Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Nhân dân trân trọng ghi nhớ tấm lòng của các anh

Anh Nguyễn Văn Phước và nhóm làm sách “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” cứ tin đi. Trời cao có mắt, đất Việt linh thiêng. Kẻ nào chống lại cuốn sách Trời sẽ vặt cổ, đứa nào cấm in Gạc Ma, Đất sẽ hóa chúng thành ma. Một ngày không xa, sách của các anh được in tràn ngập trong sự đón nhận tràn đầy lòng mến yêu mong đợi của nhân dân Việt Nam. Bởi những người con hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc bao đời khổ đau này đều từ nhân dân mà ra. Vậy các anh làm sách viết về họ, ghi nhớ công lao họ thì đáp lại họ sẽ phù hộ cho các anh. Nhân dân không quên ân nghĩa và trân trọng ghi nhớ tấm lòng của các anh hơn bao giờ hết.
Nguyễn Văn Phước cùng nhóm làm sách Gạc Ma: 
Nhân dân trân trọng ghi nhớ tấm lòng của các anh
fb Dương Tự Lập 13-3-2020 - Ngày 17 tháng 2 vừa qua, thì ngày 14 tháng 3 lại tới. Những dấu mốc đánh quân giặc phương Bắc cướp nước của cha ông và đến thế hệ tôi đánh bọn Cộng sản Trung Quốc xâm lược dường như đã hằn sâu trong ký ức người dân nước Việt. Khi biên giới phía Bắc rục rịch, chúng tôi cầm súng chuẩn bị đi đánh bọn Bành trướng Bắc Kinh từ mùa thu năm 1978 ngày ấy, đến nay đều đã trên 60 tuổi cả rồi.
Nguyễn Văn Phước, nhà sáng lập First New. Photo Courtesy
Chục năm sau, năm 1988 các em tôi bị thảm sát thật sự đớn đau ở bãi đá Gạc Ma ngày 14 tháng 3 trong quần đảo Trường Sa của chính mình. Chẳng có sử sách chính thống nào ghi lại vụ thảm sát đẫm máu ấy cho rõ ràng, cụ thể, để thế hệ sau, con cháu chúng ta hiểu rõ hơn lòng lang dạ sói của thằng láng giềng Trung Hoa.

Các bạn tôi cho hay, ngay cả một phòng truyền thống, cũng như thư viện của trung đoàn Phòng không pháo binh E 591 chúng tôi, không người nào có được một cuốn sách: “Gạc Ma – vòng tròn bất tử“, mặc dù sách đã được in ra từ hai năm trước, nhân 30 năm ngày Gạc Ma bị cướp, với số lượng 30 ngàn cuốn, phát hành trên toàn quốc.

Theo anh Đinh Công Tráng, Trưởng ban liên lạc Hội cựu Chiến binh, các anh em ở Hà Nội nói, thư viện trung đoàn có mỗi một cuốn, nhưng sau đó chẳng ai biết nó biến đâu mất khi có lệnh thu hồi sách! Hơn ai hết, chúng tôi những người lính sống trong giai đoạn máu đổ hờn căm đó hiểu rõ giá trị của thời mình đi qua. Kẻ nào dám ra cái lệnh thu hồi quái đản đó, nếu không phải là thằng phản động thì cũng đứa Việt gian bán nước, mọp gối liếm đít Tầu cộng.

Tại sao sách của thằng tổng tư lệnh Đặng Tiểu Bình, kẻ đã xua sáu mươi vạn quân tràn vào các tỉnh biên giới phía Bắc năm 1979 để “dạy cho Viêt Nam côn đồ một bài học” (nguyên văn câu nói của Đặng đi vận động các nước châu Á bài xích Việt Nam cuối năm 1978 mà nhà ngoại giao Dương Danh Dy đã nhắc) thì được in ấn đẹp, hơn một chục năm nay tái bản đi, tái bản lại hàng trăm ngàn cuốn mà vẫn tiếp tục in, được tiếp tục tái bản, không có bất cứ một cá nhân, thế lực nào của cộng sản đảng dám mở mồm lên tiếng cản trở, cấm in cuốn sách của Đặng? Tại sao lại in tràn lan sách của Đặng Tiểu Bình, kẻ từng đem quân sang đập ta vỡ đầu?

Sách của Đặng Tiểu Bình in tràn ngập ở Việt Nam. Ảnh trên mạng

Các bạn tôi uất ức. Để công tâm, tôi bỏ thời gian đi tìm tất cả những bài viết có liên quan tới cuốn “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” của nhiều phía, nhiều tác giả: Dương Danh Dy, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Khắc Mai, Lê Mã Lương, Nguyễn Văn Phước, FB Võ Văn Tạo, Nguyễn Đình Cống, Phạm Đình Trọng, Phan Trí Đỉnh, Trung Nguyễn, Lưu Trọng Văn, FB Trần Quốc Quân, BTV Tiếng Dân,… đăng trên các báo mạng “lề phải”, “lề trái”, xem vì sao cuốn sách viết về lòng yêu nước, sự hy sinh dũng cảm, xả thân bảo vệ biển đảo tổ quốc của 64 chiến sĩ anh hùng, những người con yêu của nước Việt tang thương, nằm lại vĩnh viễn nơi đảo xa oan nghiệt ngày đó hơn 30 năm rồi lại bị cấm xuất bản.

Tôi cũng dành thời gian đọc hết các bài viết của Giám đốc Nguyễn Văn Phước – Nhà sáng lập First New, là người điều hành Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt. Phải thừa nhận anh đã bỏ nhiều công lao tâm huyết nhất cho cuốn sách ra đời. Mặc dù bản thân anh luôn có các an ninh, mật vụ, theo dõi thăm hỏi công việc… Sao lạ lùng vậy, cũng không ai hiểu nổi. Anh cũng hay có các cuộc điện thoại nặc danh gọi tới đe dọa tính mạng, những tin nhắn nặc danh chửi bới anh thô tục. Có kẻ còn khốn nạn hơn, xưng tên Trịnh Lê Hoài Nam (Trần Hải Yến) mang cả cha đẻ của anh Phước là cụ Nguyễn Hoàng, một lão thành cách mạng, ra chửi rủa trên mạng rất bỉ ổi.

Ngay từ việc làm đầu tiên, sáng kiến của anh vào năm 2015, ngày kỷ niệm Gạc Ma đẫm máu, cho bán đấu giá bức tranh sơn dầu “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” của họa sĩ Bùi Lệ Trang, để dành tiền tri ân tới 64 gia đình các liệt sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo Gạc Ma.

Tất nhiên tôi không thể không nói tới những người đi bên anh trong công việc ý nghĩa lớn lao này là nhiều cá nhân, tập thể, tổ chức, các tướng lĩnh tâm huyết khác như tướng chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, người có mặt ở đảo Trường Sa ngày ấy. Tướng Lê Mã Lương, người có mặt trên tuyến đầu phía Bắc đánh bọn giặc cướp Trung Quốc năm 1979, anh cũng là chủ biên cuốn sách “Gạc Ma – vòng tròn bất tử”.

Tư lệnh Hứa Thế Hữu thăm động viên binh lính Trung Quốc trước khi đánh Việt Nam tháng 2/1979. Photo Courtesy

Đọc các bài viết của tay tướng Hoàng Kiền, hiện là giám đốc tại gia, sở hữu một bảo tàng tư nhân, hay còn gọi là biệt phủ vài trăm mẫu đất của vợ chồng hắn trị giá triệu đô la ở Nam Định thì mới hay chính kẻ đốn mạt đê tiện này đã kích động, lôi bè kéo cánh, gây nên bao rắc rối, cản trở, phiền toái cho việc in ấn cuốn sách do tướng Lương chủ biên.

Trên báo Tuổi Trẻ ngày 24/4/2019, tác giả Thiên Điểu đăng lại lời Kiền, tụng ca về sự liêm khiết của ông tướng cạo mủ Lê Đức Anh như sau: “Ngày 30/4 của tướng Lê Đức Anh” … tướng Lê Đức Anh sống giản dị trong căn hộ công vụ đơn sơ số 5A Hoàng Diệu giữa Hà Nội… Cũng có thể đây là lời Kiền sỉ nhục, khen đểu, xỏ lá, bịa đặt, nâng bi, nịnh thối tướng Anh sau khi ông Anh đứt thở. Ngay sau đó, ông Anh đã bị nhiều người lật tẩy, như nhà báo Huy Đức bóc mẽ Kiền, cho đăng lại ảnh Lê Đức Anh trong cuốn hồi ký của ông tướng này ngồi với bà vợ hai, con đàn cháu đống, có nhiều nhà cho con cháu, cùng căn biệt thự rộng lớn của vợ chồng ông ta năm 2008 tại số 240 đường Pasteur, thành Hồ.

Chỉ một dẫn chứng trên để mọi người đánh giá, thiếu tướng quân đội Kiền là tên Lý Thông lưu manh cỡ nào, phải lọc lừa ra sao mới có nhà cửa triệu đô như hắn đang có, trong khi hiện tình đất nước người dân sống khốn khổ, khốn nạn ra sao. Đến tay trung tướng công an Phan Văn Vĩnh khi đứng trước vành móng ngựa khai với tòa, hắn lĩnh mức lương 20 triệu đồng một tháng, còn phải làm thêm nghề bảo kê đường dây đánh bạc xuyên quốc gia. Hay như tay trung tướng công an cạo giấy Hữu Ước phải ăn cả tiền “Dự án xây dựng chung cư cho cán bộ, chiến sĩ báo Công an Nhân dân“, khi họ đóng tiền mua nhà cả chục năm trước, đến nay vẫn chưa được cấp căn hộ nào, để Ước có tiền xây biệt phủ tâm linh “chốn lưu ẩn”, rộng hàng ngàn ha đất ở Sóc Sơn, mà luật sư Trần Đình Triển đã tố giác nhiều lần trên mạng. Thử hỏi, tiền lương thiếu tướng Kiền ở đâu ra, nếu không phải là cướp từ mồ hôi xương máu của các anh em binh lính, của dân lành, nên những điều Kiền nói, liệu có còn ai tin và nghe nữa.

Đô đốc Lưu Hoa Thanh, kẻ lên kế hoạch xâm chiếm 6 bãi đá thuộc chủ quyền Việt Nam năm 1988. Photo Courtesy

Cựu chiến binh Phạm Đình Trọng, là người từng có mặt ở Trường Sa khi xưa đã có bài “Lệnh trói tay người lính“, đăng trên Tiếng Dân ngày 24/7/2018, đã đập vào mặt Kiền, vào mặt Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh. Theo ông Trọng thì, lệnh không nổ súng hay không nổ súng (trước) cũng đều trói tay người lính cả. Như vậy, chữ (trước) chỉ là từ bọn chúng bịa ra, chẳng phải lỗi gì ghê gớm để chúng lấy cớ tạm dừng in cuốn “Gạc Ma – vòng tròn bất tử”.

Cũng chính tay Kiền này đã lôi kéo một số tướng vô danh khác như Võ Tiến Trung, Nguyễn Thanh Tuấn, Khuất Biên Hòa… vào hùa theo y để dẫn đến việc tạm ngừng, tiến tới Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các địa phương thu hồi sách Gạc Ma đã phát hành. Điên cuồng nhất là gã Nguyễn Thanh Tuấn, viết bài đăng trên trang Văn Nghệ của Thành Hồ: “Quyết liệt đề nghị thu hồi và tiêu hủy cuốn “Gạc Ma – vòng tròn bất tử“.

Chúng ta còn nhớ, những năm trước đây Tuấn từng phỉ báng nhố nhăng về Bộ sách lịch sử do Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng soạn với Phan Huy Lê làm Tổng chủ biên, ý còn bêu Giáo sư Lê nhiễm phản động từ người anh theo “ngụy quyền” Việt Nam Cộng hòa là cựu thủ tướng Phan Huy Quát. Không biết trình độ Tuấn cỡ nào, chắc gì hắn đã đọc hay chỉ nghe phong thanh bộ sử. Nguyễn Văn Phước đã đập lại Tuấn: “Nhóm biên soạn Gạc Ma – vòng tròn bất tử phản đối sự quy chụp chính trị” trên Tiếng Dân ngày 23/8/2018.

Còn tên Võ Tiến Trung thì hùa vào chửi tướng Lê Mã Lương, rằng: “Lê Mã Lương đã chết. Chỉ còn một con mắt sống ở chiến trường”, nghe giống giọng điệu của một tay lái trâu, buôn bò đường dài, chứ tướng tá gì loại Võ Tiến Trung. Với tên đại tá Khuất Biên Hòa ta không chấp vì thời chiến tranh với Mỹ lúc đó hắn chỉ vào loại chíp hôi. Thuở nhỏ tôi nhác học nhưng thường lọ mọ đây đó nên thấu nhiều chuyện mà có hỏi tôi biết tên những tay tướng này không thì tôi chịu, huống hồ các bạn tôi hoặc cùng lứa tuổi tôi. Nhưng nếu hỏi Lê Mã Lương là ai, thì chúng bạn giở ngay cuốn thơ “Máu và hoa” năm 1972 của nhà thơ Tố Hữu trang đầu, bài đầu: Xin gửi Miền Nam, thế này:

Vui biết bao bài ca năm tấn
Ấm rừng hoang ánh lửa công trường
Tuổi thanh xuân hát bài ca ra trận
Mỗi chàng trai, một Lê Mã Lương.
Lê Mạnh Hà, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân, kiêm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành Hồ có viết bài: “Trường Sa 1988: “Không nổ súng trước nhưng phải nổ súng“. Hà đã bị khiển trách, kỷ luật trong vụ bê bối tai tiếng Mobifone. Hà là con trai bà vợ hai của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh, mà ai cũng biết ông Anh thời Tây là thợ cạo mủ, thời ta là Bộ trưởng Quốc phòng, thời cuối đời đóng vai “Lã Bất Vi” trong cuộc đi đêm với đại sứ cáo già Tầu cộng Trương Đức Duy tại Bộ Quốc phòng, bắc cầu nối đến Hội nghị Thành Đô nhục nhã ở Trung Cộng năm 1990, để sau đó lên làm Chủ tịch nước khi Anh đã vào tuổi 72.

Còn Nguyễn Duy Cống, tức Đỗ Mười, thay Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng bí thư ở tuổi 74 để Linh rút về làm cố vấn. Ông Mười nhìn tướng võ biền thế thôi mà yêu văn chương ra phết, rất lấy làm tâm đắc khi nghe tên gian tặc Giang Trạch Dân trong Hội nghị phỉnh nịnh mấy ông già nước Việt bằng một câu thơ cổ:

“Độ tận kiếp ba huynh đệ tại
Tương kiến nhất tiếu mấn oan cừu”.

Mười cứ đòi đại sứ Duy dịch nghe cho sát nghĩa: từ hôm nay
(Qua hết sóng gió anh em vẫn còn đó /
Gặp nhau cười một cái là quên oán thù).

Bác Đồng lòa vẫn cố thủ làm cố vấn cho chính phủ. Nên nhớ, khi sang Trung Cộng họp Hội nghị Thành Đô năm 1990, tuổi của ba ông đã rất cao, ông Đồng 84 tuổi, ông Linh 75 tuổi, còn ông Mười 73 tuổi. Ba ông này không biết thay mặt cho ai, đi chui đi lủi vì dân không biết, dắt nhau đến Hội nghị Thành Đô – Trung Quốc khi cả ba đều trên tuổi “thất thập cổ lai hy”. Tuổi đó còn bao nhiêu phần trăm sự minh mẫn, bao nhiêu phần trăm sáng suốt, thông thái khôn ngoan?

Phía Trung Quốc hội đàm với các ông bên ĐCS Việt Nam, thế hệ họ trẻ hơn nhiều. Tổng bí thư Giang Trạch Dân khi đó 64 tuổi. Thủ tướng Lý Bằng 62 tuổi.

Theo hồi ký của đại sứ Trương Đức Duy, nói tiếng Việt như người Việt về ao ước cuối đời của Đồng. Đồng mong muốn được gặp Đặng Tiểu Bình ở Hội nghị để giãi bày nỗi lòng về chuyện bất đồng giữa hai nước. Dù Đặng đã hứa nhưng rốt cuộc Đặng tránh không cho ai gặp, nên khi về, Đồng than: Chúng ta đã bị nó lừa. Câu này bao hàm nhiều nghĩa.

Đúng ra chuyện hệ trọng quốc gia phải có mặt bộ trưởng Bộ Ngoại giao đi theo nhưng Nguyễn Cơ Thạch bị ngồi nhà, sau đó chưa đầy một năm dịp đại hội VII tháng 6/1991, chúng đã loại Thạch (Phạm Văn Cương) cha đẻ đương kim Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, không để ông giữ chức vụ nào của đảng, nhà nước. Đúng mong muốn ý nguyện của Tầu cộng.

Ông cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng là kẻ từng trả lời công hàm năm 1958 của Trung Cộng về chủ quyền biển Đông cho cựu thủ tướng Chu Ân Lai. Công hàm này đã để lại di hại nhức nhối đớn đau muôn đời cho nhân dân nước Việt. Giám đốc Trung tâm Văn hóa Minh triết, cụ Nguyễn Khắc Mai khẳng định: Đây là một Công hàm bán nước, phản động. Như vậy là đời ông Đồng có tới hai lần dại dột.

Chính Lê Mạnh Hà phịa thêm từ “trước” trong lệnh “Không được nổ súng” mà cựu chiến binh Phan Trí Đỉnh đã lấy dẫn chứng từ cuốn: “Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955 – 2015)“, đừng đổ thừa các chiến sĩ Gạc Ma hay chiến binh Nguyễn Văn Lanh sống sót trở về nói thêm có chữ “trước”, phải tội. Nếu đọc kỹ thì mới thấy bài của Lê Mạnh Hà rất phản động, Hà viết: …”Từ năm 1987, Việt Nam kiểm soát thêm 14 đảo, Trung Quốc đóng giữ 7 đảo“… Xin nói cho rõ chỗ này, các đảo lớn và nhỏ đã nằm trong quần đảo Trường Sa thì đều của Việt Nam, thuộc về Việt Nam, sử sách xưa của ta ghi lại rất rõ ràng.

Ở đây Hà muốn nói các đảo nằm ngoài xa biển Đông đó nếu như ai nhanh chân trước thì được, Việt Nam giữ tới 14 đảo còn Trung Quốc chỉ đóng giữ có 7 đảo mà thôi, các nước châu Á cạnh ta được ít hơn hoặc không được đảo nào, nghĩa là Việt Nam giỏi hơn nên lấy được nhiều đảo hơn Trung Quốc và các nước kia. Trong bài Hà đã hai lần nhấn mạnh: “Xin nhắc lại, nổ súng lúc nào do người chỉ huy tại chỗ quyết định, không phải cấp cao hơn, càng không phải lãnh đạo Bộ Quốc phòng“. Hà biện hộ cho tội lỗi của cha mình như vậy đấy chứ đừng nói tôi bịa nhé.

Mọi người đều biết đây không phải chuyện đơn thuần nổ súng tranh chấp giữa ta và địch ở cấp đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn, mà đây là sự đụng độ cao hơn thế nhiều, vì nó đã lên tới cấp Ngoại giao. Ngay cả cấp Ngoại giao hôm nay của ta vẫn cứ sợ Tầu cộng như sợ cọp, ngày này qua ngày khác, ngày khác qua ngày khác nữa, cứ lải nhải điệp khúc một quan ngại, hai quan ngại, tránh né khi nói, chỉ dùng tới từ “tàu lạ”, “tàu nước ngoài” đánh đập, cắt cáp, đâm chìm bắn chết ngư dân, chứ không dám nói thẳng là tàu Trung Quốc. Kẻ nào nghĩ ra mưu hèn kế bẩn phát một triệu lá cờ cho ngư dân miền Trung bám biển để khẳng định chủ quyền biển Đông của mình, thì đúng là tận cùng của sự hèn mạt đê tiện.

Cộng sản Việt Nam, chúng có thể tàn bạo xả súng giết chết người phụ nữ nhân hậu 47 tuổi Nguyễn Thị Năm, từng cưu mang chúng trong kháng chiến chống Pháp 1953. Chúng có thể nhẫn tâm đem một trung đoàn lính chiến trang bị súng ống, xe cơ động, bọc thép, pháo đạn, bất ngờ trong đêm đi đàn áp mấy dân lành, những người già, phụ nữ, đang trong giấc ngủ ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức – Hà Nội, chúng có thể hoang thú man rợ, dí súng bắn vỡ tim rồi phanh thây đồng chí, đồng đảng của chúng, đảng viên lão làng 84 tuổi Lê Đình Kình đầu năm 2020 này, nhưng chúng rất sợ nghe nói tới những từ Biển Đông, Giàn khoan Trung Quốc, Bãi tư chính, Gạc Ma…

Nếu không sợ thì việc người dân Hà Nội đến tượng đài Lý Thái Tổ thắp hương, đặt hoa, tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma vào ngày 14 tháng 3 hàng năm sao lại bắt bớ, đá vòng hoa, đạp lư hương, đưa về đồn, đánh đập họ dã man hơn kẻ thù. Nếu không sợ tại sao chỉ sau chưa đầy hai tháng mất Gạc Ma trong buổi dự lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/1988) ở đảo Trường Sa lớn, với sự có măt Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh cùng với: “Lời thề Trường Sa” của ông ta hoàn toàn không hề đả động gì đến việc mất biển đảo Gạc Ma, mà chỉ xoay quanh vấn đề biết ơn, chịu ơn, nhớ ơn đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đánh ta vỡ mặt!

Nếu không sợ thì vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 bị bọn Trung Quốc cướp mất đảo, sao Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội câm miệng, không dám thông báo với nhân dân, đồng bào cả nước biết? Chúng lấy cớ dành ngày đó làm tang cho ông chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng ầm ĩ để che giấu nỗi nhục mất Gạc Ma. Làm tang xong chúng cũng im luôn!

Dành tang lễ cho tay Thủ tướng Phạm Hùng đúng ngày Gạc Ma rơi vào tay Trung Quốc. Ảnh chụp báo Nhân Dân

***

Tôi đã xem clip phỏng vấn tay đại tá Khuất Biên Hòa, thư ký cho tướng Anh. Trả lời phóng viên nhân sự kiện biên giới phía Bắc sau 40 năm xảy ra đụng độ 1979, ông ta nói: “Trung Quốc thông đồng với Mỹ xâm lược Việt Nam để đổi lấy 1 tỷ đô la“. Qua đó, có thể thấy hết sự hèn hạ dối trá của bọn này. Hòa phân bua lời trăn trối lại của Lê Đức Anh, trao quyền cho Hoà được phép công bố với quốc dân đồng bào “bí mật quốc gia” tư liệu mật.

Chẳng ai muốn nghe và tin điều Hoà nói vì người ta cần nghe tiếng nói của ông Bộ trưởng Quốc phòng ngay khi đó, lúc mất đảo Gạc Ma ông còn cầm quân, còn quyền, còn chức, chứ không phải 40 năm sau đó khi ông ta tắt thở, thôi sống mới nhờ kẻ tôi mọi nói lại.

Cũng có kẻ bao biện cho Lê Đức Anh, nói tướng Lê Mã Lương láo, chứ không có chuyện ông Ngọai trưởng Nguyễn Cơ Thạch đập bàn quát: Ai ra lệnh không nổ súng như tướng Lương nói. Ngày 30/7/2018 vẫn FB của cựu chiến binh Phan Trí Đỉnh có bài “Vụ mất Gạc Ma: Tôi biết người ra lệnh ‘không bắn’.” Ông Đỉnh cũng đã dẫn chứng lời người trong cuộc là ông Lê Đăng Doanh, từng giúp việc cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, ngày đó có mặt trong cuộc họp nội bộ của ta chứng kiến.

Ông Đỉnh rất lấy làm tức giận: Vì sao lại có kẻ vùi dập cuốn sách, có phải đó là những kẻ muốn che giấu tội ác của quân Trung Quốc xâm lược, đồng lõa với quân Trung Quốc trong việc tàn sát những người lính hải quân của chúng ta, cướp đảo của chúng ta.

Trong cuốn “Thiên thu định luận” của nhà sử học Hoàng Nhật Tân, có kể ông Nguyễn Cơ Thạch từng vung tay đập bàn quát thứ trưởng Ngoại giao Từ Đôn Tín của Tầu Cộng im mồm, khi Tín đến gặp ông Thạch chỉ để nói về vấn đề Campuchia. Ông Thạch tính nóng nhưng thẳng thắn, ông dám quát vào mặt Tín như vậy thì việc ông đập bàn quát kẻ nào hèn hạ ra lệnh không nổ súng ở Gạc Ma cũng chẳng có gì lạ. Trung Cộng bẽ mặt tìm cách diệt ông từ buổi đó.

Tôi kể thêm, ngày bác Hồ Sĩ Bằng (1926 – 2014) còn sống. Bác từng giữ cương vị Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Đến thăm bác ở Ô Chợ Dừa, phố Hào Nam, tôi thấy cuốn “Đường thời đại” của nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật, để không ngay ngắn trên hộp cạc tông mà dưới hộp cạc tông đó có nhiều tư liệu quý, tôi biết vì tôi là con cháu trong nhà. Thấy tôi nhìn chằm chằm cuốn sách, bác Bằng hỏi:

– Cậu đã đọc cuốn đó của Đặng Đình Loan chưa?

– Dạ, chưa ạ. Tôi trả lời.

– Thằng Loan mất dạy, bác Bằng nói.

– Sao mất dạy hả bác?

– Cuốn này hắn muốn nói tới công lao tay Lê Đức Anh, nhằm hạ bệ ông Võ Nguyên Giáp. Loan đã có lần cầm giấy giới thiệu của Lê Đức Anh vào Đảng ủy Thừa Thiên – Huế nói chuyện bôi xấu tướng Giáp mà.

– Ông tướng Anh có hai vợ phải không bác? Tôi hỏi

– Ông nào trong Bộ Chính trị mà không hai vợ, cậu hỏi lạ chưa. Thế trong dân ta mới có câu cho các ông Bộ Chính trị: “Vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả” cậu đối được không?

Tôi cười cười nói: Nếu bác cho phép cháu nói thật, cháu mới dám đối.

– Cậu cứ nói.

– Này nhé bác, thằng Tầu mấy ông nhà mình tự coi nó như thằng anh cả, vậy mình là thằng em hai, biết thằng anh đểu mà thằng em vẫn cố chơi thì thằng em cũng đểu như thằng anh.

– Rồi sao nữa? Nói.

– Vậy cháu đối thế này: “Thằng cả, thằng hai, cả hai đểu như thằng cả”.

Bác Bằng cười hì hì hì mắng: Cậu này láo, nhưng nghe cũng… hì hì hì cười.

Tôi tìm đọc nhiều, chắc chắn “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” là cuốn sách đầu tiên trong kho tàng sách nước Việt có số phận gian truân, khốn khổ khốn nạn nhất ghi lại sự thật trận thảm sát Gạc Ma vào tay bọn cộng sản Trung Quốc trong lịch sử của Việt Nam mà nó phải được thẩm định với một hội đồng thẩm định cấp nhà nước. Cuốn sách được thực hiện với gần 70 người gồm các sĩ quan tướng lĩnh trong quân đội, các nhà nghiên cứu sử học, các nhà báo, các cựu chiến binh sống sót từ Gạc Ma trở về…

Sách trải qua hàng trăm lần chỉnh sửa, gần năm mươi lần biên tập, đi qua mười bốn nhà xuất bản, nằm chờ tới bốn năm để xin được cấp giấy phép. Trong tháng 7 năm 1988, in lần đầu 10 ngàn cuốn, bán hết trong một tuần. In tiếp 20 ngàn cuốn, cũng bán hết ngay tháng sau.

Trong số tiền sách bán thu về, First New không quên nghĩa cử cao đẹp, trích ra chia tới tay 64 gia đình các tử sĩ giữ đảo Gạc Ma. Ngay sau đó cuốn sách “có vấn đề” chỉ vì một chữ “trước” nên phải in lại thêm tờ đính chính vì lệnh: “Không được nổ súng” phải là “Không được nổ súng trước”. Khi nhà sách của anh Nguyễn Văn Phước thực hiện đính chính xong chữ “trước” như yêu cầu của bọn chúng thì sách Gạc Ma hết in luôn.

Vậy bọn chúng là ai? Ai ra lệnh thu hồi chứ không phải tạm ngừng như thông báo đợi qua cúng tế ông tướng Anh chột 49 ngày rồi 100 ngày rồi… rồi sao nữa? Đây không phải là bọn tướng mà chúng là bọn phản động việt gian bán đứng đất nước này cho bọn Tàu cộng.

Nhà văn Phạm Viết Đào có lời bình: “Theo tôi, chắc là vì nhóm lợi ích nào đấy nó bị đụng chạm thì nó đòi thu hồi cuốn sách chứ chẳng có gì vi phạm cả. Nhưng mà nó đụng chạm đến một thế lực nào đấy, sách vướng có một chữ thôi, chữ ấy chẳng có gì nặng nề cả“.

Còn nhà báo Lê Thanh Phong đã gắng tìm tư liệu Gạc Ma cho giám đốc Nguyễn Văn Phước, nói thật lòng mình: “Em tìm cho anh vì anh yêu cầu chứ em thách anh xin được cấp giấy phép đó. Anh sao rành chính trị bằng những thằng chuyên lăn lộn viết nội chính hàng chục năm như em! Anh quá ngây thơ“.

Trong buổi “Tọa Đàm Khoa Học – Vùng biển bãi Tư chính và luật pháp Quốc tế” tại Hà Nội, ngày 6/10/2019, Tướng Lê Mã Lương tham dự, có nhắc lại lời của một người ngoại quốc khi anh họp bên Campuchia, hôm đó có mặt người Mỹ và người Trung Quốc, rằng: “Chúng tao, chúng tao chỉ sợ nhân dân Việt Nam thôi, sợ nhất nhân dân Việt Nam còn chẳng sợ đứa nào hết. Một khi mà nhân dân Việt Nam đoàn kết trên dưới một lòng thì cuốn phăng hết, không có thế lực đế quốc kẻ thù nào có thể chống đỡ nổi“.

Đúng, khi nhân dân Việt Nam chúng tao đoàn kết thì giặc ngoại xâm, Tàu cộng hay Tàu lạ hãy liệu hồn. Giặc nội loạn hay gian tặc hãy liệu xác. Đất nước tao đã định ở sách trời: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Đất nước tao có Lê Lai chết thay cho Lê Lợi. Có Nguyễn Trãi cùng quân sĩ hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. Có Hưng Đạo Đại Vương đánh giặc phương Bắc “Đêm quên ăn, ngày quên ngủ, ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa”. Có Hội Nghị Diên Hồng nên hòa hay nên đánh, vua tôi một lòng đồng cam cộng khổ. Có Lý Công Uẩn thời trai trẻ “Canh khuya không dám dang chân duỗi / Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng“.

Đất nước tao còn có tôi trung vua sáng như thế thì làm sao có thể mất được. Chúng mày những kẻ nội gian bán nước đừng có mà mơ, nằm đấy mà chờ. Đất nước tao không có chỗ ngồi cho những thằng vua hèn hạ. Không có chỗ đứng cho những thằng tướng nhát gan. Không có chỗ dung thân cho những thằng quan tham tàn phá hoại.

Anh Nguyễn Văn Phước và nhóm làm sách “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” cứ tin đi. Trời cao có mắt, đất Việt linh thiêng. Kẻ nào chống lại cuốn sách Trời sẽ vặt cổ, đứa nào cấm in Gạc Ma, Đất sẽ hóa chúng thành ma.

Một ngày không xa, sách của các anh được in tràn ngập trong sự đón nhận tràn đầy lòng mến yêu mong đợi của nhân dân Việt Nam. Bởi những người con hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc bao đời khổ đau này đều từ nhân dân mà ra. Vậy các anh làm sách viết về họ, ghi nhớ công lao họ thì đáp lại họ sẽ phù hộ cho các anh. Nhân dân không quên ân nghĩa và trân trọng ghi nhớ tấm lòng của các anh hơn bao giờ hết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét