Theo cảm nhận của mình, Vương Đình Huệ hay Chu Ngọc Anh đều thuộc loại trí thức rởm, không có công trình khoa học gì nổi bật và cũng không có tên tuổi gì trong giới trí thức, giới khoa học. Các ông cũng thuộc loại người giáo điều chủ nghĩa, khoe kiến thức nhiều hơn là làm thực tế, không biết hành động, trong khi làm Thủ tướng Chính phủ hay làm Chủ tịch Hà Nội thì chắc chắn cần phải là người biết hành động, biết nói ít làm nhiều. Do đó, nếu Đảng đặt các ông này vào những vị trí như dư luận đồn đoán thì sẽ rất tai hại cho đất nước, cho Hà Nội.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh từng khẳng định tiềm lực Hà Nội cần phát huy để xứng tầm thủ đô (Ảnh: Most.gov.vn)
Hôm ấy, Bộ trưởng đưa ra một con số: Hơn 1.000 đề tài, dự án liên quan đến dân tộc miền núi như là một minh chứng của vai trò của KHCN khiến cuộc sống thực tế khu vực này “thay đổi một trời một vực”. Ngoặc kép là đánh giá của Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến.
Hơn 1.000, chính xác hơn là đã có tới 6 chương trình khoa học công nghệ liên quan đến dân tộc thiểu số và miền núi, với 1.115 đề tài, dự án, 4,324 mô hình.
Đúng. Vai trò của KHCN là cực lớn đối với mọi khu vực, mọi địa phương chứ không chỉ riêng miền núi.
Nhớ trong buổi làm việc tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc hồi tháng 7, chính Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng nhìn thấy tiềm lực Hà Nội trong hình ảnh mà ông gọi là “cái nôi”.
Đó là một cái nôi với 80% trường đại học, viện nghiên cứu; 82% phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, nơi sinh sống của “phần lớn tinh hoa cả nước” với 65% giáo sư, tiến sĩ... cần phải phát triển thêm nhiều đề tài, sáng chế hữu ích, có tính thực tiễn, xứng tầm Thủ đô của đất nước.
Nhưng rõ ràng, việc rũ nôi đứng dậy, và lớn mạnh, chẳng hạn trở thành thực sự một thung lũng silicon lại là một câu chuyện không dễ mà 2 thập kỷ qua, Hoà Lạc chưa làm được.
Nhưng rõ ràng, việc biến tiềm lực thành nguồn lực đo lường bằng hiệu quả kinh tế cũng không phải là dễ.
Năm 2018, trong phiên họp nghị trường, đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng, Trưởng đoàn Quảng Trị chất vấn thẳng vào số tiền mà hàng năm ngân sách nhà nước bỏ ra cho các đề tài nghiên cứu KHCN.
Hôm ấy, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đã nói đến con số 2.900 tỉ, đã nói đến nỗi trăn trở của nhiều thế hệ bộ trưởng. Thậm chí, đã thẳng thắn “chậm ứng dụng trong cuộc sống là lãng phí”.
Và Bộ trưởng nói “trách nhiệm với từng đồng thuế của dân”, thành thật như hôm qua ông nói tới “tâm thế phục vụ”.
“Tâm thế phục vụ, đồng hành” là cách xác định đúng vai trò của KHCN trong việc đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tâm thế ấy cũng cần một sự quyết đoán để Hoà Lạc rũ nôi, để Hà Nội rũ nôi, để đất nước rũ nôi.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tuyên chiến với “ngăn tủ”, rũ nôi tiềm lực Hà Nội
LĐO - 15/08/2020 - Trong buổi làm việc tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc hồi tháng 7, chính Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng nhìn thấy tiềm lực Hà Nội trong hình ảnh mà ông gọi là “cái nôi”. Hà Nội với 80% trường đại học, viện nghiên cứu; 82% phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, nơi sinh sống của “phần lớn tinh hoa cả nước”với 65% giáo sư, tiến sĩ... - tính toán từ Bộ trưởng Chu Ngọc Anh. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) vừa nhắc đến “tâm thế phục vụ, đồng hành” của KHCN trong buổi làm việc về KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi hôm 14.8.Bộ trưởng Chu Ngọc Anh từng khẳng định tiềm lực Hà Nội cần phát huy để xứng tầm thủ đô (Ảnh: Most.gov.vn)
Hôm ấy, Bộ trưởng đưa ra một con số: Hơn 1.000 đề tài, dự án liên quan đến dân tộc miền núi như là một minh chứng của vai trò của KHCN khiến cuộc sống thực tế khu vực này “thay đổi một trời một vực”. Ngoặc kép là đánh giá của Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến.
Hơn 1.000, chính xác hơn là đã có tới 6 chương trình khoa học công nghệ liên quan đến dân tộc thiểu số và miền núi, với 1.115 đề tài, dự án, 4,324 mô hình.
Đúng. Vai trò của KHCN là cực lớn đối với mọi khu vực, mọi địa phương chứ không chỉ riêng miền núi.
Nhớ trong buổi làm việc tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc hồi tháng 7, chính Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng nhìn thấy tiềm lực Hà Nội trong hình ảnh mà ông gọi là “cái nôi”.
Đó là một cái nôi với 80% trường đại học, viện nghiên cứu; 82% phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, nơi sinh sống của “phần lớn tinh hoa cả nước” với 65% giáo sư, tiến sĩ... cần phải phát triển thêm nhiều đề tài, sáng chế hữu ích, có tính thực tiễn, xứng tầm Thủ đô của đất nước.
Nhưng rõ ràng, việc rũ nôi đứng dậy, và lớn mạnh, chẳng hạn trở thành thực sự một thung lũng silicon lại là một câu chuyện không dễ mà 2 thập kỷ qua, Hoà Lạc chưa làm được.
Nhưng rõ ràng, việc biến tiềm lực thành nguồn lực đo lường bằng hiệu quả kinh tế cũng không phải là dễ.
Năm 2018, trong phiên họp nghị trường, đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng, Trưởng đoàn Quảng Trị chất vấn thẳng vào số tiền mà hàng năm ngân sách nhà nước bỏ ra cho các đề tài nghiên cứu KHCN.
Hôm ấy, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đã nói đến con số 2.900 tỉ, đã nói đến nỗi trăn trở của nhiều thế hệ bộ trưởng. Thậm chí, đã thẳng thắn “chậm ứng dụng trong cuộc sống là lãng phí”.
Và Bộ trưởng nói “trách nhiệm với từng đồng thuế của dân”, thành thật như hôm qua ông nói tới “tâm thế phục vụ”.
“Tâm thế phục vụ, đồng hành” là cách xác định đúng vai trò của KHCN trong việc đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tâm thế ấy cũng cần một sự quyết đoán để Hoà Lạc rũ nôi, để Hà Nội rũ nôi, để đất nước rũ nôi.
ANH ĐÀO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét