Ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắn chết, trách nhiệm thuộc về ai?
fb Nguyệt Đình - Giải pháp chưa có, chế độ chưa được ban hành, máu ngư dân đã đổ. Ai phải là người chịu trách nhiệm? Ngày 11 tháng 8 năm 2020, 2 vị chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội đề nghị xem xét chế độ công nhận thương binh, liệt sĩ đối với ngư dân đánh bắt xa bờ. Bởi theo họ thì đây cũng là đối tượng đang làm cả nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Chế độ đãi ngộ mới chỉ được gợi ý, chưa thành văn, thì một tuần lễ sau đã có ngư dân Việt Nam bị bắn chết.Theo báo chí Malaysia, thuyền cá Việt Nam đã xâm nhập vào hải phận Malaysia và tiến hành đánh bắt cá trái phép. Nhân viên công lực Malaysia, trưởng cơ quan tuần duyên Tướng Zubil Mat Som cho biết hai tàu đánh cá Việt Nam đã xâm nhập vào vùng biển của Malaysia, cách Tok Bali 80 hải lý hôm chủ nhật.
Tàu cá Việt Nam đã đâm vào tàu tuần duyên Malaysia, sau khi họ đã nổ súng cảnh cáo. Tuy nhiên tàu cá Việt Nam đã không đếm xỉa gì đến mà còn ném bom xăng, quăng gậy sắt, gỗ khối… sang tàu của họ khiến cho tính mạng của lính tuần duyên và tài sản chính phủ bị đe doạ.
Vì vậy họ buộc phải nổ súng. Một ngư dân bị thương sau đó đã qua đời khi được đưa lên bờ, 12 ngư dân còn lại trên hai tàu cá này đã bị bắt giữ.
Theo tướng Zubil Mat Som, một duộc điều tra minh bạch sẽ được tiến hành, đồng thời cơ quan tuần duyên sẽ vẫn tiếp tục thực thi pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Malaysia chống lại nạn đánh bắt cá trộm.
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã liên hệ ngay với các cơ quan chức năng Malaysia để xác minh, làm rõ vụ việc.
Đây không phải là lần đầu tiên tàu cá Việt Nam xâm nhập hải phận nước khác. Nhưng đây là lần đầu tiên có người bị thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng tuần duyên Malaysia.
Ngư dân Việt nam bị chính quyền Indonesia bắt giữ tháng 07/2020
Trước đó, ngày 12 tháng 8, 24 ngư dân và hai tàu cá khác cũng đã bị bắt giữ cùng với 40 tấn cá ở Sarawak trong vùng lãnh hải của Malaysia.
Tháng 7 năm 2020, Indonesia cho biết đã bắt giữ 4 tàu cá Việt Nam xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia. Tháng 3 năm 2020, Indonesia đã bắt giữ 5 tàu cá cũng 68 ngư dân Việt Nam gần đảo Natuna.
Brunei cũng đã bắt một tàu cá với 5 ngư dân đánh bắt trái phép tháng 6 năm 2020.
Hồi tháng 6, phía Malaysia cho biết họ sẽ bắt giữ ngư dân và tàu cá Việt Nam chứ không chỉ đuổi ra khỏi vùng biển Malaysia như trước nữa. Trong tháng Hai đầu năm nay Việt Nam và Malaysia cũng đã có các thoả thuận về đánh bắt hải sản để ngăn ngừa nạn đánh bắt trái phép.
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc trong hội nghị trực tuyến về Triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) diễn ra hôm 6 tháng 8 đã nhấn mạnh đến mối nguy từ việc đánh bắt cá trái phép trong bối cảnh Việt Nam chưa được gỡ bỏ thẻ vàng hải sản từ EU.
Ông Phúc thừa nhận: “Không thể bán hải sản tươi ngon, giá rẻ tại thị trường EU nếu là hải sản đánh bắt trái phép. Chúng ta phải làm gì để tất cả người dân, doanh nghiệp trong và cơ quan quản lý quan tâm cùng hành động”.
Giải pháp chưa có, chế độ chưa được ban hành, máu ngư dân đã đổ. Ai phải là người chịu trách nhiệm?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét