Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Giang Trạch Dân chôn "bom hẹn giờ" ở Tam Hiệp

Giang Trạch Dân chôn "bom hẹn giờ" ở Tam Hiệp
An Nhiên • 16/08/20 - Đập Tam Hiệp như một thùng thuốc súng mà chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng hết sức để kìm hãm, nhưng nó có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Mối đe dọa của công trình Tam Hiệp đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc vượt xa so với vũ khí hạt nhân. Và công trình Tam Hiệp chính là một quả bom hẹn giờ do Giang Trạch Dân chôn xuống Trung Quốc, khi quả bom hẹn giờ này phát nổ là ngày người dân Trung Quốc phải hứng chịu hậu quả. Một khi đập Tam Hiệp bị vỡ, 600 triệu người ở hạ nguồn sẽ lâm vào tình trạng tuyệt vọng.


Video mô phỏng đập Tam Hiệp vỡ
Từ tháng Sáu năm nay, lũ lụt liên tục tấn công các tỉnh thành Trung Quốc, từ miền Nam tới miền Bắc. Trùng Khánh hứng chịu trận lụt lớn nhất trong 80 năm, cùng với mưa lớn liên tục, những nguy hiểm tiềm ẩn rình rập đập Tam Hiệp, có thể phải đối mặt với một thử thách lớn nhất trong lịch sử, khiến dư luận chú ý. Các chuyên gia chỉ ra rằng Công trình Tam Hiệp là một "quả bom hẹn giờ" do cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân cưỡng ép người Trung Quốc chôn xuống. Cựu thư ký của Mao Trạch Đông, ông Lý Nhuệ và chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli) đã kiên quyết phản đối việc xây dựng này.


Hoàng Vạn Lý viết thư 3 lần cho Giang Trạch Dân

Hoàng Vạn Lý là chuyên gia thủy lợi nổi tiếng và là giáo sư tại Đại học Thanh Hoa. Ông vì phản đối việc xây đập Tam Hiệp mà đã từng bị xếp vào loại "cánh hữu", bị ĐCSTQ chèn ép, phải chịu hơn 20 năm bất công và bức hại. Tuy vậy, ông vẫn kiên trì bày tỏ quan điểm học thuật của mình. Sau khi tin tức về kế hoạch xây dựng đập Tam Hiệp của ĐCSTQ được truyền ra, Hoàng Vạn Lý đã viết thư cho các cấp lãnh đạo ĐCSTQ phân tích về những mối nguy hại của công trình Tam Hiệp.

Hoàng Vạn Lý đã ba lần gửi thư cho Giang Trạch Dân, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ, thuyết phục rằng tuyệt đối không được xây dựng đập Tam Hiệp, nhưng tất cả đều là 'đá chìm đáy biển', không nhận được hồi âm gì.

Hoàng Vạn Lý vì phản đối việc xây đập Tam Hiệp mà đã từng bị xếp vào loại "cánh hữu", bị ĐCSTQ chèn ép, phải chịu hơn 20 năm bất công và bức hại. (Epoch Times)

Hoàng Vạn Lý từng dự đoán rằng sẽ có 12 hậu quả thảm khốc đối với đập Tam Hiệp:

1. Sạt lở bờ ở hạ lưu sông Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử),
2. Cản trở vận tải đường sông,
3. Vấn đề di dân,
4. Tích bùn đáy hồ,
5. Chất lượng nước xấu,
6. Lượng điện sản xuất không đủ,
7. Khí hậu bất thường,
8. Động đất thường xuyên,
9. Bệnh sán máng lây lan,
10. Suy thoái sinh thái,
11. Lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn,
12. Cuối cùng nó sẽ buộc phải nổ tung.


Bây giờ, 11 lời dự đoán đầu tiên đều đã ứng nghiệm, và điều cuối cùng được cho là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra.

Hoàng Vạn Lý trong những năm tháng tuổi già bệnh nặng, lúc hôn mê, ông vẫn thì thào lẩm bẩm: "Tam Hiệp! Tam Hiệp, Tam Hiệp, ngàn vạn lần không thể xây!". Nhưng cuối cùng, ông đã qua đời vào ngày 27 tháng 8 năm 2001, hưởng thọ 90 tuổi, mang theo vô vàn tiếc nuối.

11 lời dự đoán đầu tiên đều đã ứng nghiệm với đập Tam Hiệp, và điều cuối cùng (buộc phải nổ tung con đập) được cho là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. (Getty)

Con trai của Hoàng Vạn Lý là Hoàng Quan Hồng (Huang Guanhong) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự do (RFA) rằng: "Khi cha tôi còn tại thế, tôi mặc dù không sống cùng ông trong một thời gian dài, nhưng mà tôi thường xuyên nghe ông nói tới Tam Hiệp khi mỗi lần tôi về Bắc Kinh, ta cũng đã nhìn thấy thư của ông ấy gửi cho Giang Trạch Dân".

Giang Trạch Dân cấm Lý Nhuệ đưa ra ý kiến

Cựu Thứ trưởng Bộ Thủy điện và Thứ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương ĐCSTQ, Lý Nhuệ, là một quan chức trong hệ thống ĐCSTQ cực lực phản đối Dự án Tam Hiệp. Lý Nhuệ qua đời vào ngày 16 tháng 2 năm 2019 ở tuổi 101. Ông từng kiêm chức thư ký của Mao Trạch Đông, và viết cuốn sách "Luận công trình Tam Hiệp".

Trong một bài báo có tiêu đề "Công trình Tam Hiệp mà tôi biết", Lý Nhuệ viết rằng: "Trong cuộc luận chứng Tam Hiệp vào những năm 80, Hoàng Vạn Lý đã hai lần đến nhà tôi để nói về ý kiến của ông ấy, cho tôi xem bài báo ông ấy viết, bài viết có tiêu đề là 'Lời giải thích ngắn gọn nguyên do Đập cao Tam Hiệp Trường Giang vĩnh viễn không bao giờ có thể xây dựng".

Hoàng Vạn Lý là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc của Ủy ban thành phố Bắc Kinh, ông từng chính thức đưa ra báo cáo phản đối việc xây dựng Tam Hiệp tại Hội đồng thành phố: "Đập cao Tam Hiệp gây hại cho đất nước và nhân dân. Xin hãy ra quyết định dừng xây dựng".

Hoàng Vạn Lý từng chính thức đưa ra báo cáo phản đối việc xây dựng Tam Hiệp tại Hội đồng thành phố: "Đập cao Tam Hiệp gây hại cho đất nước và nhân dân. Xin hãy ra quyết định dừng xây dựng". (Getty)

Hoàng Quan Hồng nói rằng cha anh đã bị bài xích từ lâu và chính quyền không dám để cha anh tham gia tranh luận. Anh cho rằng, chân lý không sợ nhìn thấy mặt trời, nhưng sự giả dối lại sợ nhìn thấy ánh mặt trời, họ căn bản chịu không được biện luận.

Lý Nam Anh (Li Nanyang), con gái của Lý Nhuệ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự do rằng cha bà cũng không thể tham gia tranh biện luận chứng tính khả thi của Công trình Tam Hiệp. Nếu cha bà có thể tham gia ngay từ đầu, ông nhất định sẽ phản đối tất cả các quan chức ĐCSTQ muốn khởi công Dự án Tam Hiệp.


Công trình Tam Hiệp được chính quyền ĐCSTQ gọi là "Hẻm núi cao ngoài Bình Hồ", đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản về kiểm soát lũ. Ông Hoàng Quan Hồng nói thẳng rằng công trình Tam Hiệp là một dự án chính trị.

Năm 1992, khi 2.633 đại biểu tại Kỳ họp thứ năm của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ bảy của ĐCSTQ biểu quyết về Dự án Tam Hiệp, gần 1/3 số đại biểu phản đối, bỏ phiếu trắng hoặc không nhấn máy bỏ phiếu, lập kỷ lục về việc bỏ biếu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc trong lịch sử.

Năm 1992, tại Kỳ họp biểu quyết về Dự án Tam Hiệp, gần 1/3 trong tổng số 2.633 đại biểu phản đối, bỏ phiếu trắng hoặc không nhấn máy bỏ phiếu. (Getty)

Về vấn đề này, bà Lý Nam Anh nhớ lại: “Cha tôi chậm rãi bước trong một con ngõ rất hẹp ở phía sau khu nhà, thở dài: “Làm thế nào được, làm thế nào được… ”.

Lý Nhuệ đã viết trong bài báo "Công trình Tam Hiệp mà tôi biết" rằng: "Tam Hiệp là điều mà tôi phản đối đến cùng trong cuộc đời mình. Tôi vội nói với cháu gái tôi: "Tương lai Tam Hiệp sẽ xảy ra chuyện, cháu phải nhớ kỹ, ông ngoại của cháu đã kiên quyết phản đối công trình này".

Tháng 4 năm 1996, Lý Nhuệ viết bài báo cuối cùng liên quan đến việc dừng công trình Tam Hiệp. Vào thời điểm đó, Giang Trạch Dân đã cấm chỉ ông đưa ra những ý kiến ​​phản đối. Kể từ đó, Lý Nhuệ không còn viết bài hay viết sách về vụ việc Tam Hiệp.
Giang Trạch Dân chủ trì Dự án Tam Hiệp

Dự án Tam Hiệp chính thức khởi công vào ngày 14/12/1994 và hoàn thành vào năm 2009. Nhưng cuối cùng sau 17 năm và tiêu tốn 200 tỷ nhân dân tệ, được đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, thì lũ lụt ở sông Trường Giang không suy giảm mà còn tăng lên, thiên tai ở Trung Quốc không ngừng tiếp diễn. Các thảm họa như hạn hán nghiêm trọng, nhiệt độ cao, lũ lụt và động đất thường xuyên xảy ra.

Sau 17 năm và tiêu tốn 200 tỷ nhân dân tệ, được đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, thì lũ lụt ở sông Trường Giang không suy giảm mà còn tăng lên, thiên tai ở Trung Quốc không ngừng tiếp diễn. (Getty)

Nhà xuất bản Tam Hiệp vào năm 2003 đã xuất bản cuốn sách Bức tranh về kế hoạch lớn - Nhật ký của Lý Bằng về Tam Hiệp, có viết rằng: "Sau khi Giang Trạch Dân trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, nơi đầu tiên ông ta đến Bắc Kinh để thị sát chính là đập Tam Hiệp. Sau năm 1989, tất cả về Các quyết sách lớn liên quan đến Dự án Tam Hiệp, đều do Giang Trạch Dân đưa ra”.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông quốc tế Đức Deutsche Welle ngày 1/6/2011, ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo), một chuyên gia thủy lợi nổi tiếng sống tại Đức, nói rằng việc xây dựng công trình Tam Hiệp là một thỏa thuận chính trị giữa Giang Trạch Dân và Lý Bằng sau khi ông ta nhậm chức.

Ông Vương Duy Lạc nói: "Trước ngày 4 tháng 6 năm 1989, Tam Hiệp là gì, Giang Trạch Dân cũng không rõ ràng lắm. Nhưng sau ngày 4 tháng 6 năm 1989, ông ta là người đầu tiên ở trong nước thị sát công trình Tam Hiệp. Ông ta đã đến đó để bày tỏ thái độ ủng hộ đối với Dự án Tam Hiệp".

Ông Vương nhấn mạnh: "Nếu không có sự ủng hộ của Giang Trạch Dân, công trình Tam Hiệp sẽ không thể xây dựng".

Ông Vương nhấn mạnh: "Nếu không có sự ủng hộ của Giang Trạch Dân, công trình Tam Hiệp sẽ không thể xây dựng". (Getty)

Công trình Tam Hiệp là một thùng thuốc súng, có thể nổ ra bất cứ lúc nào

Ông Vương Duy Lạc mô tả công trình Tam Hiệp như một thùng thuốc súng mà chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã cố gắng hết sức để kìm hãm, nhưng nó có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Mối đe dọa của công trình Tam Hiệp đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc vượt xa so với vũ khí hạt nhân. Và công trình Tam Hiệp chính là một quả bom hẹn giờ do Giang Trạch Dân chôn xuống Trung Quốc, khi quả bom hẹn giờ này phát nổ là ngày người dân Trung Quốc phải hứng chịu hậu quả. Một khi đập Tam Hiệp bị vỡ, 600 triệu người ở hạ nguồn sẽ lâm vào tình trạng tuyệt vọng.

Kể từ tháng 6, miền nam Trung Quốc đã phải hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng, mực nước của 84 con sông ở 15 tỉnh và thành phố đã vượt mức cảnh báo, mực nước của đập Tam Hiệp đã vượt ngưỡng kiểm soát lũ 2,24 mét. Ông Hoàng Vạn Lý mới đây đã nhắc nhở người dân Trung Quốc hãy đặc biệt quan tâm đến lối thoát hiểm và chuẩn bị hành trang thoát hiểm bất cứ lúc nào.

Con gái của ông Hoàng Vạn Lý là bà Hoàng Tiêu Lộ (Huang Xiaolu) cũng đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng: lũ lụt ở miền nam là "thiên nga đen" và áp lực kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp là "tê giác xám", có thể đưa thảm họa lên đỉnh điểm.

ĐCSTQ đấu với Trời, không tránh khỏi hậu quả


Từ khi đoạt chính quyền cho đến nay, ĐCSTQ vẫn không ngừng hành động tự ý hủy hại đất đai của Trung Quốc. Chặt cây, san lấp sông hồ bừa bãi đã gây nên sự suy thoái sinh thái trầm trọng ở đất nước này. Các dự án như đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang... đều là những cố gắng của ĐCSTQ nhằm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên với số tiền đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đô-la Mỹ. Đó là chưa kể đến những dự án vừa và nhỏ để “đấu đất”. Hơn nữa, trong nội bộ ĐCSTQ đã có lần đưa ra đề nghị dùng một quả bom nguyên tử để cho nổ và mở một con đường nối trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng để thay đổi môi trường tự nhiên ở miền Tây Trung Quốc. Sự ngạo mạn và khinh thường trời đất của ĐCSTQ không sao kể xiết.

Trong Bát Quái, tổ tiên Trung Quốc coi Trời là Càn (Kiền) hay Tạo hoá, và kính trọng Đạo Trời. Họ coi đất là Khôn hay Mẹ, và kính trọng Đức sinh thành.

Tượng trong Kinh dịch viết: "Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật", ý rằng đất rộng rãi, kẻ quân tử nên theo gương đất, lấy đức dày chở muôn vật.

Khổng Tử ghi chú về Kinh dịch: "Chí tai khôn nguyên, vạn vật tư sinh", cái Khôn ấy rất vẹn tròn, vạn vật từ đó mà sinh ra.

Trước khi ĐCSTQ cầm quyền vào năm 1949, Trung Quốc vốn có một nền văn hóa truyền thống với bề dày 5000 năm lịch sử, người xưa luôn coi trọng sống hài hòa với tự nhiên, chỉ như vậy thì tai họa sẽ ít, đời sống nhân dân bình an, văn minh vật chất cũng được lâu bền. (Miền công cộng)

Và bàn tiếp: “Khôn là mềm nhất, nhưng trong vận động nó rất rắn. Nó là tĩnh nhất, nhưng trong thiên nhiên, nó vững chắc. Vì thuận theo mà nó đạt được chủ của nó, nhưng vẫn giữ được bản chất của nó và do đó nó trường tồn. Nó chứa đựng vạn vật, và rạng rỡ trong sự biến đổi. Đó là cách của Khôn, ngoan ngoãn biết bao, nó mang theo trời và chuyển động với thời gian”.

Rõ ràng, trên địa cầu này, đất là mẹ, là những đức tính của nhẹ nhàng, êm ái và nhẫn đi theo trời, vạn vật mới có thể sống còn và phát triển trên quả đất. Kinh dịch dạy chúng ta hành động đúng đắn theo đạo của trời và đức của đất, yêu cầu chúng ta đi theo trời, thuận theo đất và tôn trọng thiên nhiên.

Nhưng ĐCSTQ đã vi phạm Càn Khôn, muốn “đấu trời đấu đất”. Nó đã cướp phá tài nguyên của đất một cách tùy tiện. Cuối cùng, nó sẽ không tránh khỏi bị trời, đất và quy luật của tự nhiên tiêu diệt.

An Nhiên
Theo NTDTV

https://www.ntdvn.com/van-hoa/giang-trach-dan-chon-bom-hen-gio-o-tam-hiep-61873.html
https://www.ntdtv.com/b5/2020/06/26/a102879816.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét