Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2020

Xót quá, mất cả tấn tiền mồ hôi của nông dân Thái Bình

Cứ nhắc tới tượng đài, tượng điêu khắc thời nay là tôi thấy ghê tởm, rùng mình. Từ tượng đài các nhà hoạt động cách mạng của Đảng, tượng đài các anh hùng chiến sĩ..., đến tượng đài nghệ thuật về làng quê, đất nước, con người. Tất cả chúng đều như dập khuôn theo đúng quan điểm của ngành tuyên giáo. Chúng vô cùng thô thiển, cứng nhắc, vô hồn, vô bổ và vô văn hóa. Nhìn tượng ông Hồ thì càng kinh hồn. Trăm cái giống nhau như đúc, vô hồn, vô tình và chẳng giống ông Hồ như thường thấy trong phim ảnh tư liệu. Tượng này của ông Hồ ở Thái Bình cũng thế. Dân Việt Nam nhìn ông, còn ông không nhìn ai, không biết có phải ông chỉ muốn hướng nhìn lên phương Bắc nơi có hơn một tỷ dân Trung Quốc không vì trong những năm cuối đời ông sống bên đó nhiều hơn bên nước mình ? Đặc biệt các tượng đài 100% có chất lượng xây dựng thấp và đều nằm ở những nơi đông người qua lại nhưng chẳng được chính quyền quan tâm, bảo dưỡng, dẫn tới tượng ông mất tay, tượng bà mất chân là bình thường. Chúng ngày đêm nằm dưới mưa bụi, nắng gió nên trăm cái như một đều bẩn thỉu, mốc meo, nham nhở, xuống cấp và có thể sụp đổ bất cứ khi nào. Nhiều tượng đài còn là nơi vệ sinh miễn phí cho dân vãng lai. Mỗi khi ngồi xe hơi máy lạnh chạy ngang qua tượng đài ông Hồ giữa trưa hè đỏ lửa, tôi đều thầm thương ông ấy, không biết có tội tình gì mà quanh năm suốt tháng phải đứng đầu trần phơi mình giữa trời nắng chang chang hay gió bão đùng đùng như vậy. Nghe nói tượng đài ông Hồ trên đỉnh núi gần nhà máy thủy điện Hòa Bình lúc đầu còn bị sét đánh tả tơi, rách hết quần áo... nên phải làm lại. Tóm lại, khi quan trí, dân trí và văn nghệ sĩ trí còn thấp thì đất nước không nên xây các tượng đài. Điều này càng đúng khi đời sống người dân còn nghèo lắm, rất cần nhà nước bỏ làm tượng đài, dùng số tiền tiết kiệm đó xây trường học, bệnh viện và cải thiện đời sống cho dân. Ai làm được điều này thì tôi ủng hộ người đó làm lãnh đạo.
Xót quá, mất cả tấn tiền mồ hôi nước mắt của nông dân Thái Bình
Lưu Trọng Văn - Thái Bình sau 6 năm đã hoàn thành tượng đài cụ Hồ với nông dân. Tin báo đưa chỉ nói lãnh đạo dự lễ khánh thành chứ không hề lộ bí mật cỡ "Thái Bình gia"quê hương của thường trực BBT Trần Quốc Vượng, công trình tượng đài đồ sộ này trị giá bao tiền và nhả điêu khắc nào là tác giả.
Hình ảnh có thể có: 6 người, ngoài trời
Gã chỉ lạm bàn khía cạnh nghệ thuật của tượng đài thôi. Đầu tiên là ý tưởng. Ý tưởng đầu tiên thuộc về lãnh đạo Thái Bình từ năm 2014 và của những ai có trách nhiệm duyệt ý tưởng này.

Cụ Hồ nhiều lần đến với nông dân. Có nhiều bức hình sinh động cụ Hồ với nông dân như cụ Hồ mặc áo bà ba nâu nông dân ngồi giữa bà con, cụ Hồ mặc bà ba nâu nông dân tát gầu sòng với nông dân, cụ Hồ ngồi đạp guồng nước tưới lúa với nông dân. Sao không làm tượng đài với hình ảnh chân thật, đời thường như vậy? 

Giản đơn chỉ vì các vị chức sắc kia chả ai hiểu cụ Hồ hết. Họ ngu ngơ chính trị hoá theo dập khuôn bấy lâu, lãnh tụ phải nghiêm túc áo đại cán, phải giơ tay như xoa đầu dân, phải đứng ở giữa, cao hơn dân một cái đầu, còn dân phải vây quanh lãnh tụ và thành kính ngước mắt nhìn lãnh tụ.

Hình ảnh có thể có: 2 người

Giời, có khác gì họ đã cố tình chứng minh lãnh tụ không phải từ dân mà ra, không phải gần dân thương dân như bà con ruột thịt.

Đặc tả khuôn mặt cụ Hồ thì thôi rồi, chả có chút tinh anh, thần sắc của cụ Hồ lúc sinh thời nào sất.

Đặc tả bà nông dân thì thôi rồi chả khác mụ mẹ Cám trong chuyện Tấm Cám. 

Đặc tả chú nhóc, con bà nông dân thì thôi rồi khuôn mặt già cóc đế.

Ối giời ơi, xót quá cả tấn tiền mồ hôi nước mắt của nông dân quê lúa Thái Bình...


Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét