Việt Nam: Nhân quyền từ Dân trí
Nguyễn Hữu Vinh - Đấu tranh cho dân chủ nhân quyền dường như có hai "mặt trận" chính. Một trực diện, khắc nghiệt, "nổi", được quốc tế quan tâm, người đời để ý. Bà con mình ở ngoài quan tâm hơn, sốt ruột hơn hẳn cho mặt trận này. Còn một khác chính là mặt trận dân trí, lâu dài, âm thầm, cần chiều sâu và kiên nhẫn, nhưng xem ra ít được nhìn nhận rõ hình hài. Đây mới tạo ra được nền tảng căn bản cho nhân quyền.Việt Nam luôn khẳng định đã quan tâm và tôn trọng các quyền của người dân và quyền con người nói chung. Trong cuộc hội luận Bàn tròn trên BBC nhân ngày Nhân quyền thế giới 10/12/2020, Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Đức cho rằng:
"Cái giá sẽ quá đắt nếu như quá ít người đấu tranh … Hiện nay có vài trăm người đấu tranh thôi … " Và ông cho rằng cái giá phải trả đối với họ là người thì phải ra nước ngoài, hàng trăm người bị đi tù. Nhưng "cái giá sẽ rất là rẻ" nếu có hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu người "hiểu được giá trị của nhân quyền, cùng đồng lòng hợp tác với nhau đấu tranh" thì giá phải trả sẽ "rất nhẹ nhàng, thậm chí không ai phải trả giá bằng một ngày mất tự do nào".
1) Thế nào là "đấu tranh"
Nhưng, thế nào là "đấu tranh" (cho tự do dân chủ)? Thế nào là phải "trả giá" cho việc "đấu tranh" đó? Có đúng là chỉ có vài trăm người "đấu tranh" thôi hay không? Và đi liền câu hỏi đó, là có những cách "đấu tranh" khác nhau nào cho quyền tự do dân chủ của người dân?
Phải đặt hàng loạt câu hỏi như vậy, bởi tôi cho rằng từ lâu nhận thức về tranh đấu cho tự do dân chủ nói chung đang có vài sai lầm, những sự khác biệt lớn, từ từng người dân Việt Nam bình thường (đáng chú ý trong số bà con ở hải ngoại), đến người đang được gọi là "tranh đấu" cho tới các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính phủ phương Tây, Mỹ.
Nếu như cho rằng đấu tranh cho tự do dân chủ chỉ gói gọn trong việc viết những bài báo, lập các blog, FB để lên án chính quyền vi phạm nhân quyền, xuống đường biểu tình, thành lập tổ chức để đấu tranh … tới độ bị bắt bớ, hành hạ - tức là những hoạt động "nổi", thì có thể dễ dàng tán thành các ý kiến trên của LS Đài.
Rồi việc hỗ trợ cho nhân quyền Việt Nam có vẻ tập trung nhiều vào các nhân vật, các hoạt động "đấu tranh" đó.
Thế nhưng, thử hỏi có hay không những việc làm tranh đấu cho nhân quyền nhưng không "nổi", hầu như không ai biết; từ trong chính hệ thống đảng, chính quyền bằng cách tác động vào việc ban hành/thực thi các chính sách pháp luật, cho tới ngoài xã hội/trên mạng xã hội như từng việc đơn giản là phản ánh tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước trong tiếp dân, … chẳng hạn?
Nếu không trả lời cho thấu đáo câu hỏi trên, thì e rằng những người đang được gọi là "tranh đấu" đã tự tách mình ra khỏi cả một biển người có thể cùng với mình trong một lý tưởng cao đẹp, nhưng có những hoàn cảnh, phương pháp khác nhau, trên những mặt trận khác, bằng muôn vàn thứ vũ khí khác nhau và hiệu quả cũng khác.
Cái "giá phải trả" cho sự "tự tách mình ra", tự cho là phải có hoạt động "nổi" mới là "đấu tranh" như vậy là không nhỏ. Còn lớn hơn, là tâm lý tiêu cực … lầm.
Một bảo tàng về báo chí Việt Nam được khánh thành hôm 16/07/2020 tại Hà Nội
2) "Trận địa" khổng lồ bị lãng quên?
Một chuyên viên trong cơ quan nhà nước có quan điểm tiến bộ về quyền con người cũng có thể "đấu tranh" cho nó, bằng việc lặng lẽ góp phần vào việc ban hành một văn bản giảm bớt thủ tục phiền hà cho dân.
Cũng chính anh hay chị đó, không chấp nhận những hành động nhũng nhiễu dân để kiếm lợi của đồng nghiệp, và họ đã đấu tranh trong nội bộ.
Một sĩ quan công an, cương quyết đấu tranh với một vụ việc tham nhũng, thậm chí trái cả ý cấp trên muốn nương nhẹ, vì cho rằng có tiêu cực đằng sau.
Một đại biểu quốc hội, bằng kiến thức pháp luật vững vàng, nắm chắc thông tin đã phản bác, bỏ phiếu chống việc cho ra đời một bộ luật không tốt cho quyền lợi của người dân. Từ Hiến pháp, cho tới một số bộ luật (Hình sự chẳng hạn) mấy năm qua, có được những điều khoản tiến bộ hơn liên quan nhân quyền trong đó, ít nhiều có đóng góp của họ.
Trong những quý vị đó còn có người không "sợ" cường quyền và những hiểm họa rình rập, dám lên tiếng trước nghị trường chê trách các cá nhân, cơ quan hành pháp kém cỏi, thiếu trách nhiệm.
Một nhà báo có thể phản đối việc cho đăng bài viết "đánh" doanh nghiệp vô lý theo lối "dằn mặt" để kiếm lợi; đồng thời dám tiếp xúc với người dân phản ánh tiêu cực để có tư liệu tốt cho bài viết.
Một cán bộ về hưu, có thì giờ hơn, đỡ bị kiểm tỏa hơn nên tiếp thu được những kiến thức rộng lớn về quyền con người, để rồi mở Facebook cho riêng mình, bàn về vấn đề đó; hay là bằng uy tín của mình, kiên trì lặng lẽ gửi thư khuyên răn các lớp đàn em trong chính quyền để có chính sách hợp lòng dân hơn.
Hàng ngàn vạn người dân, cư dân mạng xã hội theo dõi thời sự hàng ngày, đưa thông tin, lên tiếng phê phán từ những hành động tiêu cực của cảnh sát giao thông, cho tới việc nhà trường ăn chặn tiền ăn trưa của trẻ, …
Cũng là họ, nhanh chóng lan truyền, ca ngợi những việc làm từ thiện vô tư, nhưng đồng thời phản ánh biểu hiện khuất tất của chính quyền trong đợt quyên góp sau bão lũ vừa qua.
Một nghệ sỹ trong đoàn biểu diễn của các nghệ sỹ thuộc giới đồng tính, chuyển giới (LGBT) trong một đêm diễn ở Sài Gòn hôm 27/6/2020, một hoạt động đề cao quyền của giới này
Tất cả đó, có phải là những hành động "đấu tranh" cho quyền tự do dân chủ của người dân hay không?
Tôi cho là PHẢI!
Họ không "nổi", có thể không phải "trả giá" lớn, nhưng chớ lãng quên, coi thường. Chưa nói tới chuyện trong đó có những việc làm thầm lặng nhưng lại có tác động tốt gấp ngàn lần những việc làm nổi trội, phải trả giá quá đắt bằng tù tội. Ngược lại, có hoạt động có thể gọi là "đấu tranh" cho nhân quyền đấy, nhưng lại phản tác dụng, vì dại dột, nóng nảy.
Bao nhiêu hiện tượng tiêu cực bị phanh phui, những áp lực buộc phải có công cuộc gọi là "đốt lò", phải sửa đổi luật hay "gác lại" luật ("Đặc khu" chẳng hạn), … và nhiều thay đổi theo hướng tích cực khác, có phải là công trạng của chỉ "vài trăm người đấu tranh", của áp lực quốc tế, hay là chủ yếu của cả biển người nói trên?
"Trận địa" đó của nhân dân không bị "lãng quên", mà chẳng qua nó không dễ thấy, chưa được những phương tiện truyền thông tự do, những người trong giới "đấu tranh" nổi trội (nhất là những người đã ở nước ngoài) chú tâm nhiều, coi trọng đáng kể mà thôi.
Bão lụt trong tháng 10/2020 ảnh hưởng tới nhiều địa phương ở miền Trung Việt Nam
3) Trường học cho "trận chiến"
Một tình trạng đáng được báo động liên quan tới cuộc tranh đấu cho nhân quyền, là nhận thức yếu, khác nhau về những gì liên quan tới "đấu tranh", trong đó có lẽ lớn nhất và gốc rễ là DÂN TRÍ.
Mấy năm trước, khi ở Trại giam số 5, tôi vẫn khuyên mấy bạn trẻ "chính trị phạm", có những người văn hóa chưa hết phổ thông, là … "đừng phí đời tù". Thoạt nghe chắc buồn cười. Nhưng nội dung của nó là các bạn hãy tranh thủ thời gian ở tù để đọc sách, học ngoại ngữ, theo dõi thời sự qua báo đài, rồi suy ngẫm; và giữ sức khỏe, tập thể thao, yoga, thiền.
Trên trường đời, vì vướng chuyện oan trái, vì tiếp thu được ít nhiều tư tưởng tiến bộ, họ đã dấn thân tranh đấu. Thế nhưng, họ vẫn là những người còn thiếu nhiều vốn kiến thức cần thiết nói chung. Mặt khác, khi dấn thân, họ tự nhiên trở thành "ngôi sao", dễ tự mãn, cho là mình hơn kẻ khác, mà quên rằng có thể thua kém người đời rất nhiều, thua những người cũng tranh đấu đấy, nhưng có phương pháp khác, ôn hòa, khôn khéo hơn, ít phải trả giá quá sớm, quá đắt.
Tôi cũng từng góp ý những người người trẻ đó, là hãy học hỏi kiến thức, kể cả lối sống trong tù của một thanh niên khác phạm tội gián điệp (bán tài liệu mật cho Trung cộng), không nên coi khinh anh ta hết cả. Bản thân tôi, cũng tâm sự, là mình vào tù "được" nhiều hơn "mất". Có những cái "được" rất lớn chưa muốn nói ra, còn cái dễ nói là đọc, học hỏi và nghiền ngẫm mọi thứ để tự sửa mình cho hoàn thiện hơn.
Tôi đã đề nghị gia đình, được thân hữu bên ngoài giúp đỡ thêm, gửi nhiều sách báo vào, lập nên một tủ sách nho nhỏ cho riêng khu "chính trị", gần bốn trăm đầu sách. Giới thiệu cho bạn tù trẻ từng cuốn sách, ai thì nên bắt đầu, tập trung vào đọc những cuốn sách nào, … cũng là một việc quan trọng.
Có tư tưởng tiến bộ nói chung, nhưng nếu thiếu những kiến thức nền tảng, từ văn hóa, pháp luật, cho tới các kinh nghiệm tranh đấu của nhân loại cho các quyền con người thì không thể nào tìm được cho mình một lối sống có ích, huống hồ là tham gia thực hiện lý tưởng vì dân chủ tự do của xã hội.
Ra tù đã năm rưỡi nay, lặn ngụp trên mạng hàng ngày, tiếp xúc với bao nhiêu người ngoài đời, tôi càng thấy nhu cầu học hỏi, trao đổi quanh vấn đề tranh đấu cho nhân quyền là rất lớn và cấp thiết.
Chỉ đơn cử, trong không khí nóng bỏng của cuộc bầu cử ở Mỹ 2020, người Việt có nhiều khác biệt quan điểm về đánh giá con người, chính sách của chính quyền Mỹ. Thế nhưng, không ít người am hiểu, đặc biệt trong giới trí thức, văn hóa, báo chí có tư tưởng tiến bộ, mà thay vì viết ra những bài báo phân tích sâu, trao đổi hòa nhã với nhau, thì lại sa vào chỉ trích vụn vặt, lời lẽ nóng nảy đến khó ngờ, coi khinh những người khác quan điểm với mình. Mặt trái của mạng xã hội đã nhân lên gấp bội cái dở trong những ứng xử sai lầm đó.
Phải sống trong một môi trường khắc nghiệt - không được lập hội đoàn cho riêng mình, không được ra báo tư nhân, người dân càng khó có được môi trường thuận lợi để trao đổi nhận thức, kinh nghiệm với nhau một cách lành mạnh, văn minh.
Điều đó góp thêm phần vào hậu quả của lối tranh luận thiếu xây dựng nói trên. Rõ ràng, mọi người đều cần phải đọc, học hỏi thêm nhiều; chớ tưởng mình là bậc trí thức khoa bảng, đang sống ở xứ văn minh mà không còn mang nặng cái căn tính "tiểu nông" ở quê nhà; có khi còn phải học ở kẻ đáng là học trò mình, "ít chữ" hơn nhưng có khi lại tinh quái, "tỉnh" hơn trong nhãn quan chính trị.
Cho nên, một khi những người "tranh đấu" (dưới mọi hình thức) có được điều kiện cọ sát, trao đổi một cách hòa nhã với nhau, trân trọng phương pháp đấu tranh khác nhau, họ mới gắn kết được, để sát cánh cùng nhau cho lý tưởng chung.
4) "Ngoại viện" cho nhân quyền
Từng được làm việc mười năm trong một môi trường thuận lợi bậc nhất cả nước về kiến thức mọi mặt trên thế giới (vì tiếp xúc hàng ngày với tài liệu, con người từ các nước văn minh dân chủ), trong những năm đất nước bắt đầu "Đổi mới", tôi học hỏi được rất nhiều, và thấy cái giá trị lớn lao của việc phải nâng cao dân trí đến thế nào.
Nhưng phải đến mười năm sau đó, đất nước mới được "mở cửa" kha khá về thông tin, tri thức qua không gian mạng Internet, những năm đầu thế kỷ 21.
Có điều, thấy tiếc vì sao có quá ít những trang báo mạng tự do góp phần vào việc nâng cao dân trí; có nghĩa không chỉ có những bài viết "đấu tranh" trực diện phản đối vi phạm nhân quyền, mà sâu, xa hơn, là phải trang bị kiến thức mọi mặt cho người dân - thứ mà báo chí trong nước thiếu hoặc méo mó, sai lầm. Người Việt ở ngoài nước có điều kiện vô cùng lớn để đóng góp, ấy thế mà …
Dân có hiểu biết thì mới đỡ bị áp bức.
Xưa người cộng sản tố cáo "đế quốc thực dân" duy trì "chính sách ngu dân" để dễ bề cai trị. Thế rồi, khi có được chính quyền, dường như họ lại … "học" giỏi hơn cái bài vở sơ đẳng đó.
Không chỉ người dân, mà chính những người trong hệ thống chính quyền cũng cần được trang bị kiến thức từ xã hội bên ngoài Việt Nam, bởi họ cũng bị bưng bít, tự "trói tay".
Lập ra blog từ năm 2007, bản thân nhắm tới mục tiêu đi theo lời dạy của Chí sĩ Phan Châu Trinh, có nâng cao dân trí thì mới hòng "thoát khỏi vòng nô lệ". Tự nghĩ, không chỉ có nô lệ ngoại bang, nô lệ cường quyền, mà người Việt còn bị "nô lệ chính mình" ở sự kém hiểu biết mà không dám làm, mà hành động sai, nhiều căn tính xấu không chịu sửa nó cản trở mình cố kết với nhau, cùng hành động sáng suốt. Trong hơn 10 năm, trang blog đã thu hút được hàng chục ngàn bài viết, bài dịch giá trị, thậm chí nhiều phản hồi của độc giả được sử dụng như một bài viết, đóng góp nhiều cho nâng cao dân trí.
Đấu tranh cho dân chủ nhân quyền dường như có hai "mặt trận" chính.
Một trực diện, khắc nghiệt, "nổi", được quốc tế quan tâm, người đời để ý. Bà con mình ở ngoài quan tâm hơn, sốt ruột hơn hẳn cho mặt trận này.
Còn một khác chính là mặt trận dân trí, lâu dài, âm thầm, cần chiều sâu và kiên nhẫn, nhưng xem ra ít được nhìn nhận rõ hình hài. Đây mới tạo ra được nền tảng căn bản cho nhân quyền.
Nhiều cuộc bắt bớ, nhiều người bị tù đày, không còn có biểu tình, không hy vọng những luật về hội, luật biểu tình, … dẫn đến những nhận xét tiêu cực cho rằng phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ đang vào thoái trào.
Còn nếu thấy đó như là một khoảng "lặng" cũng cần thiết, để ngẫm nghĩ, tập trung nhiều hơn cho nâng cao dân trí nói chung, chuyển "trận địa" lên mạng xã hội, bằng những phương cách khác; nhìn rộng ra việc "đấu tranh" không phải là chỉ quẩn quanh trong "vài trăm người", thì sẽ có suy nghĩ khác.
Và cuộc tranh luận về nước Mỹ đang tiếp tục sôi nổi chính là một bài rèn tập, thử nghiệm không nhỏ cho dân trí; một cách rất tự nhiên, lộ ra nhiều cái yếu, kém về tính cách, hổng về kiến thức, nhãn quan chính trị khi mà người Việt phải nhìn rộng, xa, sâu hơn so với câu chuyện quẩn quanh trong xứ sở mình.
Bài thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cựu thiếu tá an ninh từng làm việc trong ngành công an Việt Nam, hiện là nhà báo tự do sinh sống tại Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-55287016
Ra tù đã năm rưỡi nay, lặn ngụp trên mạng hàng ngày, tiếp xúc với bao nhiêu người ngoài đời, tôi càng thấy nhu cầu học hỏi, trao đổi quanh vấn đề tranh đấu cho nhân quyền là rất lớn và cấp thiết.
Chỉ đơn cử, trong không khí nóng bỏng của cuộc bầu cử ở Mỹ 2020, người Việt có nhiều khác biệt quan điểm về đánh giá con người, chính sách của chính quyền Mỹ. Thế nhưng, không ít người am hiểu, đặc biệt trong giới trí thức, văn hóa, báo chí có tư tưởng tiến bộ, mà thay vì viết ra những bài báo phân tích sâu, trao đổi hòa nhã với nhau, thì lại sa vào chỉ trích vụn vặt, lời lẽ nóng nảy đến khó ngờ, coi khinh những người khác quan điểm với mình. Mặt trái của mạng xã hội đã nhân lên gấp bội cái dở trong những ứng xử sai lầm đó.
Phải sống trong một môi trường khắc nghiệt - không được lập hội đoàn cho riêng mình, không được ra báo tư nhân, người dân càng khó có được môi trường thuận lợi để trao đổi nhận thức, kinh nghiệm với nhau một cách lành mạnh, văn minh.
Điều đó góp thêm phần vào hậu quả của lối tranh luận thiếu xây dựng nói trên. Rõ ràng, mọi người đều cần phải đọc, học hỏi thêm nhiều; chớ tưởng mình là bậc trí thức khoa bảng, đang sống ở xứ văn minh mà không còn mang nặng cái căn tính "tiểu nông" ở quê nhà; có khi còn phải học ở kẻ đáng là học trò mình, "ít chữ" hơn nhưng có khi lại tinh quái, "tỉnh" hơn trong nhãn quan chính trị.
Cho nên, một khi những người "tranh đấu" (dưới mọi hình thức) có được điều kiện cọ sát, trao đổi một cách hòa nhã với nhau, trân trọng phương pháp đấu tranh khác nhau, họ mới gắn kết được, để sát cánh cùng nhau cho lý tưởng chung.
4) "Ngoại viện" cho nhân quyền
Từng được làm việc mười năm trong một môi trường thuận lợi bậc nhất cả nước về kiến thức mọi mặt trên thế giới (vì tiếp xúc hàng ngày với tài liệu, con người từ các nước văn minh dân chủ), trong những năm đất nước bắt đầu "Đổi mới", tôi học hỏi được rất nhiều, và thấy cái giá trị lớn lao của việc phải nâng cao dân trí đến thế nào.
Nhưng phải đến mười năm sau đó, đất nước mới được "mở cửa" kha khá về thông tin, tri thức qua không gian mạng Internet, những năm đầu thế kỷ 21.
Có điều, thấy tiếc vì sao có quá ít những trang báo mạng tự do góp phần vào việc nâng cao dân trí; có nghĩa không chỉ có những bài viết "đấu tranh" trực diện phản đối vi phạm nhân quyền, mà sâu, xa hơn, là phải trang bị kiến thức mọi mặt cho người dân - thứ mà báo chí trong nước thiếu hoặc méo mó, sai lầm. Người Việt ở ngoài nước có điều kiện vô cùng lớn để đóng góp, ấy thế mà …
Dân có hiểu biết thì mới đỡ bị áp bức.
Xưa người cộng sản tố cáo "đế quốc thực dân" duy trì "chính sách ngu dân" để dễ bề cai trị. Thế rồi, khi có được chính quyền, dường như họ lại … "học" giỏi hơn cái bài vở sơ đẳng đó.
Không chỉ người dân, mà chính những người trong hệ thống chính quyền cũng cần được trang bị kiến thức từ xã hội bên ngoài Việt Nam, bởi họ cũng bị bưng bít, tự "trói tay".
Lập ra blog từ năm 2007, bản thân nhắm tới mục tiêu đi theo lời dạy của Chí sĩ Phan Châu Trinh, có nâng cao dân trí thì mới hòng "thoát khỏi vòng nô lệ". Tự nghĩ, không chỉ có nô lệ ngoại bang, nô lệ cường quyền, mà người Việt còn bị "nô lệ chính mình" ở sự kém hiểu biết mà không dám làm, mà hành động sai, nhiều căn tính xấu không chịu sửa nó cản trở mình cố kết với nhau, cùng hành động sáng suốt. Trong hơn 10 năm, trang blog đã thu hút được hàng chục ngàn bài viết, bài dịch giá trị, thậm chí nhiều phản hồi của độc giả được sử dụng như một bài viết, đóng góp nhiều cho nâng cao dân trí.
Đấu tranh cho dân chủ nhân quyền dường như có hai "mặt trận" chính.
Một trực diện, khắc nghiệt, "nổi", được quốc tế quan tâm, người đời để ý. Bà con mình ở ngoài quan tâm hơn, sốt ruột hơn hẳn cho mặt trận này.
Còn một khác chính là mặt trận dân trí, lâu dài, âm thầm, cần chiều sâu và kiên nhẫn, nhưng xem ra ít được nhìn nhận rõ hình hài. Đây mới tạo ra được nền tảng căn bản cho nhân quyền.
Nhiều cuộc bắt bớ, nhiều người bị tù đày, không còn có biểu tình, không hy vọng những luật về hội, luật biểu tình, … dẫn đến những nhận xét tiêu cực cho rằng phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ đang vào thoái trào.
Còn nếu thấy đó như là một khoảng "lặng" cũng cần thiết, để ngẫm nghĩ, tập trung nhiều hơn cho nâng cao dân trí nói chung, chuyển "trận địa" lên mạng xã hội, bằng những phương cách khác; nhìn rộng ra việc "đấu tranh" không phải là chỉ quẩn quanh trong "vài trăm người", thì sẽ có suy nghĩ khác.
Và cuộc tranh luận về nước Mỹ đang tiếp tục sôi nổi chính là một bài rèn tập, thử nghiệm không nhỏ cho dân trí; một cách rất tự nhiên, lộ ra nhiều cái yếu, kém về tính cách, hổng về kiến thức, nhãn quan chính trị khi mà người Việt phải nhìn rộng, xa, sâu hơn so với câu chuyện quẩn quanh trong xứ sở mình.
Bài thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cựu thiếu tá an ninh từng làm việc trong ngành công an Việt Nam, hiện là nhà báo tự do sinh sống tại Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-55287016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét