Đọc để biết quan điểm đa chiều, nhưng thất vọng vì các vị tham gia bình luận toàn đưa thông tin chung chung vô thưởng vô phạt.
Việc một người từ ngành công an, lên nhanh, rồi chuyển sang nắm chính quyền, lại là Thủ đô, theo tôi có nhiều cái bất lợi. Chưa muốn nói về những đồn đại ngoài xã hội, trên mạng về lý do ông lên nhanh, mà muốn bàn tổng quát về khía cạnh chính trị nói chung.
Những người công tác trong ngành công an thường bị hạn chế hiểu biết xã hội, văn hóa, kinh tế v.v… do không thuận lợi từ khâu đào tạo, môi trường công tác… cho tới thái độ cầu thị, biết lắng nghe của bản thân (quyền lực lớn dễ sinh chủ quan ít chịu học hỏi).
Người được thăng tiến nhanh, khác thường cũng dễ bị hạn chế thêm về ý thức, thái độ học hỏi. Ngược lại, họ lại dễ bị ganh ghét, kèn cựa, không tuân phục từ đồng nghiệp.
Ông Chung bị tất cả những bất lợi đó. Thế nhưng, nhìn chung, ông là một người lãnh đạo có cá tính, quyết đoán, nắm được việc, từ phát ngôn cho tới xử lý một số công việc nổi cộm của Thủ đô.
Điển hình là vụ Đồng Tâm. Ông Chung đã làm một việc có lẽ hiếm có vị lãnh đạo cộng sản Việt Nam nào "dám" làm, khi viết tay một văn bản cam đoan với người dân Đồng Tâm nhiều điều quan trọng. Tiếc rằng, có lẽ cũng do sự lên nhanh, mà thiếu một số hiểu biết bản chất chính trị quá rắc rối ở Việt Nam, nên ông làm nhiều thế lực khác khó chịu. Ông hứa với dân Đồng Tâm những điều to tát, nhưng về quyền lực, ông đâu thể quyết được lớn đến vậy, dù cho có đúng thực tâm ông muốn.
Nhà làm phim André Menras (Hồ Cương Quyết, từ Pháp): Người Pháp có một câu thành ngữ đại ý là ai muốn xử lý ai thế nào thì có thể chỉ cần buộc tội là người đó mắc một thứ 'dịch bệnh'truyền nhiễm, bệnh ở đây, nếu có, nó có vẻ rất nặng: buôn lậu, rửa tiền, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.
Nên người bị cho là có bệnh dịch ấy ở vị thế quá nguy hiểm. Nhưng có một điều đáng chú ý, người đó vẫn có khả năng không bị bệnh.
Tùy kết luận, ý chí của người xử lý cuối cùng, cũng như tùy khả năng và ý chí của người bị quy kết… Nhưng tuyệt đối người bị buộc tội đó phải tỏ ra "hiền và ngoan" để thoát nguy.
NGUỒN HÌNH ẢNH,BO CONG AN, Chụp lại hình ảnh, Nguyễn Anh Ngọc (thư ký, bên trái), Nguyễn Hoàng Trung (lái xe, ở giữa) và Phạm Quang Dũng (C03, phải).
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh (Đại học Quốc gia Hà Nội): Làm chính trị nói chung ở khắp nơi, thiết nghĩ, cần đề cao đạo đức (tín, nghĩa ...) và tránh tham lam vơ vét công khố vào túi mình mong sẽ thành công, thành đạt và đồng thời tránh được sự đổ bể, phá sản, thất bại mà nếu có sẽ là không tránh khỏi.
Tôi ước gì các quan chức nói chung, không riêng ai, đều biết dẹp bỏ lòng tham, làm hết sức mình để nước giầu dân mạnh thì đất nước sẽ có tiền đồ và họ cũng sẽ có sự nghiệp.
Tôi e rằng sự nghiệp chính trị của ông Chủ tịch Hà Nội có thể sẽ chấm hết nếu ông không tự bảo vệ được sự vô can của mình, và nếu không, ông rất có thể phải đối mặt với một phiên tòa mà ông là bị cáo.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, Viện Iseas, Singapore): Do đang trong quá trình điều tra nên người ta không nói cụ thể liên quan gì. Họ hứa cố gắng đến cuối quý ba - tức là cuối tháng này, sẽ có kết luận.
Trước quyết định tạm đình chỉ công tác, có quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng ở Thường vụ Thành ủy, đình chỉ chức Phó Bí thư Thành ủy, tôi cho rằng quyết định của Bộ Chính trị là rất nặng và kiên quyết.
Sau hai quyết định trên, nếu không có quyết định gì khác từ các nơi khác, thì chắc ông Nguyễn Đức Chung sẽ về nơi cư trú, sinh hoạt Đảng với chi bộ cụm tổ dân phố.
Tất cả các thông tin công khai như trên, thì chưa khẳng định được bất cứ điều gì hơn về ông Nguyễn Đức Chung. Cũng có khả năng trong vòng 90 ngày, hoặc khi hết 90 ngày, ông ấy lại được phục hồi cac chức vụ Đảng và chính quyền, mặc dù khả năng này không lớn.
Liên quan 'lò' và Đại hội?
Trước câu hỏi liệu việc tạm đình chỉ công tác đối với ông Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội có liên hệ hay không tới việc Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị tiến hành Đại hội lần thứ 13, các ý kiến bình luận thêm với BBC:
Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình (cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam): Sự việc xảy ra lúc này theo tôi tất nhiên có liên quan đến việc chuẩn bị tiến hành Đại hội 13 sắp tới của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, tôi cho rằng nó không hẳn thuộc công cuộc"đốt lò, củi lửa" như người ta tuyên bố.
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Sắp Đại hội 13, việc xử lý một số cán bộ các cấp thường bị công luận soi xét dưới góc độ rất khác với bình thường. Trường hợp ông Chung không ngoại lệ, nhất là nếu so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh, từ lâu và mới đây, thấy quá thiên lệch. Vài vụ việc mới được cơ quan công an hé lộ ra về ông Chung, thật chẳng thấm vào đâu so với bao nhiêu vụ việc khủng ở TPHCM trong bao nhiêu năm qua, vẫn chưa được giải quyết tận gốc, còn những người lẽ ra phải chịu trách nhiệm nặng nề thì lại chỉ bị xử lý quá nhẹ.
Cho nên, dù bản chất chính trị VN rất mù mờ, cần cẩn trọng trước những đồn đoán, thì cũng không thể không nghi ngại liên quan tới việc lên nhanh và tỏ ra quyết đoán ở ông Chung.
Từ đó có thể thấy, dù vụ việc đang mới bắt đầu, thì theo tôi, hiệu quả của công cuộc "đốt lò" trong chuyện này bị hạn chế nhiều.
Chiến thuật 'cũ người, mới ta'?
Ông André Menras (Hồ Kiên Quyết): Trong cuộc ẩu đả nội bộ đang thăng lên để giữ hay giành ghế, phe này (chẳng hạn phe Nghệ Tĩnh, hay chẳng hạn trong phe Công an…) đánh phe kia.
Cái chiến thuật 'đốt lò, củi lửa' của ông Nguyễn Phú Trọng, nó 'cũ người, mới ta'. Nó quá thuận tiện tại một chế độ độc đảng toàn trị đã sinh ra.
Nên phe cầm quyền lực tạm thời có điều kiện đình chỉ cộng tác, bắt, giam hầu hết các cán bộ, bất cứ lúc nào.
Trong vụ này, theo tôi cũng không thể loại trừ những chuyên nội bộ trong giới Công an.
Ông Lê Văn Sinh: Tôi không đủ tài liệu tin cậy để đưa ra nhận định việc đình chỉ chức vụ Đảng và chính quyền của Nguyễn Đức Chung liên quan đến sự sắp xếp, bố trí nhân sự của ĐCSVN ở Đại hội 13.
Nhưng sự vụ này cho thấy Ban lãnh đạo Đảng đang nỗ lực làm trong sạch đội ngũ của họ bằng 'chiến dịch' chống tham nhũng do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ xướng từ mấy năm nay.
Tham nhũng là căn bệnh chung của các loại hình xã hội. Tuy nhiên, nơi này chống tham nhũng hiệu quả, nơi khác thì không.
Một xã hội được quản trị không phải bằng pháp luật, mà bằng ý chí của một hoặc một nhóm người nắm quyền bính trong tay, thì việc chống tham nhũng là bất khả. Khi người ta nói chống tham nhũng không có vùng cấm, nghĩa là có nó trong thực tế.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Người ta không nhắc đến chức Ủy viên Trung ương của ông Chung, chắc phải đợi Hội nghị Trung ương sắp tới, có lẽ vào tháng 9 này, sẽ có quyết định vì liên quan đến chức ấy thì Hội nghị Trung ương mới là cơ quan quyết định.
Hội nghị trước nghe nói ông Chung được tín nhiệm rất cao và có khả năng vào Bộ Chính trị sắp tới.
Diễn biến vừa qua có thể là dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của ông và nó có thể phản ánh những sự đấu đá nội bộ giữa nhiều phe phái khác nhau trong hệ thống.
Ông Hà Hoàng Hợp: Việc tạm đình chỉ công tác 90 ngày đối với ông Nguyễn Đức Chung, theo tôi, liên hệ với công cuộc chống tham nhũng, vì Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đã đưa vụ án Nhật Cường vào diện Ban Chỉ đạo này theo dõi.
Lúc này là lúc đang có chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, mà ông Chung đang là ủy viên Ban Chấp hành trung ương khóa 12, cho nên, nếu kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra cho thấy ông này không liên quan về luật pháp hình sự, không vi phạm các quy định của Đảng, ví dụ Quy chế 214/TW ngày 2 tháng 1 năm 2020, thì ông ấy vẫn có thể được quy hoạch để tái cử Ban Chấp hàng trung ương khóa 13.
Bình luận đa chiều về vụ đình chỉ Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung
13 tháng 8 2020 - Sự kiện đương kim Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Nguyễn Đức Chung, mới bị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong vòng 90 ngày tiếp tục nhận được sự quan tâm. Hôm thứ Năm, 13/8/2020, một số nhà quan sát chia sẻ quan điểm riêng với BBC News Tiếng Việt. Hà Nội: Chủ tịch Nguyễn Đức Chung bị đình chỉ công tác
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Nhà báo tự do, blogger Nguyễn Hữu Vinh (cựu Thiếu tá An ninh, Công an Việt Nam): Rõ ràng trong câu chuyện này, ông Chung gần như chắc chắn là sẽ "mất chức". Ông lên quá nhanh, giờ xuống cũng quá sớm.Việc một người từ ngành công an, lên nhanh, rồi chuyển sang nắm chính quyền, lại là Thủ đô, theo tôi có nhiều cái bất lợi. Chưa muốn nói về những đồn đại ngoài xã hội, trên mạng về lý do ông lên nhanh, mà muốn bàn tổng quát về khía cạnh chính trị nói chung.
Những người công tác trong ngành công an thường bị hạn chế hiểu biết xã hội, văn hóa, kinh tế v.v… do không thuận lợi từ khâu đào tạo, môi trường công tác… cho tới thái độ cầu thị, biết lắng nghe của bản thân (quyền lực lớn dễ sinh chủ quan ít chịu học hỏi).
Người được thăng tiến nhanh, khác thường cũng dễ bị hạn chế thêm về ý thức, thái độ học hỏi. Ngược lại, họ lại dễ bị ganh ghét, kèn cựa, không tuân phục từ đồng nghiệp.
Ông Chung bị tất cả những bất lợi đó. Thế nhưng, nhìn chung, ông là một người lãnh đạo có cá tính, quyết đoán, nắm được việc, từ phát ngôn cho tới xử lý một số công việc nổi cộm của Thủ đô.
Điển hình là vụ Đồng Tâm. Ông Chung đã làm một việc có lẽ hiếm có vị lãnh đạo cộng sản Việt Nam nào "dám" làm, khi viết tay một văn bản cam đoan với người dân Đồng Tâm nhiều điều quan trọng. Tiếc rằng, có lẽ cũng do sự lên nhanh, mà thiếu một số hiểu biết bản chất chính trị quá rắc rối ở Việt Nam, nên ông làm nhiều thế lực khác khó chịu. Ông hứa với dân Đồng Tâm những điều to tát, nhưng về quyền lực, ông đâu thể quyết được lớn đến vậy, dù cho có đúng thực tâm ông muốn.
Nhà làm phim André Menras (Hồ Cương Quyết, từ Pháp): Người Pháp có một câu thành ngữ đại ý là ai muốn xử lý ai thế nào thì có thể chỉ cần buộc tội là người đó mắc một thứ 'dịch bệnh'truyền nhiễm, bệnh ở đây, nếu có, nó có vẻ rất nặng: buôn lậu, rửa tiền, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.
Nên người bị cho là có bệnh dịch ấy ở vị thế quá nguy hiểm. Nhưng có một điều đáng chú ý, người đó vẫn có khả năng không bị bệnh.
Tùy kết luận, ý chí của người xử lý cuối cùng, cũng như tùy khả năng và ý chí của người bị quy kết… Nhưng tuyệt đối người bị buộc tội đó phải tỏ ra "hiền và ngoan" để thoát nguy.
NGUỒN HÌNH ẢNH,BO CONG AN, Chụp lại hình ảnh, Nguyễn Anh Ngọc (thư ký, bên trái), Nguyễn Hoàng Trung (lái xe, ở giữa) và Phạm Quang Dũng (C03, phải).
Nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh (Đại học Quốc gia Hà Nội): Làm chính trị nói chung ở khắp nơi, thiết nghĩ, cần đề cao đạo đức (tín, nghĩa ...) và tránh tham lam vơ vét công khố vào túi mình mong sẽ thành công, thành đạt và đồng thời tránh được sự đổ bể, phá sản, thất bại mà nếu có sẽ là không tránh khỏi.
Tôi ước gì các quan chức nói chung, không riêng ai, đều biết dẹp bỏ lòng tham, làm hết sức mình để nước giầu dân mạnh thì đất nước sẽ có tiền đồ và họ cũng sẽ có sự nghiệp.
Tôi e rằng sự nghiệp chính trị của ông Chủ tịch Hà Nội có thể sẽ chấm hết nếu ông không tự bảo vệ được sự vô can của mình, và nếu không, ông rất có thể phải đối mặt với một phiên tòa mà ông là bị cáo.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, Viện Iseas, Singapore): Do đang trong quá trình điều tra nên người ta không nói cụ thể liên quan gì. Họ hứa cố gắng đến cuối quý ba - tức là cuối tháng này, sẽ có kết luận.
Trước quyết định tạm đình chỉ công tác, có quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng ở Thường vụ Thành ủy, đình chỉ chức Phó Bí thư Thành ủy, tôi cho rằng quyết định của Bộ Chính trị là rất nặng và kiên quyết.
Sau hai quyết định trên, nếu không có quyết định gì khác từ các nơi khác, thì chắc ông Nguyễn Đức Chung sẽ về nơi cư trú, sinh hoạt Đảng với chi bộ cụm tổ dân phố.
Tất cả các thông tin công khai như trên, thì chưa khẳng định được bất cứ điều gì hơn về ông Nguyễn Đức Chung. Cũng có khả năng trong vòng 90 ngày, hoặc khi hết 90 ngày, ông ấy lại được phục hồi cac chức vụ Đảng và chính quyền, mặc dù khả năng này không lớn.
Liên quan 'lò' và Đại hội?
Trước câu hỏi liệu việc tạm đình chỉ công tác đối với ông Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội có liên hệ hay không tới việc Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị tiến hành Đại hội lần thứ 13, các ý kiến bình luận thêm với BBC:
Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình (cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam): Sự việc xảy ra lúc này theo tôi tất nhiên có liên quan đến việc chuẩn bị tiến hành Đại hội 13 sắp tới của đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, tôi cho rằng nó không hẳn thuộc công cuộc"đốt lò, củi lửa" như người ta tuyên bố.
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Sắp Đại hội 13, việc xử lý một số cán bộ các cấp thường bị công luận soi xét dưới góc độ rất khác với bình thường. Trường hợp ông Chung không ngoại lệ, nhất là nếu so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh, từ lâu và mới đây, thấy quá thiên lệch. Vài vụ việc mới được cơ quan công an hé lộ ra về ông Chung, thật chẳng thấm vào đâu so với bao nhiêu vụ việc khủng ở TPHCM trong bao nhiêu năm qua, vẫn chưa được giải quyết tận gốc, còn những người lẽ ra phải chịu trách nhiệm nặng nề thì lại chỉ bị xử lý quá nhẹ.
Cho nên, dù bản chất chính trị VN rất mù mờ, cần cẩn trọng trước những đồn đoán, thì cũng không thể không nghi ngại liên quan tới việc lên nhanh và tỏ ra quyết đoán ở ông Chung.
Từ đó có thể thấy, dù vụ việc đang mới bắt đầu, thì theo tôi, hiệu quả của công cuộc "đốt lò" trong chuyện này bị hạn chế nhiều.
Chiến thuật 'cũ người, mới ta'?
Ông André Menras (Hồ Kiên Quyết): Trong cuộc ẩu đả nội bộ đang thăng lên để giữ hay giành ghế, phe này (chẳng hạn phe Nghệ Tĩnh, hay chẳng hạn trong phe Công an…) đánh phe kia.
Cái chiến thuật 'đốt lò, củi lửa' của ông Nguyễn Phú Trọng, nó 'cũ người, mới ta'. Nó quá thuận tiện tại một chế độ độc đảng toàn trị đã sinh ra.
Nên phe cầm quyền lực tạm thời có điều kiện đình chỉ cộng tác, bắt, giam hầu hết các cán bộ, bất cứ lúc nào.
Trong vụ này, theo tôi cũng không thể loại trừ những chuyên nội bộ trong giới Công an.
Ông Lê Văn Sinh: Tôi không đủ tài liệu tin cậy để đưa ra nhận định việc đình chỉ chức vụ Đảng và chính quyền của Nguyễn Đức Chung liên quan đến sự sắp xếp, bố trí nhân sự của ĐCSVN ở Đại hội 13.
Nhưng sự vụ này cho thấy Ban lãnh đạo Đảng đang nỗ lực làm trong sạch đội ngũ của họ bằng 'chiến dịch' chống tham nhũng do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ xướng từ mấy năm nay.
Tham nhũng là căn bệnh chung của các loại hình xã hội. Tuy nhiên, nơi này chống tham nhũng hiệu quả, nơi khác thì không.
Một xã hội được quản trị không phải bằng pháp luật, mà bằng ý chí của một hoặc một nhóm người nắm quyền bính trong tay, thì việc chống tham nhũng là bất khả. Khi người ta nói chống tham nhũng không có vùng cấm, nghĩa là có nó trong thực tế.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Người ta không nhắc đến chức Ủy viên Trung ương của ông Chung, chắc phải đợi Hội nghị Trung ương sắp tới, có lẽ vào tháng 9 này, sẽ có quyết định vì liên quan đến chức ấy thì Hội nghị Trung ương mới là cơ quan quyết định.
Hội nghị trước nghe nói ông Chung được tín nhiệm rất cao và có khả năng vào Bộ Chính trị sắp tới.
Diễn biến vừa qua có thể là dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của ông và nó có thể phản ánh những sự đấu đá nội bộ giữa nhiều phe phái khác nhau trong hệ thống.
Ông Hà Hoàng Hợp: Việc tạm đình chỉ công tác 90 ngày đối với ông Nguyễn Đức Chung, theo tôi, liên hệ với công cuộc chống tham nhũng, vì Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương đã đưa vụ án Nhật Cường vào diện Ban Chỉ đạo này theo dõi.
Lúc này là lúc đang có chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, mà ông Chung đang là ủy viên Ban Chấp hành trung ương khóa 12, cho nên, nếu kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra cho thấy ông này không liên quan về luật pháp hình sự, không vi phạm các quy định của Đảng, ví dụ Quy chế 214/TW ngày 2 tháng 1 năm 2020, thì ông ấy vẫn có thể được quy hoạch để tái cử Ban Chấp hàng trung ương khóa 13.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét