Trẻ em và sự vô trách nhiệm của chính quyền
NAS DAILY VS KU BÚA - Việc thiết lập cơ chế an sinh xã hội và cơ sở giáo dục thuộc về chính quyền. Cá nhân chỉ có thể phụ hoặc góp sức phần nào chứ không thể thay mặt làm hộ hoàn toàn. Dù rất cảm mến những tấm lòng tốt nhưng chúng ta phải tự hỏi rằng trách nhiệm của những người đang nhận tiền thuế của dân đang làm gì và ở đâu để trẻ em nước này phải lang thang, không nhà cửa và không tương lai. Nhìn những cá nhân hy sinh tuổi đời của mình vì những đứa trẻ khác, tôi thấy được lòng tốt của người đối với người. Nhưng to lớn hơn, tôi thấy sự vô tâm của chính quyền và thối nát của xã hội khi đã cướp đi tuổi trẻ của những đứa bé vô tội. “Em là mầm non,” “Ngày quốc tế thiếu nhi” hay “Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.” Những khẩu hiệu tôn vinh trẻ em kia có nghĩa lý gì?
Nếu muốn thấy tương lai của một quốc gia sẽ ra sao thì hãy nhìn vào những trẻ em hiện tại ở nơi đó. Vì sau này khi lớn lên, họ sẽ là sự phản ánh của nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Khi tôi nhìn vào những đứa trẻ đang tồn tại ở đất nước này, tôi không thể hình dung ra một cuộc sống tốt đẹp vào ngày mai được, tôi cũng khó mà tưởng tượng được tương lai sẽ ra sao, vì tôi chỉ thấy một thế hệ lạc lõng.
Hiện tại có rất nhiều trẻ em lang thang trên các đường phố ở Việt Nam. Số lượng chính thức của chính phủ là tầm hai mươi hai ngàn, nhưng bạn không cần là một nhà nghiên cứu để thừa biết rằng con số đó quá ít. Không quá khó để bắt gặp những hình ảnh của trẻ em bị chăn dắt làm ăn xin hay bán vé số. Nếu đi dạo trên phố thì thế nào cũng chứng kiến những em bé ngủ trên vỉa hè.
Nó phổ biến đến mức người ta không còn coi đó là vấn đề nữa. Mỗi lần nhìn thấy, tôi và họ coi đó là chuyện bình thường. Một trẻ em lang thang là sự đau lòng, còn một vạn là con số, không cảm xúc và ý nghĩa nữa. Dù lương tâm có chút bứt rứt nhưng tất cả đều thầm nói trong đầu rằng: “Giúp một đứa thì cả ngàn đứa khác thì sao?” Sau đó chúng ta làm lơ, giả vờ không thấy và mọi chuyện lại đâu vào đấy.
Nhưng không phải ai cũng vô cảm. Trong clip mới của Nas Daily, nhà sư Minh Tâm đã tình nguyện nuôi 98 đứa trẻ mồ côi lang thang trên đường phố. Anh ta và vô số những cá nhân tốt bụng khác đang tự nguyện hy sinh tiền bạc, thời gian và công sức của mình đã thay mặt chúng ta bảo vệ những đứa trẻ không nhà cửa.
Họ là ai, cha mẹ họ ở đâu, từ đâu đến, vì sao lại mồ côi? Không ai có thể trả lời được. Nhưng trong mắt một người yêu trẻ em, bất cứ tâm hồn thơ nào cũng có quyền được lớn lên trong một mái ấm và được giáo dục để có tương lai cho chính mình.
Nhưng cũng như bao vấn đề khác vốn đang tồn tại không được để ý tới ở đất nước này, nỗ lực cá nhân của anh Minh Tâm và những người khác chỉ có thể giải quyết được phần cực nhỏ chứ không thể nào làm lâu dài và bền vững được.
Việc thiết lập cơ chế an sinh xã hội và cơ sở giáo dục thuộc về chính quyền. Cá nhân chỉ có thể phụ hoặc góp sức phần nào chứ không thể thay mặt làm hộ hoàn toàn.
Dù rất cảm mến những tấm lòng tốt nhưng chúng ta phải tự hỏi rằng trách nhiệm của những người đang nhận tiền thuế của dân đang làm gì và ở đâu để trẻ em nước này phải lang thang, không nhà cửa và không tương lai. Vì đâu và vì ai mà đường phố lại trở thành nhà của họ.
Nhìn những cá nhân hy sinh tuổi đời của mình vì những đứa trẻ khác, tôi thấy được lòng tốt của người đối với người. Nhưng to lớn hơn, tôi thấy sự vô tâm của chính quyền và thối nát của xã hội khi đã cướp đi tuổi trẻ của những đứa bé vô tội.
Những khẩu hiệu tôn vinh trẻ em kia có nghĩa lý gì? “Em là mầm non,” “Ngày quốc tế thiếu nhi” hay “Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.” Nếu đất nước bảo vệ họ thì tại sao đi đâu tôi cũng thấy lao động trẻ em. Từ bán vé số, ăn xin cho đến phụ quán. Ở tuổi đó, đáng lẽ họ phải được ăn học chứ không thể bán mình nuôi thân.
Nhìn những mầm non không tương lai đó, tôi chỉ thấy một đất nước tồi tàn vì nó không bảo vệ tất cả trẻ em như đã nói. Khi họ lớn lên, đi làm và đóng thuế - liệu nơi này có xứng đáng để hưởng những đóng góp của họ?
Nếu muốn xây dựng một quốc gia, thì hãy bắt đầu với trẻ em. Đừng hô hay trưng khẩu hiệu vô nghĩa nữa, hãy thực hiện chính sách. Muốn có những công dân yêu nước, thì trước tiên đất nước này phải là một nơi đáng sống với họ. Muốn họ trở thành những người có ích thì trước tiên hãy làm một nơi yêu thương và nuôi dưỡng họ.
Nếu không, Việt Nam sẽ không có tương lai hay hy vọng, vì đất nước đang giết chết những mầm non của mình. [06.12.2019]
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Hiện tại có rất nhiều trẻ em lang thang trên các đường phố ở Việt Nam. Số lượng chính thức của chính phủ là tầm hai mươi hai ngàn, nhưng bạn không cần là một nhà nghiên cứu để thừa biết rằng con số đó quá ít. Không quá khó để bắt gặp những hình ảnh của trẻ em bị chăn dắt làm ăn xin hay bán vé số. Nếu đi dạo trên phố thì thế nào cũng chứng kiến những em bé ngủ trên vỉa hè.
Nó phổ biến đến mức người ta không còn coi đó là vấn đề nữa. Mỗi lần nhìn thấy, tôi và họ coi đó là chuyện bình thường. Một trẻ em lang thang là sự đau lòng, còn một vạn là con số, không cảm xúc và ý nghĩa nữa. Dù lương tâm có chút bứt rứt nhưng tất cả đều thầm nói trong đầu rằng: “Giúp một đứa thì cả ngàn đứa khác thì sao?” Sau đó chúng ta làm lơ, giả vờ không thấy và mọi chuyện lại đâu vào đấy.
Nhưng không phải ai cũng vô cảm. Trong clip mới của Nas Daily, nhà sư Minh Tâm đã tình nguyện nuôi 98 đứa trẻ mồ côi lang thang trên đường phố. Anh ta và vô số những cá nhân tốt bụng khác đang tự nguyện hy sinh tiền bạc, thời gian và công sức của mình đã thay mặt chúng ta bảo vệ những đứa trẻ không nhà cửa.
Họ là ai, cha mẹ họ ở đâu, từ đâu đến, vì sao lại mồ côi? Không ai có thể trả lời được. Nhưng trong mắt một người yêu trẻ em, bất cứ tâm hồn thơ nào cũng có quyền được lớn lên trong một mái ấm và được giáo dục để có tương lai cho chính mình.
Nhưng cũng như bao vấn đề khác vốn đang tồn tại không được để ý tới ở đất nước này, nỗ lực cá nhân của anh Minh Tâm và những người khác chỉ có thể giải quyết được phần cực nhỏ chứ không thể nào làm lâu dài và bền vững được.
Việc thiết lập cơ chế an sinh xã hội và cơ sở giáo dục thuộc về chính quyền. Cá nhân chỉ có thể phụ hoặc góp sức phần nào chứ không thể thay mặt làm hộ hoàn toàn.
Dù rất cảm mến những tấm lòng tốt nhưng chúng ta phải tự hỏi rằng trách nhiệm của những người đang nhận tiền thuế của dân đang làm gì và ở đâu để trẻ em nước này phải lang thang, không nhà cửa và không tương lai. Vì đâu và vì ai mà đường phố lại trở thành nhà của họ.
Nhìn những cá nhân hy sinh tuổi đời của mình vì những đứa trẻ khác, tôi thấy được lòng tốt của người đối với người. Nhưng to lớn hơn, tôi thấy sự vô tâm của chính quyền và thối nát của xã hội khi đã cướp đi tuổi trẻ của những đứa bé vô tội.
Những khẩu hiệu tôn vinh trẻ em kia có nghĩa lý gì? “Em là mầm non,” “Ngày quốc tế thiếu nhi” hay “Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.” Nếu đất nước bảo vệ họ thì tại sao đi đâu tôi cũng thấy lao động trẻ em. Từ bán vé số, ăn xin cho đến phụ quán. Ở tuổi đó, đáng lẽ họ phải được ăn học chứ không thể bán mình nuôi thân.
Nhìn những mầm non không tương lai đó, tôi chỉ thấy một đất nước tồi tàn vì nó không bảo vệ tất cả trẻ em như đã nói. Khi họ lớn lên, đi làm và đóng thuế - liệu nơi này có xứng đáng để hưởng những đóng góp của họ?
Nếu muốn xây dựng một quốc gia, thì hãy bắt đầu với trẻ em. Đừng hô hay trưng khẩu hiệu vô nghĩa nữa, hãy thực hiện chính sách. Muốn có những công dân yêu nước, thì trước tiên đất nước này phải là một nơi đáng sống với họ. Muốn họ trở thành những người có ích thì trước tiên hãy làm một nơi yêu thương và nuôi dưỡng họ.
Nếu không, Việt Nam sẽ không có tương lai hay hy vọng, vì đất nước đang giết chết những mầm non của mình. [06.12.2019]
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét