Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Vì sao Philippines dân chủ mà vẫn chưa giàu?

Vì sao Philippines dân chủ mà vẫn chưa giàu?
fb Dương Quốc Chính - 7-12-2019 - Tương tự Ấn Độ, Philippines (Phi) là trường hợp hay được anh em DLV dùng làm dẫn chứng để phỉ báng nền dân chủ. Ý là dân chủ nhé, mà có giàu đếch đâu. Mấy ngày này, anh em đem những bức ảnh về cơ sở hạ tầng tồi tàn của môn bóng đá nam, phòng họp báo ra để dè bỉu, ý là còn thua xa VN!
Vợ chồng nhà độc tài Ferdinand Marcos.
Vậy có thể lý giải thế nào về nền dân chủ ở Phi?
Phi là một quốc gia khá đặc biệt, có đặc điểm giống với Ấn Độ, đó là trước khi thành thuộc địa thì lãnh thổ này bao gồm các tiểu quốc ở các hòn đảo. Nó chỉ thực sự thành một thể thống nhất từ khi Tây Ban Nha chiếm làm thuộc địa từ thế kỷ 16. Đây là một lý do dẫn đến sự bất ổn, hỗn loạn, tồn tại đến ngày nay.

Đặc điểm thứ 2 của Phi lại giống với Nam Mỹ (mà mình cũng có stt khác để phân tích tại sao họ cũng dân chủ mà chưa giàu). Đó là quá khứ 300 năm thuộc địa của TBN. Đặc điểm chung của các nước thuộc địa của TBN và Bồ Đào Nha thì không giàu (trừ Macau là lãnh thổ đặc biệt, chỉ có sòng bạc). Đó là do 2 mẫu quốc này có cách cai trị thiếu dân chủ, ít khai hóa và bóc lột nhiều. Dẫn đến thuộc địa ít học hỏi được từ mẫu quốc.

Kể từ năm 1898, TBN bán lại Phi cho Mỹ với giá 20 triệu đôla. Phi trở thành thuộc địa của Mỹ cho đến khi bị Nhật chiếm. Thời gian hơn 40 năm đó không đủ để xóa đi vết hằn 300 năm thuộc địa TBN. Tuy nhiên người Mỹ cũng kịp đặt dấu ấn cho Phi, biến Phi thành một nhà nước dân chủ quá sớm so với dân trí của họ, vào ngày 4/7/1946.

Kể từ đó đến năm 1965, Phi trải qua vài chính phủ cộng hòa, dân chủ, nhưng không có dấu ấn gì đáng kể ngoài việc ký hiệp ước tương trợ quốc phòng với Mỹ, đến nay vẫn còn hiệu lực.

Nhưng lý do chính khiến Phi chưa thể phát triển là do họ đã phải chịu sự lãnh đạo hơn 20 năm của nhà độc tài Ferdinand Marcos. Marcos là một luật sư có nòi chính trị và quyền thế, ông lên làm TT Phi một cách hoàn toàn dân chủ, nhưng để duy trì quyền lực, ông đã độc tài hóa đất nước này, thậm chí đã từng giải tán quốc hội và thiết quân luật.

Marcos và vợ, một cựu hoa hậu, được bơm thổi như lãnh tụ với hình ảnh đẹp đẽ, với cuộc sống xa hoa, đại diện cho giới tinh hoa. Theo tổ chức Minh bạch quốc tế, Marcos là nhà cai trị vơ vét thành công thứ hai trong lịch sử, cướp khoảng 5-10 tỷ đô-la Mỹ trong hai thập niên ở dinh tổng thống. Ông ta là kẻ hủy diệt nền kinh tế Philippines trong suốt 21 năm cầm quyền và để lại một nền tảng tồi tệ cho Phi.

Marcos cùng nắm quyền vào năm 1965 giống Park Chung Hee, cũng khá tương đồng với Nguyễn Văn Thiệu về thời điểm. Cơ hội để Marcos có thể tham nhũng được rất nhiều tiền cũng khá giống với VNCH, đó chính là từ viện trợ Mỹ rất nhiều.

Trong chiến tranh VN, Phi là một hậu phương lớn của Mỹ, do Mỹ đóng quân tại căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic, là thành viên khối SEATO đối đầu với VNDCCH. Vì 2 căn cứ nói trên đặc biệt quan trọng đối với Mỹ, là nơi xuất phát của không quân và hải quân để tấn công VN. Chính vì vậy, Mỹ buộc phải ủng hộ Marcos, cho dù ông ta có độc tài, thậm chí còn có những khoản tiền “đút lót” riêng cho Marcos để có được sự ủng hộ. Đây là điểm khá tương đồng với đệ nhị VNCH về vấn đề tham nhũng.

Trong stt phân tích về nền kinh tế VNCH mình đã viết, chính việc viện trợ quá nhiều của Mỹ đã làm “sinh hư” đồng minh, gián tiếp tạo ra tham nhũng (kiểu chuột sa chĩnh gạo).

Marcos là một hình ảnh đối lập với Park Chung Hee. Ông Park là một độc tài tốt, do không vun vén cá nhân, với bàn tay sắt, ông tạo nên một nền tảng phát triển cho kinh tế Hàn quốc. Còn Marcos, ông tạo một nền tảng tồi tệ cho Phi, biến Phi là một nước từng được coi là phát triển thứ nhì Đông Á kể từ sau thế chiến, chỉ sau Nhật, phần lớn là do viện trợ Mỹ, thành một nước chậm phát triển. Philippines thành một nhà nước mục ruỗng và phân quyền trầm trọng liên tục bị bóc lột bởi một nhóm đầu sỏ bá quyền vốn có duy trì các liên kết cơ chế bảo trợ với nhiều nhóm xã hội khác.

Có lẽ Mỹ đã sai lầm khi trao trả nền dân chủ cho Phi quá sớm, dẫn đến Phi biến thành một nền DC giả cầy, bản chất là độc tài cá nhân. Thực ra Phi mới chỉ tái lập được nền dân chủ kể từ năm 1986, khi TT Marcos bị lật đổ và họ mới bắt đầu có tự do kinh tế từ năm 1990, khá tương đồng về thời điểm với VN. Kể từ đó, tốc độ tăng trưởng của Phi tăng rất cao, lên tới 7,1% năm 2007. Hiện nay, kinh tế Phi phụ thuộc nhiều vào kiều hối do xuất khẩu lao động. Phi là đối thủ chính và trên cơ của VN về lĩnh vực này, do họ có lợi thế về tính chuyên nghiệp và khả năng Anh ngữ.

Tóm lại, Phi mới thực sự có dân chủ kể từ năm 86, với một nền tảng kinh tế yếu kém và chính trị hỗn loạn, phân quyền, kế thừa từ thời Marcos. Chính vì vậy nên họ mới chưa giàu. Nhưng GDP bình quân đầu người của họ vẫn cao hơn VN. Năm 2018, Phi xếp hạng 127 với 3104 USD, trong khi VN thứ 131 với 2551 USD (theo IMF).

Còn về bóng đá, môn này không phải là môn thể thao được ưa chuộng nhất ở Phi, họ mê bóng rổ, boxing (kiểu Mỹ), nên bóng đá chỉ là con ghẻ, không được đầu tư. Thế nên bò đỏ chê bóng đá của họ cũng bằng thừa!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét