Lưu bài này vì thích cái tiêu đề.
Theo báo Tuổi Trẻ, chiều 30 Tháng Bảy, tại Hà Nội, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp mặt hơn 200 đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền Thống Ngành Tuyên Giáo của đảng.
Dịp này, ông Phúc có bài phát biểu: “Nhiều nhà văn, trí thức trong kháng chiến chống Pháp đã lăn lộn ở nhiều chiến trường, tham gia các chiến dịch Thu Đông, Việt Bắc, Điện Biên Phủ… Nhiều người đã hy sinh anh dũng như nhà văn – chiến sĩ Nam Cao, Trần Đăng, Trần Mai Ninh… Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không ít văn nghệ sĩ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ như nhà văn Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý… tạo nên ‘Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ’ (thơ Lê Anh Xuân)…”
Ngay sau đó, đồng loạt các báo Tuổi Trẻ, Nhân Dân đăng tải toàn văn bài phát biểu này. Rồi sau đó cũng những tờ báo này đồng loạt rút bài, hoặc cắt bỏ những đoạn bị giới trí thức chỉ trích. Tuy nhiên, trang hdll.vn của Hội Đồng Lý Luận Trung Ương vẫn còn đăng nguyên văn bài viết của ông Phúc.
Theo đó, giới trí thức chỉ ra rằng Anh Đức (bút danh của Bùi Đức Ái) và Nguyễn Sáng (bút danh của Nguyễn Quang Sáng) cùng mất năm 2014, Phan Tứ (bút danh của Lê Khâm) mất năm 1995, Trần Hiếu Minh (bút danh của Nguyễn Văn Bổng) mất năm 2001, đều cách cột mốc 1975 rất xa.
Chưa kể, phát ngôn của ông Phúc đồng thời cũng “khai tử” nhà văn Nguyên Ngọc, người còn có bút danh khác là Nguyễn Trung Thành, đang còn sống.
Nhà văn Nguyên Ngọc, tác giả cuốn “Đất Nước Đứng Lên” năm nay 88 tuổi, hiện đang sống ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, được ghi nhận là một trong những tiếng nói phản biện nhà cầm quyền, thường xuyên lên tiếng về các vấn đề thời sự cũng như ký thỉnh nguyện thư về môi trường, chống Trung Quốc.
Nhà báo Lưu Trọng Văn bình luận trên trang cá nhân: “Để xảy ra lỗi nặng này, nhất là lỗi bảo người còn sống đã chết trước hết do kẻ ngu dốt nào đã viết phát biểu cho thủ tướng dẫn ra tám nhà văn hy sinh trong chiến tranh mà trật đến năm người. Sau đó là lỗi của thủ tướng không ý thức được nguyên tắc ‘không được phát biểu, chỉ đạo những lĩnh vực vì lý do nào đó mình không am hiểu.’”
Ông Văn cũng nêu đề nghị ông Phúc “cần cách chức ngay kẻ nào quá ngu dốt viết phát biểu vì làm tổn hại uy tín của thủ tướng” và “xin lỗi nhà văn Nguyên Ngọc vì nhầm lẫn… chết người.”
Cùng thời điểm, nhà thơ Hoàng Hưng chia sẻ trên Facebook: “Nhiều người đã lý giải nguyên nhân: Thư ký [của Thủ Tướng Phúc] ngu dốt, từ đó suy ra đường lối cán bộ chỉ cần người ‘ngoan’ và con ông cháu cha, hoặc chạy tiền. Lãnh đạo cũng ko khá hơn, thực tâm coi khinh văn hóa của lãnh đạo.
Tôi thì thấy cái gốc là: chế độ đã thay đổi! Giờ đâu còn Cộng Sản, đâu còn kháng chiến cứu nước?”
Nhà văn Nguyên Ngọc (thứ hai, phải) cùng bạn hữu. (Hình: Facebook Kim Cúc Ngô Thị)
Dốt văn hóa, Phúc nói nhà văn Nguyên Ngọc đã ‘ngã xuống chiến trường’
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 1 Tháng Tám, một số tri thức lên tiếng trên mạng xã hội đòi Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc phải xin lỗi nhà văn Nguyên Ngọc vì phát ngôn cho rằng ông này “đã ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.” Họa vô đơn chí,” trong cùng một ngày, hôm 31 Tháng Bảy, ông Phúc còn bị dân mạng giễu cợt hình ảnh đeo khẩu trang kéo xuống dưới mũi trong bản tin thời sự của Đài Truyền Hình Việt Nam phát sóng trên phạm vi toàn quốc. Việc ông Phúc bất cẩn trong lúc đeo khẩu trang khi hàng chục ca COVID-19 mới xuất hiện trở lại hoàn toàn tương phản với tuyên ngôn “chống dịch như chống giặc” của ông này. Theo báo Tuổi Trẻ, chiều 30 Tháng Bảy, tại Hà Nội, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp mặt hơn 200 đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền Thống Ngành Tuyên Giáo của đảng.
Dịp này, ông Phúc có bài phát biểu: “Nhiều nhà văn, trí thức trong kháng chiến chống Pháp đã lăn lộn ở nhiều chiến trường, tham gia các chiến dịch Thu Đông, Việt Bắc, Điện Biên Phủ… Nhiều người đã hy sinh anh dũng như nhà văn – chiến sĩ Nam Cao, Trần Đăng, Trần Mai Ninh… Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không ít văn nghệ sĩ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ như nhà văn Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý… tạo nên ‘Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ’ (thơ Lê Anh Xuân)…”
Ngay sau đó, đồng loạt các báo Tuổi Trẻ, Nhân Dân đăng tải toàn văn bài phát biểu này. Rồi sau đó cũng những tờ báo này đồng loạt rút bài, hoặc cắt bỏ những đoạn bị giới trí thức chỉ trích. Tuy nhiên, trang hdll.vn của Hội Đồng Lý Luận Trung Ương vẫn còn đăng nguyên văn bài viết của ông Phúc.
Theo đó, giới trí thức chỉ ra rằng Anh Đức (bút danh của Bùi Đức Ái) và Nguyễn Sáng (bút danh của Nguyễn Quang Sáng) cùng mất năm 2014, Phan Tứ (bút danh của Lê Khâm) mất năm 1995, Trần Hiếu Minh (bút danh của Nguyễn Văn Bổng) mất năm 2001, đều cách cột mốc 1975 rất xa.
Chưa kể, phát ngôn của ông Phúc đồng thời cũng “khai tử” nhà văn Nguyên Ngọc, người còn có bút danh khác là Nguyễn Trung Thành, đang còn sống.
Nhà văn Nguyên Ngọc, tác giả cuốn “Đất Nước Đứng Lên” năm nay 88 tuổi, hiện đang sống ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, được ghi nhận là một trong những tiếng nói phản biện nhà cầm quyền, thường xuyên lên tiếng về các vấn đề thời sự cũng như ký thỉnh nguyện thư về môi trường, chống Trung Quốc.
Một đoạn bài phát biểu của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc.
(Hình chụp màn hình trang web hdll.vn của Hội Đồng Lý Luận Trung Ương)
Nhà báo Lưu Trọng Văn bình luận trên trang cá nhân: “Để xảy ra lỗi nặng này, nhất là lỗi bảo người còn sống đã chết trước hết do kẻ ngu dốt nào đã viết phát biểu cho thủ tướng dẫn ra tám nhà văn hy sinh trong chiến tranh mà trật đến năm người. Sau đó là lỗi của thủ tướng không ý thức được nguyên tắc ‘không được phát biểu, chỉ đạo những lĩnh vực vì lý do nào đó mình không am hiểu.’”
Ông Văn cũng nêu đề nghị ông Phúc “cần cách chức ngay kẻ nào quá ngu dốt viết phát biểu vì làm tổn hại uy tín của thủ tướng” và “xin lỗi nhà văn Nguyên Ngọc vì nhầm lẫn… chết người.”
Cùng thời điểm, nhà thơ Hoàng Hưng chia sẻ trên Facebook: “Nhiều người đã lý giải nguyên nhân: Thư ký [của Thủ Tướng Phúc] ngu dốt, từ đó suy ra đường lối cán bộ chỉ cần người ‘ngoan’ và con ông cháu cha, hoặc chạy tiền. Lãnh đạo cũng ko khá hơn, thực tâm coi khinh văn hóa của lãnh đạo.
Tôi thì thấy cái gốc là: chế độ đã thay đổi! Giờ đâu còn Cộng Sản, đâu còn kháng chiến cứu nước?”
Nhà văn Nguyên Ngọc (thứ hai, phải) cùng bạn hữu. (Hình: Facebook Kim Cúc Ngô Thị)
Ông Hưng cũng cho rằng tất cả những hình thức vinh danh công cuộc cách mạng, kháng chiến của nhà cầm quyền CSVN “đang diễn ra chỉ là một vở đại bi hài kịch mang tên ‘ăn mày dĩ vãng’ để giữ chính danh cho một giai cấp mới đang nắm hết quyền-tiền.”
“Họa vô đơn chí,” trong cùng một ngày, hôm 31 Tháng Bảy, ông Phúc còn bị dân mạng giễu cợt hình ảnh đeo khẩu trang kéo xuống dưới mũi trong bản tin thời sự của Đài Truyền Hình Việt Nam phát sóng trên phạm vi toàn quốc.
Việc ông Phúc bất cẩn trong lúc đeo khẩu trang khi hàng chục ca COVID-19 mới xuất hiện trở lại hoàn toàn tương phản với tuyên ngôn “chống dịch như chống giặc” của ông này. (N.H.K)
“Họa vô đơn chí,” trong cùng một ngày, hôm 31 Tháng Bảy, ông Phúc còn bị dân mạng giễu cợt hình ảnh đeo khẩu trang kéo xuống dưới mũi trong bản tin thời sự của Đài Truyền Hình Việt Nam phát sóng trên phạm vi toàn quốc.
Việc ông Phúc bất cẩn trong lúc đeo khẩu trang khi hàng chục ca COVID-19 mới xuất hiện trở lại hoàn toàn tương phản với tuyên ngôn “chống dịch như chống giặc” của ông này. (N.H.K)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét