bác vào nhà Quốc hội nhưng fan cuồng Trump đã cắm được lá cờ. Dường như ý định của Trump không dừng ở việc lật ngược kết quả bầu cử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét